Mất Ngủ Có Tăng Huyết Áp Không? Mẹo Giúp Bạn Ngủ Ngon Hơn

Theo thống kê, số lượng người bị mất ngủ hiện nay đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm bệnh lý, dùng thuốc, thói quen sinh hoạt không khoa học,… Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác động của việc mất ngủ đối với bệnh cao huyết áp. Vậy bị mất ngủ có tăng huyết áp không? Những chia sẻ sau đây của DrVitamin sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Bị mất ngủ có tăng huyết áp không?

Mất ngủ là tình trạng người bệnh không thể ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc vào buổi tối. Khi không ngủ đủ giấc, con người thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, gay cáu gắt vào ngày hôm sau. Điều này không chỉ khiến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập bị giảm sút mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy khi bị mất ngủ có tăng huyết áp không? Câu trả lời là chắc chắn CÓ. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ bị cao huyết áp hơn những người bình thường. Còn nếu bạn đã bị cao huyết áp thì việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến tình trạng huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hơn.

Mất ngủ có tăng huyết áp không, câu trả lời là CÓ
Mất ngủ có tăng huyết áp không, câu trả lời là CÓ

Việc mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, tinh thần trở nên mệt mỏi, thần kinh căng thẳng khiến huyết áp tăng cao. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng đã từng thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ trên 219 người bị mất ngủ mãn tính và 96 người bình thường. Kết qua là tình trạng mất ngủ có khả năng làm tăng các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. 

Các chuyên gia còn cho biết, trong lúc ngủ, huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc chúng ta làm việc khoảng 20mmHg. Ngoài ra, huyết áp bình thường của con người cũng có thể thay đổi theo thời gian. Cụ thể như: Huyết áp thấp nhất ở thời điểm từ 1-3 giờ sáng (lúc con người ngủ say) và cao nhất là thời điểm từ 8-10 giờ sáng (lúc con người đang làm việc).  

Ở một số người mắc bệnh tim mạch, việc thiếu ngủ có thể sẽ làm tăng áp lực lên tim. Đó là lý do tại sao bạn lại thấy tim đập nhanh hơn khi thức dậy, là bởi chúng nó phải thực hiện nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể. Khi tim phải hoạt động nhiều và liên tục sẽ khiến huyết áp tăng cao. 

Mất ngủ và bệnh cao huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy một người bị ít ngủ, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài sẽ khiến tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Từ đó dễ gây ra các rối loạn hoạt động của hệ tim mạch, dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Các yếu tố gây ra tình trạng mất ngủ tăng huyết áp

Không phải ai bị mất ngủ cũng gặp phải tình trạng huyết áp tăng cao. Dưới đây là những yếu tố khiến giấc ngủ của bạn gây ảnh hưởng tới bệnh cao huyết áp:

Chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao khi mất ngủ là do người bệnh bị chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một chứng bệnh rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh liên tục gặp phải những cơn ngừng thở trong lúc ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng chủ yếu bị bệnh vẫn là người trung niên, người cao tuổi và người bị béo phì. Chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ làm rối loạn việc cung cấp oxy cho cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đau tim, đột quỵ

Chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến tình trạng mất ngủ tăng huyết áp
Chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến tình trạng mất ngủ tăng huyết áp

Do sử dụng caffein

Nhiều người có thói quen sử dụng cà phê để chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên thói quen này lại khiến người bệnh dễ gặp phải tình trạng cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy caffein có thể gây kích thích tuyến thượng thận giải phóng nội tiết tố adrenaline. Điều này có thể gây giãn động mạch, làm tăng huyết áp.

Nội tiết tố tuyến giáp

Mất ngủ thường xuyên cũng khiến nội tiết tố tuyến giáp tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp và gây ra những căng thẳng trên hoạt động của tim.

Hormone adrenaline và cortisol

Nội tiết tố adrenaline là một loại hormone có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, gây ra hiện tượng co thắt các động mạch. Khi tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục sẽ khiến nồng độ adrenaline tăng cao vào ban đêm, khiến huyết áp bị tăng cao.

Ở những người bị mất ngủ, nội tiết cortisol thường có xu hướng giảm vào ban ngày và tăng cao vào đầu giờ tối. Tình trạng này có thể ngăn cản sự phục hồi tự nhiên của cơ thể sau cả một ngày dài mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi bị mất ngủ, nồng độ estrogen cũng sẽ tăng cao, làm giảm sự tập trung và tỉnh táo của người bệnh vào ban ngày. 

Phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của não bộ 

Giấc ngủ điều hòa hệ thần kinh tự trị và phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” cũng xảy ra tại đây. Phản ứng Fight-or-Flight Response có thể gây ra những thay đổi chức năng của cơ thể. Điều này khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, các mạch máu co lại để đưa máu tới não và tim. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao. Ngoài ra, phản ứng này còn gây ra những thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Béo phì

Việc mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị rối loạn nội tiết leptin và ghrelin, làm tăng cảm giác thèm ăn. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sự kiểm soát cơn đói, khiến cơ thể thèm ăn, dẫn đến béo phì. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp.

Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra huyết áp cao
Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra huyết áp cao

Phòng ngừa mất ngủ để tránh gây tăng huyết áp

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người. Nếu thời gian ngủ bị rút ngắn sẽ khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì, thiếu máu, trầm cảm,… Vì vậy để có được giấc ngủ ngon và sâu, bạn cần áp dụng một vài quy tắc quan trọng như sau:

  • Nên đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định trong ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ lễ. Thời gian thích hợp nhất để bạn đi ngủ là từ 21-23 giờ và thức dậy lúc 5-7 giờ sáng.
  • Không nên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ. Thay vì xem điện thoại, máy tính, bạn có thể đọc sách để dễ ngủ hơn.
  • Hoạt động thể chất mỗi ngày khoảng 30-60 phút để tăng cường lưu thông máu, giúp bạn dễ ngủ hơn.
  • Không ăn uống trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là các loại đồ uống như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ ăn có nhiều đường, chất béo,…
  • Giữ cho phòng ngủ được thông thoáng, sạch sẽ, thơm mát bằng cách giặt giũ và thay mới ga giường, vỏ chăn, vỏ gối thường xuyên. Bạn cũng có thể để một lọ tinh dầu trong phòng để giúp tinh thần được thư giãn, dễ chịu.
  • Nên ngủ ở không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn lớn. Nếu phòng của bạn ở gần đường giao thông có thể sử dụng loại cửa cách âm.
  • Sử dụng các loại đèn ngủ có màu ấm như vàng, cam. Không nên dùng những màu có ánh sáng trắng sẽ khiến bạn bị khó ngủ.
  • Nên tắm vào buổi tối để thư giãn cơ bắp, giải tỏa căng thẳng và giúp toàn thân được thả lỏng. Tuy nhiên không nên tắm nước lạnh sau 9 giờ tối để tránh bị cảm lạnh, đột quỵ.
  • Nhâm nhi một tách trà thảo mộc trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu. Một số loại trà có công dụng trong việc trị mất ngủ như: Trà hoa cúc, trà gừng, trà táo đỏ kỷ tử, trà lá tía tô, trà thiết mộc lan,…
  • Ngâm chân với nước ấm để giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích các dây thần kinh, giúp cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn.
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái, không nên cáu gắt, cãi nhau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ.
  • Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, một giấc ngủ trưa chất lượng chỉ nên kéo dài từ 15-30 phút.

Trên đây là những lý giải cho thắc mắc “mất ngủ có tăng huyết áp không?”. Bệnh mất ngủ đang ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy bạn cần chủ động điều chỉnh lại thời gian làm việc và sinh hoạt của mình. Đồng thời chủ động đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó có được những biện pháp điều trị kịp thời, ngăn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nội dung hấp dẫn:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ em khó ngủ phải làm sao?

Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Lời khuyên hữu ích cho cha mẹ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định đến sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên…
Khó ngủ ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm

Người bị khó ngủ ăn gì và uống gì để cải thiện?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và những tác động bên ngoài. Tuy…
Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Các món ăn tốt nhất bạn cần biết

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc… là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Lúc này, chế độ dinh…
Mất ngủ uống lá gì?

Mất Ngủ Uống Lá Gì? TOP 7 Loại Lá Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhất

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ như bệnh lý, dinh dưỡng, tinh thần… của người bệnh. Bên cạnh việc điều…
Ăn socola có mất ngủ không là thắc mắc của nhiều người

Ăn socola có mất ngủ không? Chia sẻ cụ thể nhất từ chuyên gia

Socola là món ăn rất được ưa thích và cũng mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn socola có…