Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng cường sức khỏe và phục hồi các tổn thương cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và cần kiêng những thực phẩm nào để có thể nhanh khỏi bệnh một cách an toàn, hiệu quả nhất?
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp rất phức tạp và khó có thể điều trị dứt điểm. Việc chữa bệnh lý này cần hết sức kiên trì, kết hợp dùng thuốc, phương pháp vật lý trị liệu và có chế độ ăn uống khoa học. Vậy bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt, người bệnh không thể bỏ qua:
Các thực phẩm giàu Glucose
Các nhóm thực phẩm giàu Glucose là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Glucose tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho các tế bào thực hiện những hoạt động sống của cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy khả năng tự làm lành của đĩa đệm cột sống bị tổn thương.
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm nhiều Glucose như ngũ cốc, hoa quả, bánh mì nâu và ngũ cốc nguyên hạt.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều Glucosamine
Glucosamine là hoạt chất không thể thiếu cho sự hình thành, phát triển của sụn khớp. Đây còn là dưỡng chất tự nhiên có khả năng làm chậm lại quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống. Chính vì vậy, các thực phẩm giàu Glucosamine chính là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì.
Nhóm đồ ăn chứa nhiều Glucosamine bao gồm tôm, hải sản, các loại động vật giáp xác, nước hầm xương… Người bệnh có thể sử dụng các thức ăn này thường xuyên nếu không có dấu hiệu bị dị ứng. Đặc biệt, Glucosamine không làm cản trở cơ thể hấp thụ insulin và không làm tăng chỉ số đường huyết như Glucose nên rất thích hợp dùng cho người bị tiểu đường.
Các thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là dưỡng chất giúp nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống rất tốt, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn đã trưởng thành. Đây cũng là vi chất rất cần thiết giúp sụn và xương cột sống khỏe mạnh hơn.
Việc kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm rất quan trọng, trong giai đoạn này, người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm như thịt bò, sữa, bí đỏ, cà rốt, khoai lang… Đây là những đồ ăn giàu vitamin A có thể giúp các tổn thương đĩa đệm nhanh chóng phục hồi hơn và các cơn đau được kiểm soát hiệu quả.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi được biết đến là khoáng chất có vai trò quan trọng nhất đối với sức khỏe của xương khớp. Tuy trong cấu tạo của đĩa đệm không có thành phần canxi nhưng bổ sung các thực phẩm chứa khoáng chất này có thể tăng cường được sức khỏe cho xương cột sống. Từ đó giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như bơ, sữa chua, phô mai cùng các loại rau củ, hạt như đậu phộng, súp lơ, cải xoăn, đậu hũ… Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung vitamin D để cơ thể có thể hấp thụ được canxi một cách tốt nhất.
Thực phẩm chứa vitamin C tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Vitamin C là vi chất vô cùng quan trọng cho việc sản xuất collagen để cung cấp cho các cơ quan, nhất là đĩa đệm và hệ xương khớp. Hơn nữa, vitamin C còn là chất chống oxy hóa rất tốt, giúp chống viêm, làm chậm lại quá trình lão hóa và cải thiện tình trạng viêm đĩa đệm. Các thực phẩm giàu vitamin C người bệnh nên bổ sung là những loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông đỏ, bưởi…
Thực phẩm giàu Omega 3
Các axit béo Omega 3 có tác dụng giảm viêm, giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, bệnh nhân có thể bổ sung vi chất này vào cơ thể thông qua các thực phẩm như các loại cá nước lạnh gồm cá ngừ, cá hồi, cá thu và các loại quả như quả óc chó, hạt macca, hạt hạnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Ngoài những nhóm thực phẩm cần cho người bị thoát vị đĩa đệm nêu trên, người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế các loại thức ăn có thể kích thích các phản ứng viêm và khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
Không sử dụng thực phẩm có đường tinh chế
Đó là các thực phẩm như nước ngọt, bánh kẹo, bánh ngọt, đường tinh chế… Khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ khiến các tổn thương ở khu vực đĩa đệm nghiêm trọng hơn, tình trạng sưng viêm tăng lên. Ngoài ra, đường tinh chế khiến cân nặng tăng không kiểm soát, có thể làm tăng áp lực cho đĩa đệm và khiến bệnh trở nặng.
Các loại ngũ cốc tinh chế
Bánh mì trắng, pizza là những thực phẩm có chứa lượng lớn tinh bột, gây ra tình trạng tăng đột biến insulin và hiện tượng viêm cơ khớp. Do vậy, thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế, người bệnh nên dùng ngũ cốc nguyên hạt hoặc các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo sức khỏe.
Các loại thịt đỏ
Tuy thịt đỏ chứa hàm lượng protein hết sức phong phú nhưng người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cần tránh sử dụng các thực phẩm này, bởi có thể khiến các phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm nhiều hóa chất
Các thực phẩm chứa nhiều hóa chất chính là các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Những thức ăn này có chứa những chất có thể gây hại cho sức khỏe nói chung và đĩa đệm nói riêng, làm cản trở khả năng phục hồi ở bệnh nhân bị thoát vị.
Các đồ uống tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc tìm hiểu người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì thì bổ sung các loại nước uống nào hàng ngày cho người bệnh cũng là vấn đề cần được hết sức quan tâm. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, nhất là sau khi mổ phẫu thuật nên tăng cường bổ sung các loại đồ uống sau đây:
- Sữa đậu nành: Là loại đồ uống an toàn, ngăn ngừa loãng xương và giảm viêm hiệu quả.
- Sữa bò: Giúp cung cấp lượng canxi cần thiết mỗi ngày cho người bệnh.
- Sữa đậu xanh hạt sen: Giúp nuôi dưỡng sụn khớp, giảm đau và bảo vệ sức khỏe.
- Nước cam ép và cà rốt: Đây là loại thức uống bổ sung được hàm lượng lớn vitamin C và canxi cho cơ thể.
- Trà quế mật ong: Giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm
Để có thể phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm một cách tốt nhất, người bệnh cần hết sức lưu ý:
- Kết hợp các món ăn phù hợp, tránh lạm dụng thực phẩm gây ra những tác dụng ngược.
- Trong quá trình chế biến cần lựa chọn thực phẩm tươi, hạn chế việc nấu lại các món ăn nhiều lần làm giảm dưỡng chất.
- Ngoài ra, người bệnh không nên khuân vác đồ vật nặng khiến cột sống bị tổn thương, có nguy cơ gặp phải chấn thương rất cao.
- Không nên vận động thắt lưng quá mạnh hoặc chạy nhảy quá sức. Các động tác cúi gập người, chạy nhảy và vặn xoay lưng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần chăm chỉ thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức khỏe cho nhóm cơ lưng, cơ bụng và xương chậu.
- Nên xoa bóp vùng cột sống thường xuyên và sử dụng giày hỗ trợ cột sống để bảo vệ an toàn cho đĩa đệm.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Người bệnh có thể tham khảo các thông tin trên và xây dựng cho mình một thực đơn khoa học để có thể cải thiện bệnh một cách nhanh chóng.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!