8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Trầu Theo Mẹo Dân Gian 

Tương tự như cách chữa mề đay bằng lá tía tô, chữa mề đay bằng lá trầu không cũng được nhiều người áp dụng. Ngoài tính an toàn, phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau thì lá trầu không còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Vậy cách chữa mề đay với lá trầu không cần thực hiện như thế nào, chúng có hiệu quả thật không, cần lưu ý những gì khi áp dụng? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Dr Vitamin. 

Chữa mề đay bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Mề đay là bệnh da liễu có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ với các đặc trưng dễ nhận biết như xuất hiện sẩn cục cứng, bờ tròn, nổi cộm và có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh. Thông thường, mề đay không hình thành mụn nước, mụn mủ, lở loét như một số bệnh da liễu khác. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là khi có ma sát hoặc cào gãi mạnh.

Nổi mề đay phần lớn sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau ít nhất vài giờ hoặc tối đa vài ngày mà không cần điều trị. Sau khi biến mất, bệnh cũng không để lại sẹo thâm hay dấu vết nào. Nhưng do đặc tính ngứa nhiều nên bệnh khiến mọi người cảm thấy khó chịu, bứt rứt, khó tập trung làm việc hay nghỉ ngơi. 

Lá trầu không thường được dùng để kháng viêm, giảm ngứa
Lá trầu không thường được dùng để kháng viêm, giảm ngứa

Thay vì việc sử dụng thuốc, nhiều người lại chọn sử dụng các nguyên liệu dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ để kiểm soát bệnh lý này. Một trong số đó là cách chữa mề đay bằng lá trầu không. Vậy cách điều trị mề đay với lá trầu không có thật sự an toàn và hiệu quả không?

Trong trường hợp bệnh mề đay không đáng quan ngại, bạn có thể sử dụng lá trầu không để sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa. Trầu không là cây thuốc Nam có tính ấm, cay nóng, mùi thơm nhẹ thường được dùng để khu phong, chống ngứa, hành khí và tán hàn. Trên thực tế, mẹo chữa này có tác dụng hiệu quả nếu bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết hoặc ăn thực phẩm có tính hàn lạnh,… 

Với các nghiên cứu hiện đại, người ta tìm thấy các chất kháng sinh tự nhiên có trong lá trầu không. Vậy nên loại thảo dược này có thể tiêu diệt nấm men, virus, vi khuẩn gây nhiễm trên da như staphylococcus aureus – tụ cầu vàng. Cộng thêm hoạt chất eugenol, lá trầu không có thể làm mát, gây tê, giảm ngứa và giảm đau tại chỗ. 

Từ những công dụng nêu trên, có thể thấy lá trầu không có thể dùng để điều trị mề đay tại nhà để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, viêm nhiễm, tổn thương da do thời tiết, viêm da cơ địa hay bệnh tổ đỉa,…. Với những đối tượng bị mề đay thể nhẹ – mề đay cấp tính hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng mẹo chữa này. Tuy nhiên, nếu mề đay đã lan rộng, mề đay thể mãn tính kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

8 Cách chữa mề đay bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Lá trầu không là cây thuốc Nam có độ an toàn cao và được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn. Do chi phí thực hiện thấp, cộng thêm tính phổ biến và cách làm đơn giản nên bạn có thể thường xuyên áp dụng các cách chữa mề đay bằng lá trầu không tại nhà. 

Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết về 8 mẹo chữa được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. 

Đắp lá trầu trực tiếp lên da

Đắp lá trầu không trực tiếp lên da là cách chữa mề đay đơn giản nhất mà chúng tôi muốn đề cập. Mẹo chữa này thích hợp với những trường hợp bị mề đay khu trú trên phạm vi nhỏ như ở tay, chân,… Do đắp trực tiếp lên da nên các tinh chất có thể thẩm thấu tốt và phát huy hiệu quả công dụng diệt khuẩn, giảm viêm, cắt cơn ngứa. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng vài lá trầu tươi, ít muối biển.
  • Rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng, để cho ráo nước rồi thoa thêm vài hạt muối, giã nát.
  • Chườm đắp lá trầu không lên vùng da bị mề đay trong 10 – 15 phút.
  • Rửa sạch với nước mát, lau khô lại da và duy trì áp dụng ngày 1 lần cho tới khi bệnh mề đay khỏi hoàn toàn. 

