[Giải đáp thắc mắc] Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không và nên nằm như thế nào cho đúng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi người bệnh nghĩ rằng nghỉ ngơi có thể giúp giảm các cơn đau do bệnh lý gây ra. Để giải đáp chính xác thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không, vì sao?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, sau đó chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh. Nguyên nhân thường do tuổi già làm các đĩa đệm bị xơ hóa. Bệnh lý gây ra các cơn đau nhức khó chịu, dẫn đến nhiều khó khăn trong vận động và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân cho rằng cần phải thường xuyên nghỉ ngơi, nằm nghỉ trên giường và hạn chế vận động.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không

Với câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?” các chuyên gia đã giải đáp như sau: Bệnh nhân chỉ nên nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau, còn để điều trị hiệu quả cần kết hợp các phương pháp phù hợp cùng với vận động khoa học, linh hoạt.

Trung bình theo giấc ngủ của mỗi người thì thời gian ngủ là khoảng 8 tiếng/ ngày, vì thế người bệnh chỉ nên nằm tối đa 10 tiếng/ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu nằm quá nhiều các sẽ làm cho hệ xương khớp kém linh hoạt gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuy nhiên cũng không khuyến khích vận động mạnh với tần suất cao, điều này có thể làm các cơn đau mỏi xuất hiện nhiều hơn.

Tư thế nằm đúng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm đúng sẽ giúp cải thiện cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là tổng hợp những tư thế nằm đúng cho người bị thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của các chuyên gia:

Nằm nghiêng và để một chiếc gối giữa hai chân

Việc nằm ngửa khiến không thoải mái cho vùng lưng, người bệnh nên nằm nghiêng rồi dùng một chiếc gối mềm kê giữa hai đầu gối. Nếu vùng eo gần thắt lưng có khoảng trống với giường, bạn nên kê thêm một chiếc gối mỏng vào chỗ trống đó.

Tư thế nằm này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn vì gối giữ cho hông, xương chậu, cột sống ở vị trí thoải mái, từ đó giảm áp lực cho đĩa đệm, ngăn ngừa tình trạng đau mỏi lưng.

Nằm nghiêng và để một chiếc gối giữa hai chân
Nằm nghiêng và để một chiếc gối giữa hai chân

Nằm nghiêng và co gối

Đây là một trong những tư thế tốt nhất hỗ trợ cho việc điều trị các triệu chứng bệnh thoát bị đĩa đệm, hỗ trợ cột sống.

Người bệnh nằm ngửa, sau đó từ từ nghiêng về một bên, co gối về trên ngực, sau đó nhẹ nhàng cong người về phía gối. Thỉnh thoảng bạn nên đổi bên để không bị mất cân bằng cơ hay cong vẹo cột sống.

Nằm nghiêng và co gối giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ cơ chân linh hoạt hơn và giúp mở rộng khoảng cách giữa các khớp xương. Qua đó làm phân tán lực chèn ép ở đĩa đệm. Đặc biệt giúp đĩa đệm có thời gian tự chữa lành và hồi phục chức năng một cách tự nhiên.

Nằm nghiêng và co gối nhẹ nhàng
Nằm nghiêng và co gối nhẹ nhàng

Nằm sấp và kê gối dưới bụng

Với người bình thường tư thế nằm sấp có thể sẽ không tốt, nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm lại giúp làm giảm các cơn đau.

Người bệnh nằm sấp, để tay và chân được thả lỏng, kết hợp với với một chiếc gối mềm mỏng kê ở dưới bụng để phần xương sống không bị cong, cột sống và thắt lưng tránh được áp lực. Tư thế này giúp tạo khoảng không giữa hai đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm nên rất phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh không nên nằm ở tư thế này quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến tim và phổi.

Nằm sấp và kê gối dưới bụng
Nằm sấp và kê gối dưới bụng

Nằm ngửa và kê gối dưới chân

Nhiều người có thói quen nằm ngửa vì cảm thấy được thoải mái, với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tê chân, bạn nên kết hợp với một chiếc gối mềm kê ở dưới khe đầu gối. Tư thế nằm này giúp trọng lượng cơ thể sẽ được phân bổ đều làm giảm áp lực và căng thẳng lên các đĩa đệm và cột sống lưng. Ngoài ra, nằm ngửa sẽ tốt hơn cho các cơ quan nội tạng và cột sống.

Một số lưu ý khi nằm ngủ dành cho người bị thoát vị địa đệm

Để giảm các cơn đau, định hình đường cong cột sống một cách tự nhiên và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi nằm ngủ:

  • Có nhiều tư thế nằm ngủ khác nhau tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nếu nằm quá lâu ở một tư thế cũng sẽ khiến cơ thể của bạn bị đau mỏi. Vì thế, bạn nên kết hợp và chuyển đổi linh hoạt các tư thế nằm để tạo cảm giác thoải mái hơn.
  • Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế nằm võng. Nếu muốn nằm võng để ngủ, bạn nên chọn những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, tránh nằm võng quá lâu làm ảnh hưởng đến hô hấp và giấc ngủ.
  • Người bệnh không nên nằm ngửa để ngủ khi không có gối kê phía dưới chân, vì việc này sẽ làm gia tăng áp lực cho đĩa đệm và gây ra các cơn đau nhức.
  • Không nên ngủ nghiêng, một chân duỗi và một chân co trong thời gian quá lâu vì có thể làm cho cột sống xoay sang một bên và gây đau nhức.
  • Không nằm ngủ ở các tư thế dễ gây cong vẹo cột sống.
Nên lựa chọn loại đệm và gối có độ đàn hồi tốt, ưu tiên làm từ chất liệu cao su
Nên lựa chọn loại đệm và gối có độ đàn hồi tốt, ưu tiên làm từ chất liệu cao su
  • Người bị thoát vị đĩa đệm không nên nằm đệm quá cứ hay quá mềm. Đệm quá cứng sẽ làm cho phần tiếp xúc với đệm như vai, lưng, hông bị đau và khó chịu, lâu dài còn có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, bệnh càng nặng hơn. Còn với đệm quá mềm lại dễ gây chấn thương cột sống do không được nâng đỡ.
  • Nên lựa chọn loại đệm và gối có độ đàn hồi tốt, ưu tiên làm từ chất liệu cao su, tạo cảm giác thoải mái và giúp cột sống được nâng đỡ tự nhiên. Ngoài ra, đệm lò xo hay đệm bông ép có độ cứng vừa phải cũng là lựa chọn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm.
  • Để không bị nhức cổ vai gáy, người bệnh không nên đặt gối quá cao so với đầu.

Hy vọng qua phần thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đã tự trả lời được câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?”. Theo các chuyên gia, bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Vì vậy, ngoài quan tâm chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh.

Array
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Tập thế nào cho khoa học?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, gây ra tình trạng đau đớn…
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không? Vì sao?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khá nghiêm trọng, gây đau đớn cho người bệnh và có nhiều biến chứng nguy hiểm,…
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và việc luyện tập

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tập Gym Được Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Tập gym là một trong những hoạt động thể dục thể thao đem lại nhiều lợi ích cho việc cải thiện sức khỏe và vóc…
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng cường sức khỏe và phục hồi các tổn thương…
Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ điều trị tốt

Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào để có hiệu quả? Giải đáp chi tiết

Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm là bài tập có thể rèn luyện sức khỏe rất tốt và hỗ trợ điều trị bệnh…
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?

Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Cách tập luyện khoa học

Thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh lý quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, đau đớn…
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Các lưu ý quan trọng cần biết

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh về xương khớp gây ra nhiều đau đớn và khó khăn khi vận động cho người bệnh.…