9 Cách Chữa Mề Đay Bằng Muối Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
Chữa mề đay bằng muối không phải cách làm mới, đây là mẹo dân gian đã được áp dụng qua nhiều thế hệ và cho hiệu quả tốt. Với thành phần khoáng chất cùng tính kháng viêm hiệu quả, muối có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy, hạn chế nổi mẩn và giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Để nắm được các cách điều trị mề đay hiệu quả với muối, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chữa mề đay bằng muối có hiệu quả không?
Nổi mề đay là bệnh lý phổ biến với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, da xuất hiện từng mảng sưng phù gây ngứa ngáy dữ dội. Mề đay thường xuất hiện do yếu tố cơ địa hoặc bị dị ứng với thuốc, hóa chất, bụi bẩn, mỹ phẩm, phấn hoa, thực phẩm, thời tiết hoặc do căng thẳng quá độ,….
Các triệu chứng của bệnh thường sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày ở những trường hợp nhẹ và được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ở mề đay mãn tính, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và có nguy cơ hình thành biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Để chữa bệnh mề đay, ngoài việc dùng thuốc uống, thuốc bôi, bạn cần chú ý cách ly với yếu tố gây dị ứng, chăm sóc và vệ sinh da đúng cách,…
Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng mẹo trị mề đay bằng các bài thuốc dân gian an toàn, ít tác dụng phụ. Nổi bật trong số này chính là cách chữa mề đay bằng muối. Trong Y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không độc hay được dùng để tả hỏa, lượng huyết, tư thận, thanh tâm, giải độc, kinh lạc, thông tiện,…
Từ đó chúng được ứng dụng để chữa bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau sưng họng, đau tức lưng ngực,… Thậm chí còn là các bệnh ngoài da như mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…
Còn với Y học hiện đại, muối là nguyên liệu cung cấp hàm lượng natri clorua và nhiều nguyên tố vi lượng giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là các bệnh viêm da, mề đay nhằm ức chế tình trạng sưng viêm, giảm ngứa ngáy cũng như hỗ trợ làm lành các vết thương một cách hiệu quả.
Nhìn chung, muối là nguyên liệu lành tính, chúng không thể trị dứt điểm bệnh mề đay nhưng có thể cải thiện các triệu chứng một cách tạm thời. Để kiểm soát bệnh tốt hơn, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
9 Cách trị mề đay bằng muối tốt nhất
Các cách chữa mề đay bằng muối rất đa dạng, mỗi mẹo chữa đều có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, chúng đều hướng tới mục đích làm giảm ngứa, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Theo đó, bạn có thể kết hợp muối cùng nhiều nguyên liệu khác hoặc có thể sử dụng mình muối hạt theo hướng dẫn sau:
Chữa mề đay bằng muối nguyên chất
Đây là cách chữa mề đay đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Dùng nước muối ngâm rửa vùng da bị mề đay sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm ngứa, giúp tinh thần thư thái – thoải mái hơn. Với cách chữa mề đay này, bạn có thể thực hiện kiên trì ngày 1 lần, mỗi lần ngâm khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa mề đay bằng nước muối sẽ thích hợp với những đối tượng bị mề đay ở tay và chân. Hiệu quả điều trị sẽ giảm nếu bạn bị mề đay lan rộng hoặc mề đay toàn thân.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đầu tiên hãy chuẩn bị 1 chậu nước ấm và cho thêm 2 thìa muối.
- Khuấy đều hỗn hợp trên cho tới khi muối tan hết.
- Ngâm rửa vùng da bị mề đay vào nước trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, thấm khô nước trên da.
- Trong trường hợp bị nổi mề đay toàn thân, bạn có thể pha nước muối vào bồn tắm và ngâm mình.
Chườm muối nóng chữa mề đay
Muối nóng sẽ giúp làm giảm cơn ngứa ngáy ngay tức thì, đồng thời hỗ trợ khả năng sát khuẩn, chống viêm, xoa dịu kích ứng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cần duy trì muối ở nhiệt độ thích hợp trước khi apply lên da để tránh bị bỏng, gây tổn thương da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 200g muối hạt rang nóng trên chảo cho tới khi muối nổ tanh tách thì tắt bếp.
- Đổ muối ra một chiếc khăn mỏng hoặc túi chườm rồi chườm lên vùng da bị mề đay.
- Bạn chườm cho tới khi muối nguội hẳn thì dừng lại, nếu vẫn chưa hết cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì có thể bỏ lên chảo rang lại rồi tiếp tục chườm.
Cải thiện bệnh mề đay với muối và lá trầu không
Lá trầu là loại cây leo với đặc trưng là tính nóng, ấm, mùi thơm và có chứa nhiều tinh dầu nên thường được sử dụng để trị ho, cảm cúm, bảo vệ dạ dày, chữa viêm da và cả bệnh mề đay, chàm, tàn nhang, mụn cóc,…
Theo nghiên cứu, trong lá trầu có chứa nhiều nước, protein, muối khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa chavicol, carbohydrate và nhiều loại khoáng chất khác như canxi, kẽm, natri, vitamin,… Nhờ vậy các bạn có thể sử dụng lá trầu để chữa mề đay cùng với muối.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ½ thìa muối trắng cùng 10 – 15 lá trầu không.