Ngâm rửa khu vực bị mề đay

Biện pháp này thường bị giới hạn đối tượng áp dụng do chúng chỉ có thể thực hiện ở những trường hợp bị mề đay ở vùng tay hoặc chân. Còn ở những vị trí khó điều trị hơn hay mề đay đã lan rộng khắp cơ thể thì bạn nên áp dụng mẹo tắm hoặc xông hơi. 

Ngâm rửa khu vực bị mề đay với nước lá trầu không
Ngâm rửa khu vực bị mề đay với nước lá trầu không

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng 10 lá trầu không đã được rửa sạch với nước và ngâm qua nước muối pha loãng.
  • Bỏ lá trầu đã vò nát vào nồi đun cùng 2 lít nước trong vài phút.
  • Sau đó bạn đổ nước vào chậu và chờ cho nước nguội còn khoảng 45 độ thì dùng để ngâm rửa vùng da bị mề đay. 
  • Cuối cùng bạn chỉ cần thấm khô da mà không cần phải tắm lại như những cách trị mề đay bằng lá trầu khác. 

Trị mề đay bằng cách uống nước lá trầu không

Đây là phương pháp cho hiệu quả tác động từ trong ra ngoài. Tuy nhiên, uống nước lá trầu không thường không được khuyến khích sử dụng, nhất là với những người đang có bệnh lý liên quan tới dạ dày hoặc nhiều bệnh khác. Do đó bạn nên cân nhắc khi chữa mề đay bằng việc uống nước lá trầu không. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 10 lá trầu không rồi ngâm qua nước muối trong 10 phút.
  • Vớt lá trầu không ra, vò nát, để ráo rồi cho vào ấm hãm với khoảng 350ml nước.
  • Chắt nước ra uống, mỗi ngày thực hiện 1 lần và nên uống khi nước còn nóng. 

Chữa mề đay bằng cách tắm nước lá trầu

Nếu mề đay xảy ra trên diện rộng, các phương pháp khác không đáp ứng điều trị được thì bạn có thể lựa chọn mẹo chữa này. Chữa mề đay bằng việc tắm nước lá trầu sẽ giúp làm giảm mẩn ngứa do dị ứng thức ăn, thời tiết, phấn hoa hoặc do căng thẳng, stress quá mức. Bên cạnh đó, các tinh chất có trong lá trầu còn nhanh chóng thẩm thấu vào da, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Hơn nữa, việc tắm lá trầu không hàng ngày còn giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó ngủ vào ban đêm. So với các chườm đắp lá trầu lên da thì cách này hạn chế được tình trạng kích ứng khi áp dụng với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹo tắm lá trầu không còn hỗ trợ điều trị và cải thiện một số bệnh lý da liễu khác như viêm nang lông, viêm da cơ địa,…  

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi, mang rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong ít nhất 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước, 1 thìa muối hạt và đun sôi.
  • Đổ nước ra chậu lớn, cho thêm nước lạnh vào và dùng nước này để tắm. 
  • Mỗi ngày bạn đều tắm bằng nước lá trầu không sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa và phòng tránh nguy cơ để mề đay lan rộng. 

Thoa nước ép trầu không giảm ngứa lên da

Dân gian thường dùng nước ép trầu không để thoa lên vùng da bị mề đay nhằm xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng da chân và da tay. Bởi đây là vùng da tương đối dày nên cơn ngứa thường có mức độ dai dẳng và dữ dội hơn những vị trí khác. 

Thoa nước ép trầu không giảm ngứa lên da
Thoa nước ép trầu không giảm ngứa lên da

Hành động cào gãi, chà xát lên da với lực mạnh sẽ khiến da sản sinh histamin và làm tăng độ ngứa. Chưa kể, những vết xây xước trên da còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nấm nên việc thoa nước ép trầu không lên da sẽ ngăn chặn được tình trạng này. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá trầu không mang ngâm rửa với nước muối pha loãng rồi để ráo nước.
  • Dùng chày giã nát lá trầu rồi vắt lấy nước cốt, thoa lên da sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Tập trung tại khu vực có những nốt sẩn ngứa, kẽ tay hoặc kẽ chân để ngăn chặn vi khuẩn, nấm men phát triển, lây lan.
  • Sau 10 phút, bạn rửa lại với nước và thấm khô da. Áp dụng mẹo chữa mề đay với nước ép trầu không liên tục ngày 1 lần. 

