Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Cách tập luyện khoa học
Thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh lý quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có hít đất được không và nên tập như thế nào để hỗ trợ phục hồi cơ thể hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp, xảy ra khi phần sụn mềm nằm giữa các đốt xương cột sống phải chịu nhiều áp lực gây rách bao xơ. Phần nhân trong bao xơ bị rò rỉ ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh.
Bệnh lý này hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, có thể dễ dàng bắt gặp ở người dưới 30 tuổi phải làm việc nặng nhọc hoặc việc văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều. Người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác rất đau đớn, khó chịu, đặc biệt khi vận động hoặc tập luyện thể dục thể thao.
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Trên thực tế, đây là một động tác không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, nếu tập luyện đúng cách, hít đất còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như sau:
- Giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tăng khối cơ bắp: Hít đất là động tác chống trọng lực hiệu quả, từ đó có thể xây dựng được khối cơ bắp rắn chắc và mang lại sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
- Có tác dụng kiểm soát cân nặng: Bên cạnh việc có thể mang lại cho người tập luyện một vóc dáng cân đối, động tác này còn giúp tiêu hao năng lượng và mỡ thừa rất tốt, giữ cân nặng ổn định và từ đó giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên cột sống.
Chính vì những tác dụng trên, các chuyên gia đã khuyên người bị thoát vị có nên hít đất để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, với bài tập này, người bệnh không nên tự tập luyện tại nhà mà cần có huấn luyện viên tập cùng để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật.
Trong một số trường hợp người bệnh tập sai động tác có thể dẫn đến hậu quả tổn thương khớp vai, vùng lưng, gây ra tình trạng đau nhức, nhất là ở khu vực đang bị thoát vị.
Cách hít đất an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm
Để bài tập hít đất có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất, trợ giảm đau, cải thiện bệnh tốt, người bệnh cần biết cách thực hiện an toàn bằng những động tác như sau:
- Bước 1: Người bệnh cần chống người lên sàn nhà, mở rộng hai tay với khoảng cách lớn hơn vai và dùng ngón chân để giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Bước 2: Bạn cần giữ cơ thể theo một trục đường thẳng và không được cong lưng, chùng xuống.
- Bước 3: Co cơ bụng, siết chặt cơ về phía cột sống rồi từ từ hít một hơi thật sâu. Cùng với đó, người bệnh cần hạ thấp người xuống mặt sàn, khuỷu tay tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
- Bước 4: Nâng cơ thể trở lại với tư thế ban đầu, đồng thời thở ra nhẹ nhàng. Ở động tác này, người bệnh không nên đẩy thẳng cánh tay, nên để tay hơi cong lại.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên tập luyện gắng sức mà cần điều chỉnh tập luyện tùy theo thể trạng và mức độ bệnh của mình. Việc hít đất, chống đẩy để cải thiện thoát vị đĩa đệm nên được thực hiện 5 lần mỗi ngày vào thời gian đầu khi bắt đầu tập luyện. Sau khi cơ thể quen dần với cường độ tập, bạn có thể tập với tần suất 10 hoặc 15 lần mỗi ngày.
Những lưu ý khi người bị thoát vị đĩa đệm hít đất
Ngoài tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chống đẩy được không, tập thế nào, người bệnh cần hết sức chú ý đến các vấn đề sau trong quá trình tập luyện:
- Trước khi tập hít đất, bạn cần khởi động để làm nóng cơ thể, tránh nguy cơ bị chuột rút, căng cứng cơ hoặc gặp phải chấn thương trong khi tập.
- Trong khi hít đất, bạn cần phải giữ lưng thẳng, không được cong lưng hoặc chùng lưng vì có thể gây đau lưng nhiều hơn. Để phòng ngừa tình trạng võng lưng, bạn có thể tập trước động tác plank rồi chuyển sang hít đất để cơ thể quen với động tác tập luyện.
- Cần giữ cổ thẳng trong suốt quá trình hít đất, không được để cổ ngoẹo sang một bên hoặc cúi đầu khi tập giúp cột sống có thể căng giãn tối đa.
- Không nên giữ tay quá thẳng trong quá trình chống đẩy khiến mỏi tay, làm tăng thêm tình trạng đau nhức. Bạn nên để tay hơi cong trong quá trình tập luyện.
- Không nên quá gắng sức trong khi tập và nên nghỉ ngơi khi mệt mỏi.
- Ngoài việc thực hiện bài tập hít đất, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thêm các bài tập khác như bơi lội, yoga để cải thiện bệnh.
- Việc điều trị bệnh cần kiên trì, tuân thủ theo đúng phác đồ dùng thuốc của bác sĩ, kết hợp với dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và tập luyện các bài tập tốt cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!