Thường Xuyên Buồn Ngủ Dù Ngủ Đủ Giấc Nguyên Nhân Do Đâu?

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người hiện nay. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong một vài ngày thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu nó kéo dài trong nhiều tháng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một căn bệnh nào đó. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc nguyên nhân do đâu?

Theo tổ chức National Sleep Foundation (Mỹ) chuyên nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, một người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi cần ngủ khoảng 7 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Việc ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn mức cần thiết có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Rất nhiều người đã gặp phải tình trạng thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài không chỉ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm việc. Việc phát hiện sớm nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và có kế hoạch khắc phục hiệu quả.

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Vậy nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngủ đủ giấc vẫn buồn ngủ là gì? Các chuyên gia cho biết tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

Suy giảm chất lượng giấc ngủ

Ngay cả khi bạn ngủ đủ giờ nhưng khi thức dậy vẫn thấy mình không có một chút sức lực nào. Thực tế, chất lượng giấc ngủ của con người có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: 

  • Thời gian bạn đi ngủ: Một người đi ngủ lúc 21h và thức dậy lúc 5h sáng sẽ có thể trạng tốt hơn người ngủ từ 2h đêm và thức dậy lúc 9h sáng.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn: Bạn có thể bị đánh thức giữa đêm bởi các yếu tố ngoại cảnh như tiếng ồn, buồn đi vệ sinh,… điều này khiến bạn khó nối giấc trở lại và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
  • Gặp ác mộng: Ác mộng xảy ra trong chu kỳ ngủ REM, đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ. Cơn ác mộng có thể gây ra cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta thức giấc và kèm theo những cảm xúc lo lắng, sợ hãi…

Ít vận động

Ít vận động khiến cơ thể bị trì trệ, uể oải và luôn muốn được nghỉ ngơi. Ngoài ra, việc lười vận động còn khiến cho bạn có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn. Từ đó gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ và cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Chưa kể, việc duy trì lối sống tĩnh tại trong một thời gian dài còn làm tăng tỷ lệ mắc trầm cảm, rối loạn tâm thần, tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch,…

Căng thẳng lo âu quá mức

Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải ngay cả khi bạn ngủ nhiều. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và có xu hướng kéo dài thì bạn cần tìm cách để cải thiện tâm trạng, cố gắng đi ngủ sớm để có được giấc ngủ tốt hơn.

Ăn uống thiếu chất

Thiếu hụt dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất là nguyên nhân khiến bạn bị uể oải, mệt mỏi, thiếu sức lực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc. Dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng để bạn luôn tỉnh táo và khỏe mạnh. Vì vậy hãy bổ sung dinh dưỡng đa dạng để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày
Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày

Cơ thể bị thiếu nước

Cơ thể của chúng ta có 70% là nước. Vì vậy nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến bạn bị chóng mặt, mệt mỏi, cơn buồn ngủ cũng sẽ nhanh chóng ập tới. Vì vậy bạn cần bổ sung đủ 2 lít nước/ngày và uống ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.

Do bệnh lý

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, uể oải thì có thể là do bạn đang mắc phải một số căn bệnh như sau:

  • Thiếu máu.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Bệnh tự miễn.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Mệt mỏi mãn tính.
  • Nhiễm trùng.
  • Tiểu đường.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Bệnh tim.
  • Ung thư.
  • Vấn đề về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực,…

Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, không còn năng lượng và có xu hướng buồn ngủ hơn bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc điều trị rối loạn tâm thần,… có thể gây tác dụng phụ đó là buồn ngủ, ngủ gà và mệt mỏi.

Nếu tình trạng này khiến bạn thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày, hãy thảo luận với bác sĩ để xem liệu có thể đổi sang sử dụng một loại thuốc khác hay không.

Phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh

Phụ nữ mang thai và phụ nữ mãn kinh cũng gặp phải nhiều vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Đối với phụ nữ mang thai cơ thể dễ mệt mỏi hơn do bị ốm nghén, tiểu đêm và sự gia tăng kích thước của thai nhi. Điều này khiến bạn có xu hướng buồn ngủ. Trong khi đó phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ bị đổ mồ đêm, bốc hỏa,.. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi khiến cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị suy giảm chất lượng giấc ngủ
Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị suy giảm chất lượng giấc ngủ

Mắc chứng bệnh rối loạn trì hoãn giấc ngủ

Đây là một rối loạn nhịp sinh học của người bệnh dẫn đến việc khó ngủ, khó thức dậy vào buổi sáng hoặc dễ thức giấc vào nửa đêm. Điều này khiến cho bạn dễ bị buồn ngủ thường xuyên vào ban ngày, làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Lạm dụng chất kích thích

Chất kích thích như bia, rượu, ma túy, thuốc lắc hoặc đồ uống chứa caffeine sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và quá trình điều chỉnh giấc ngủ. Những chất này sẽ khiến dây thần kinh trong não bộ hoạt động nhiều hơn, giảm sự thư giãn và chuyển đổi giữa các giai đoạn giấc ngủ. Từ đó khiến cho bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc vẫn buồn ngủ có nguy hiểm không?

Nhiều người thường chủ quan về vấn đề giấc ngủ và cho rằng điều này không gây nguy hiểm. Thực tế, nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái dù đã ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:

  • Thiếu máu não

Theo các chuyên gia, thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và ngược lại, nếu như bạn thiếu ngủ hoặc suy giảm chất lượng giấc ngủ thì sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu lên não. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau nửa đầu, mệt mỏi, đau vai gáy, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…

  • Suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là căn bệnh nội tiết, xảy ra do chức năng của tuyến giáp bị thay đổi. Từ đó không sản sinh đủ hormone để cơ thể có thể thực hiện được quá trình trao đổi chất. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi dù đã ngủ nhiều vào ban đêm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy tuyến giáp.

  • Ngưng thở khi ngủ

Có khoảng 10% người trưởng thành bị ngưng thở khi ngủ do mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy tim, cao huyết áp, đột quỵ.

  • Trầm cảm

Ngủ dậy muộn, ngủ quá ít hoặc quá nhiều sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học hàng ngày của cơ thể, gây rối loạn nội tiết và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bệnh. Nếu bạn ngủ nhiều và có xu hướng ngủ ban ngày, thức ban đêm thì cơ thể sẽ luôn trong trạng thái không tỉnh táo, khó tập trung, dẫn đến căng thẳng, stress, trầm cảm.

  • Thừa cân béo phì

Ngủ quá nhiều sẽ khiến bạn không có nhiều thời gian để vận động, tiêu tốn ít năng lượng và khiến cơ thể ì ạch. Từ đó dẫn đến việc tích tụ chất béo, gây thừa cân béo phì. Một nghiên cứu tại Mỹ về giấc ngủ đã cho thấy, có tới 21% người ngủ nhiều hơn 9-10 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị tăng cân hơn so với những người chỉ ngủ 7-8 tiếng.

  • Tiểu đường

Sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ có thể kích thích lượng đường trong máu tăng cao. Theo nghiên cứu trên tạp chí Diabetologia của Châu Âu cho biết, có khoảng 15% phụ nữ ngủ từ 10-12 tiếng mỗi đêm đều có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những người phụ nữ chỉ ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.

Sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ có thể kích thích lượng đường trong máu tăng cao
Sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ có thể kích thích lượng đường trong máu tăng cao
  • Cơ thể mất nước

Giấc ngủ có ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình cân bằng lượng nước bên trong cơ thể. Theo cơ chế sinh học của cơ thể, khi chúng ta thức dậy vùng tuyến yên sẽ giải phóng một lượng lớn hormone vasopressin giúp cơ thể giữ nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và để cho thận hấp thu bớt nước. Vì vậy khi ngủ quá nhiều sẽ khiến quá trình tiết vasopressin bị rối loạn, khiến cơ thể người bệnh bị mất nước.

Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình và cải thiện tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Ngủ một cách khoa học

Để có được một giấc ngủ chất lượng, không mệt mỏi vào sáng hôm sau, bạn cần thực hiện hiện những điều sau:

  • Ngủ trưa ít hơn 30 phút, việc ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ vào buổi tối.
  • Không sử dụng chất kích thích như trà đặc, cà phê, thuốc lá vì chúng sẽ tạo cảm giác hưng phấn cho não bộ, khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ với các động tác như yoga, đi bộ,…
  • Không ăn uống bất cứ thứ gì sau 8 giờ tối, đặc biệt là đồ uống có đường, thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,…
  • Không dùng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ 1 giờ. Để dễ đi vào giấc ngủ hơn bạn hãy đọc sách hoặc nghe nhạc.
  • Giữ cho không gian ngủ được yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng vừa đủ, nhiệt độ phòng hợp lý.
  • Đi ngủ trong khoảng thời gian từ 21-23 giờ.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Người bệnh nên ăn đủ bữa, đúng bữa. Đồng thời không nên ăn quá no, chỉ cần nạp đủ theo nhu cầu của cơ thể. Trong đó một số nhóm dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ mà người bệnh cần tích cực bổ sung như: Vitamin A, C, D, E, nhóm B, sắt, canxi, photpho,…

Sử dụng trà thảo mộc

Trà thảo mộc không chỉ giúp bạn có được giấc ngủ ngon mà còn hỗ trợ cải thiện tinh thần, giúp bạn cảm thấy thoải mái, khoan khoái, không còn mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau. Một số loại trà thảo mộc người bệnh có thể sử dụng như: Trà hoa cúc, trà oải hương, trà lạc tiên, trà gừng, trà lá tía tô,…

Sử dụng trà thảo mộc giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn
Sử dụng trà thảo mộc giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn

Tập luyện thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp tăng quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu,… Từ đó giúp bạn cảm thấy dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức và hợp với sở thích của bạn như gym, yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Đặc biệt nên duy trì tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 buổi/tuần và để giúp cải thiện tình trạng thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc.

Giảm áp lực, căng thẳng

Nếu bạn thường xuyên gặp phải căng thẳng stress do công việc, tình yêu hoặc các vấn đề cuộc sống thì hãy giải tỏa tâm trạng bằng phương pháp như: Thiền định, vẽ tranh, trồng cây, nấu ăn, xem phim hoặc trò chuyện với bạn bè. Tuyệt đối không được mang theo cảm giác bực bội, mệt mỏi khi đi ngủ. Khi đó bạn sẽ khó có được một giấc ngủ ngon, thậm chí còn dễ gặp ác mộng hoặc thức giấc giữa đêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đi gặp bác sĩ nếu cơ thể có những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy buồn ngủ quá mức dù ban đêm đã ngủ đủ 7-9 tiếng. 
  • Buồn ngủ nhiều lần trong ngày.
  • Cảm thấy không tỉnh táo khi phải thức dậy đột ngột.
  • Tinh thần bị suy giảm, không có tâm trạng làm việc và không còn hứng thú với các hoạt động xã hội.

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc là một vấn đề phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó bạn nên điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt hàng ngày của mình. Đồng thời cần thường xuyên đi khám sức khỏe để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh. Từ đó bác sĩ có thể điều trị kịp thời và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Array
Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ? Top 21 Thực Phẩm Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ? Top 21 Thực Phẩm Bạn Nên Dùng

Ăn gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu khoa học đều cho biết,…
Uống Gì Để Có Giấc Ngủ Sâu Và Ngon Giấc Hơn?

Uống Gì Để Có Giấc Ngủ Sâu Và Ngon Giấc Hơn?

Uống gì để có giấc ngủ sâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đang bị mất ngủ, khó ngủ nhiều ngày.…
Làm Sao Để Ngủ Ngon, Điều Kiện Để Có Một Giấc Ngủ Tốt Là Gì?

Làm Sao Để Ngủ Ngon, Điều Kiện Để Có Một Giấc Ngủ Tốt Là Gì?

Bạn đang gặp khó khăn khi muốn ngủ ngon và ngủ sâu mỗi đêm? Bạn muốn biết điều kiện để có một giấc ngủ tốt…
Giấc Ngủ Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe?

Giấc Ngủ Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe?

Ai trong chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi và ngủ nghỉ sau một ngày dài. Tổng thời gian và nhu cầu ngủ nghỉ ở…