Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Lời khuyên hữu ích cho cha mẹ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định đến sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến giấc ngủ của các con bị rối loạn, ngủ không sâu giấc khiến cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ em khó ngủ phải làm sao?

Trẻ bị mất ngủ là gì? Cảnh báo bệnh lý nào?

Do đang trong thời kỳ phát triển nên giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, bé cần thời gian ngủ nhiều hơn so với người lớn. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị khó ngủ. Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ khá thường gặp.

Trẻ em bị khó ngủ là hiện tượng khá thường gặp
Trẻ em bị khó ngủ là hiện tượng khá thường gặp

Thời gian ngủ của trẻ không đảm bảo đủ theo đồng hồ sinh học thông thường. Bé có thể ngủ ít hơn, ngủ không đủ giấc, bị chập chờn, thường giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại. Mất ngủ có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, bỏ ăn và quấy khóc. Ngoài ra, đây còn là một hiện tượng có thể cảnh báo một số bệnh lý ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Trẻ có thể bị trầm cảm: Mất ngủ, khó ngủ làm tăng sự lo lắng ở trẻ và đây có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
  • Trẻ mộng du: Tình trạng này thường có biểu hiện là trẻ giật mình, có thể bật dậy đi lại, cười nói, quấy khóc khi đang ngủ.
  • Bị nhiễm khuẩn đường họng: Khó ngủ có thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp như viêm họng, sổ mũi, viêm phế quản.
  • Trẻ mắc bệnh lý nội khoa như: Viêm tai giữa, trào ngược dạ dày. Trẻ ngủ không đủ giấc còn làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường sớm.

Vì sao trẻ em bị khó ngủ? Các triệu chứng cụ thể

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ bị khó ngủ, hay tỉnh giấc, quấy khóc nhất là vào ban đêm. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân về sinh lý giấc ngủ

Các chuyên gia sau khi nghiên cứu về giấc ngủ đều cho biết, giấc ngủ thường được chia thành hai giai đoạn là REM và Non – REM. Thông thường, giai đoạn REM sẽ chiếm 25% giấc ngủ của người trưởng thành, ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đây là giai đoạn giấc ngủ không sâu.

Khi ngủ ở giai đoạn này, các cơ quan hô hấp của trẻ sẽ tăng cường hoạt động. Bé có thể thở nhanh hơn và nhịp tim đập tăng lên. Khi đó, chỉ cần một cử động nhẹ hoặc tiếng động nhẹ cũng có thể khiến con bị thức giấc. Giai đoạn này lại chiếm khá nhiều thời gian trong giấc ngủ của trẻ.

Khi bị khó ngủ trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu giấc
Khi bị khó ngủ trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân sinh lý của giấc ngủ, trẻ có thể bị khó ngủ do gặp phải một số bệnh lý như sau:

  • Trẻ bị thiếu vi chất: Bé thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, magie, kẽm… có thể mắc bệnh còi xương, cơ thể luôn mệt mỏi khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Do sức đề kháng của bé còn yếu nên khó chống lại sự xâm nhập của cơ thể. Do vậy, nếu các con mắc bệnh về hô hấp sẽ bị thở khò khè, thở bằng miệng, khó thở khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc.
  • Trẻ bị béo phì: Tình trạng béo phì, thừa cân cũng có thể gây khó khăn đường thở cho trẻ, phải thở bằng miệng khiến việc đi vào giấc ngủ của các bé rất khó khăn, gây quấy khóc.

Các nguyên nhân khác

Không chỉ do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý, một số yếu tố ngoại cảnh dưới đây cũng tác động khiến trẻ bị mất ngủ:

  • Trẻ bị khó ngủ, quấy khóc do bỉm, tã ướt hoặc quần áo, giường chiếu của trẻ không sạch sẽ gây ngứa ngáy.
  • Ánh sáng phòng ngủ không thích hợp với trẻ hoặc nhiệt độ trong phòng quá nóng, quá lạnh.
  • Môi trường xung quanh khi trẻ ngủ bị ồn ào khiến trẻ tỉnh giấc.
  • Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể rất khó ngủ vào ban đêm.
  • Nếu trẻ bú ít, bị đói sẽ ngủ không sâu giấc.
  • Thói quen bế, nằm võng khi ngủ cũng khiến các bé khó đi vào giấc ngủ nếu nằm giường.

Triệu chứng mất ngủ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân có thể tác động đến giấc ngủ của trẻ và khi đó, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú ý, phát hiện sớm các triệu chứng mất ngủ ở trẻ như sau:

  • Trẻ thường xuyên bị quấy khóc về đêm, không ngủ về đêm.
  • Bé thường bị giật mình tỉnh giấc, rất khó ngủ lại.
  • Khi ngủ các con có dấu hiệu ngủ ngáy, ngáy lớn tiếng.
  • Có biểu hiện luôn buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể uể oải, mệt mỏi.
  • Trẻ bị mất tập trung, lờ đờ.

Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Các loại thuốc có thể dùng

Để điều trị tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng, đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ khoa nhi chẩn đoán, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, các nhóm thuốc điều trị mất ngủ cho trẻ có thể được sử dụng là:

  • Nhóm thuốc điều trị bệnh lý các tác dụng gây buồn ngủ.
  • Nhóm thuốc đặc trị tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
  • Nhóm thuốc an thần, hỗ trợ thần kinh.

Việc sử dụng thuốc Tây trị mất ngủ cho trẻ bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc này cho bé tại nhà. Biện pháp dùng thuốc chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc.

TOP 6 Thuốc Trị Mất Ngủ Của Mỹ Được Ưa Chuộng Nhất

Một số mẹo giúp cho bé có thể ngủ ngon hơn

Một giấc ngủ lành mạnh rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Hiểu được nguyên nhân làm con bị mất ngủ, cha mẹ sẽ biết khi trẻ em khó ngủ phải làm sao?

Trẻ em khó ngủ phải làm saio? Cha mẹ cần tạo thói quen đi ngủ cho trẻ
Trẻ em khó ngủ phải làm saio? Cha mẹ cần tạo thói quen đi ngủ cho trẻ
  • Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ

Khi làm những việc thư giãn trước khi đi ngủ cho trẻ cùng một thời điểm và một trật tự nhất định vào mỗi đêm sẽ giúp bé thiết lập được thói quen tốt. Mẹ có thể tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn, đọc thầm hoặc cho trẻ nghe một vài bản nhạc trước để dễ dàng vào giấc.

  • Hiểu con cần ngủ bao nhiêu

Trẻ nhỏ trong mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Vì thế, mẹ cần biết được thời gian cần thiết cho việc ngủ của trẻ ở mỗi giai đoạn để giúp con ngủ theo đúng nhu cầu.

  • Nên giữ giấc ngủ và thời gian thức dậy đều đặn

Các mẹ nên tạo cho bé một thời gian biểu khi đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày, giúp đồng hồ sinh học của bé có thể tuân theo lập trình một cách nhất quán.

  • Không nên cho trẻ lớn tuổi ngủ quá nhiều vào ban ngày

Đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần giữ các giấc ngủ ban ngày ngắn, không quá 20 phút để giúp giấc ngủ buổi đêm dài hơn.

  • Cần đảm bảo an toàn cho con vào ban đêm

Khi con sợ bóng tối, khó đi vào giấc ngủ, cha mẹ cần giúp con cảm thấy an toàn bằng cách khen ngợi trẻ và hạn chế xem các chương trình, phim ảnh kinh dị. Nên cho trẻ nghe nhạc nhẹ và chơi các trò chơi nhẹ nhàng để quên đi nỗi sợ hãi bóng tối trước khi đi ngủ.

  • Cần kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng

Âm thanh và ánh sáng cũng quyết định đến chất lượng giấc ngủ của con. Để con được ngủ ngon giấc, cha mẹ cần dành cho con không gian riêng tư, yên tĩnh và hạn chế ánh sáng. Cần kiểm tra phòng ngủ của con có quá sáng hoặc quá ồn không. Nên tắt các thiết bị điện tử xung quanh để trẻ ngủ ngon hơn.

  • Cho trẻ ăn đúng giờ và đủ no

Cần đảm bảo trẻ được ăn tối đầy đủ và ở thời gian hợp lý. Không nên để trẻ ăn quá no hoặc bị đói trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng, cha mẹ cần chuẩn bị cho bé bữa ăn lành mạnh để khởi động đồng hồ sinh học của bé.

Trẻ em bị mất ngủ không phải là vấn đề quá xa lạ. Các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân để biết được khi trẻ em khó ngủ phải làm sao. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các phụ huynh để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho con.

TOP 18 mẹo vặt chữa mất ngủ hiệu quả bất ngờ

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mất Ngủ Có Tăng Huyết Áp Không? Mẹo Giúp Bạn Ngủ Ngon Hơn

Mất Ngủ Có Tăng Huyết Áp Không? Mẹo Giúp Bạn Ngủ Ngon Hơn

Theo thống kê, số lượng người bị mất ngủ hiện nay đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều vấn đề khác…
Ăn socola có mất ngủ không là thắc mắc của nhiều người

Ăn socola có mất ngủ không? Chia sẻ cụ thể nhất từ chuyên gia

Socola là món ăn rất được ưa thích và cũng mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn socola có…
Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Các món ăn tốt nhất bạn cần biết

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc… là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Lúc này, chế độ dinh…
Khó ngủ ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm

Người bị khó ngủ ăn gì và uống gì để cải thiện?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và những tác động bên ngoài. Tuy…
Mất ngủ uống lá gì?

Mất Ngủ Uống Lá Gì? TOP 7 Loại Lá Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhất

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ như bệnh lý, dinh dưỡng, tinh thần… của người bệnh. Bên cạnh việc điều…