Xông nước lá trầu không chữa mề đay

Xông nước lá trầu không chỉ giúp điều trị mề đay mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì chỉ nên thực hiện mẹo chữa này với người đã trưởng thành. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
  • Vớt lá trầu không ra, vò nát và để cho ráo bớt nước rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước sạch.
  • Mang nồi nước vào phòng kín, lột bỏ quần áo, dùng chăn to trùm kín người và nồi nước, xông trong khoảng 10 phút. 

Do là nước nóng nên việc thực hiện bạn cần cẩn trọng để tránh bị bỏng. Ngoài ra, lưu ý không dùng trầu không xông người khi vừa ăn no hoặc cơ thể có dấu hiệu bị mất nước, bị sốt. Ngay sau khi xông hơi xong nên dùng khăn lau khô người rồi mới mặc đồ. 

Chữa mề đay bằng lá trầu và lá chè xanh

Chè xanh là một thảo dược được sử dụng để làm trà với tác dụng giải khát và thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng được tận dụng nhiều trong các công thức làm đẹp da, trị mụn và điều trị bệnh da liễu. 

Sở dĩ lá chè xanh có công dụng này là do chúng có chứa đặc tính tiêu viêm, làm se da nên có thể làm giảm ngứa hiệu quả. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trong lá chè xanh có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin cùng các polyphenol nên có khả năng phục hồi những mô da đang bị tổn thương. 

Vậy nên để tăng hiệu quả chữa mề đay bằng lá trầu, các bạn có thể kết hợp với chè xanh để giảm nhanh cơn ngứa ngáy, viêm đỏ, nóng rát. Đồng thời giúp da nhanh chóng phục hồi, trở nên mịn màng, tươi trẻ hơn. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá chè xanh và 1 nắm lá trầu không.
  • Mang ngâm rửa chè xanh, lá trầu không với nước muối pha loãng để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun cùng 2 lít nước cho sôi.
  • Đổ nước trầu không và chè xanh ra chậu, pha thêm nước mát cho nước giảm xuống còn khoảng 35 – 40 độ thì dùng nước này tắm mỗi ngày. 
Chữa mề đay bằng lá trầu và lá chè xanh
Chữa mề đay bằng lá trầu và lá chè xanh

Mẹo dùng gừng kết hợp với trầu không chữa mề đay

Khi nhắc tới các cách chữa mề đay hiệu quả với lá trầu thì bạn không nên bỏ qua mẹo chữa này. Bài thuốc dân gian này tận dụng đặc tính sát trùng, tiêu viêm và giúp giảm ngứa ở cả 2 nguyên liệu nhằm giúp người bệnh kiểm soát mề đay tốt hơn.

Cụ thể, trong gừng tươi có chứa hoạt chất zingerone và gingerol nên có khả năng làm ức chế prostaglandin – chất trung gian gây phản ứng viêm da. Ngoài ra, hoạt chất này còn góp phần vào khả năng sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm chỉ sau vài lần sử dụng. Vậy nên để đẩy nhanh quá trình trị bệnh, bạn có thể kết hợp sử dụng trầu không với gừng tươi. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng và 1 nắm lá trầu không còn tươi.
  • Mang rửa sạch cả 2 nguyên liệu, riêng với gừng bạn cần cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi thái thành lát mỏng.
  • Cho 2 nguyên liệu vào nồi, tiến hành đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Khi nước sôi bạn nên đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp và cho nước ra chậu, đổ thêm nước mát rồi dùng để tắm ngày 1 lần sẽ thấy cơ thể thoải mái, giảm ngứa, giảm viêm hiệu quả. 

Kinh nghiệm chữa mề đay bằng lá trầu không

Chữa mề đay bằng lá trầu mặc dù được đánh giá là an toàn, lành tính với cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, để các mẹo chữa có thể phát huy tối đa tác dụng, các bạn cần áp dụng đúng cách và lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng những lá trầu còn tươi, không bị sâu bệnh và cần rửa sạch trước khi áp dụng. Bởi nếu không được làm sạch bụi bẩn, tạp chất, khi sử dụng lên da sẽ làm tăng khả năng dị ứng, kích ứng hoặc thậm chí là bội nhiễm, nhiễm trùng. 
  • Dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những trường hợp nhẹ. Nếu mề đay gây tổn thương nặng kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 
  • Không dùng mẹo chữa mề đay bằng lá trầu hay các nguyên liệu tự nhiên khác lên vùng da có vết thương hở, đang bị xây xước và viêm nhiễm.
  • Các hoạt chất có trong lá trầu có thể gây bỏng nhẹ nhưng triệu chứng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, da có cảm giác nóng rát, nổi mẩn, ngứa ngáy thì bạn cần ngưng áp dụng mẹo dân gian và tới tìm gặp bác sĩ ngay. 
  • Để phòng tránh nguy cơ bị kích ứng, dị ứng với các thành phần có trong lá trầu hay các nguyên liệu kết hợp. Bạn nên test trước lên một vùng da nhỏ ở tay hoặc chân để xem phản ứng trong ít nhất 30 phút. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, người bệnh có thể dùng công thức trị mề đay này lên vùng da rộng cũng như áp dụng thường xuyên hơn. 
  • Cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và không mặc đồ khi cơ thể – quần áo còn ướt.
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến mề đay lan rộng, khó kiểm soát.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt, phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Xây dựng chế độ ăn khoa học để nâng cao sức đề kháng
Xây dựng chế độ ăn khoa học để nâng cao sức đề kháng

Chữa mề đay bằng lá trầu không là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mang lại sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Mặc dù có mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm viêm, kháng khuẩn tốt nhưng do là nguyên liệu tự nhiên nên trầu không chỉ thích hợp để áp dụng cho trường hợp nhẹ. Mề đay nặng và có biến chứng nguy hiểm thì bạn vẫn cần tới bệnh viện để được can thiệp xử lý theo Y học hiện đại. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 13 Bài Thuốc Nam Chữa Mề Đay Cho Hiệu Quả, An Toàn Cao

Top 13 Bài Thuốc Nam Chữa Mề Đay Cho Hiệu Quả, An Toàn Cao

Mẹo dùng các bài thuốc Nam chữa mề đay được nhiều người áp dụng do chúng an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí.…
5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ An Toàn, Hiệu Quả Bất Ngờ

5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ An Toàn, Hiệu Quả Bất Ngờ

Chữa mề đay bằng lá hẹ là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng do tính an toàn và hiệu quả điều trị cao.…
7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới An Toàn, Hiệu Quả

7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới An Toàn, Hiệu Quả

Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới được áp dụng phổ biến do nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, độ an…
6 Cách Dùng Rau Kinh Giới Chữa Mề Đay Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

6 Cách Dùng Rau Kinh Giới Chữa Mề Đay Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Chúng ta thường nghe đến mẹo chữa mề đay bằng lá trầu không, bằng gừng nhưng chắc hẳn rất ít người biết tới cách dùng…
6 Cách Trị Mề Đay Bằng Rượu Hiệu Quả, Được Áp Dụng Nhiều

6 Cách Trị Mề Đay Bằng Rượu Hiệu Quả, Được Áp Dụng Nhiều

Trị mề đay bằng rượu là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng vì bài thuốc cho hiệu quả tốt và an toàn…
8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Chữa mề đay bằng gừng là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng vì cách thực hiện đơn giản, có độ…
Uống Rượu Nổi Mề Đay Do Đâu, Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Uống Rượu Nổi Mề Đay Do Đâu, Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Uống rượu nổi mề đay là tình trạng dị ứng với đồ uống có cồn hoặc do chức năng gan suy giảm,... Người bị nổi…
6 Mẹo Dùng Lá Đinh Lăng Chữa Mề Đay, Ngứa Ngáy Hiệu Quả

6 Mẹo Dùng Lá Đinh Lăng Chữa Mề Đay, Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Sử dụng lá đinh lăng chữa mề đay là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để giảm cơn ngứa ngáy, giải độc…