- Giã nát lá trầu không đã được rửa sạch với nước muối.
- Đắp hỗn hợp vừa thu được lên vùng da bị mề đay trong khoảng 10 phút. Tốt nhất bạn nên dùng băng gạc để cố định tránh để hỗn hợp rơi rớt hoặc thấm vào quần áo.
- Rửa lại với nước sau 10 phút và thoa thêm kem dưỡng ẩm cho da theo chỉ định từ bác sĩ (nếu có).
- Cách chữa mề đay bằng muối và lá trầu nên thực hiện tuần 2 – 3 lần.
Trị mề đay tại nhà bằng muối kết hợp với lá kinh giới
Kinh giới được gọi theo nhiều cái tên khác nhau tùy vào từng vùng miền cụ thể. Trong Đông y, kinh giới có dược tính ấm, vị cay và tính sát khuẩn, chống viêm mạnh. Y học hiện đại lại tìm thấy nhiều hoạt chất có khả năng khử trùng, chống viêm, tăng tuần hoàn máu như menthol racemic, d-menthol, d-limonene,…
Do đó, để phát huy tối đa hiệu chữa chữa mề đay bằng muối, bạn có thể kết hợp cùng lá kinh giới. Cách làm này khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, hơn nữa chi phí thực hiện cũng khá rẻ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 nắm lá kinh giới và 1 ít muối hạt.
- Vò nhẹ lá kinh giới sau khi đã được rửa sạch rồi cho vào nồi 2 lít nước với ít muối, đun sôi.
- Cho nước lá kinh giới ra chậu mang vào phòng kín, lột bỏ quần áo và dùng chăn phủ kín người và chậu nước để xông hơi.
- Xông trong khoảng 10 – 15 phút nhưng cần cẩn trọng để tránh bị bỏng.
- Thực hiện 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả trị mề đay tốt nhất.
Sử dụng hoa cúc trắng và muối chữa mề đay
Hoa cúc trắng cũng là dược liệu tự nhiên có công dụng tốt với sức khỏe và làn da. Ngoài việc sử dụng để làm trà, hoa cúc còn được tận dụng để chữa lành các tổn thương, trị mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa trên da. Tuy nhiên, để làm tăng hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn thì bạn nên kết hợp cùng ít muối trắng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 7 – 10 bông hoa cúc trắng sạch, ngâm nước muối để làm sạch các bụi bẩn, tạp chất.
- Giã nát hoa cúc trắng cùng với muối rồi đắp lên vùng da bị mề đay.
- Đợi trong khoảng 15 phút cho các dưỡng chất thấm vào da rồi rửa lại với nước sạch.
Dùng lá mướp chữa mề đay
Ít ai biết rằng lá mướp cũng là thảo dược có tính diệt khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đây là loại cây có tính thời vụ nên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng khi cần. Nếu trong vườn nhà bạn có sẵn loại cây này thì có thể tận dụng chúng để chữa mề đay cùng muối hạt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá mướp, ½ thìa muối trắng.
- Rửa lá mướp thật sạch, để ráo nước và mang xay hoặc giã nhuyễn với muối.
- Dùng hỗn hợp này apply trực tiếp lên da và rửa lại với nước ấm sau 15 phút.
- Áp dụng tuần 2 – 3 lần.
Chữa mề đay bằng muối và lá tía tô
Thêm một cách chữa mề đay bằng muối nữa mà bạn không nên bỏ qua chính là kết hợp cùng lá tía tô. Đây là nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho da như acid alpha-lineclic, rosmarinic acid, quercetin, luteolin,… Những hoạt chất này có khả năng hữu hiệu trong việc ức chế histamin trong cơ thể cũng như giảm cytokine nhờ vitamin, khoáng chất. Vậy nên tình trạng mề đay sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn kết hợp muối và tía tô để điều trị.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá tía tô đã được rửa sạch và 1 ít muối trắng.
- Bỏ 2 nguyên liệu trên vào nồi đun sôi với nước.
- Khi nước lá nguội bớt, bạn bệnh dùng để ngâm rửa vùng da bị mề đay. Trong trường hợp mề đay lan rộng hoặc ở những nơi khó tiếp cận thì bạn có thể pha với nước mát để tắm.
- Tuần thực hiện 2 – 3 lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh mề đay được thuyên giảm.
Loại bỏ mề đay bằng muối và mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Bên cạnh đó, chúng cũng thường xuất hiện trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh da liễu như viêm da cơ địa, mề đay, viêm da dị ứng,…
Sở dĩ mướp đắng có khả năng này là do chúng có chứa thành phần protid, acid amin, glycoxit đắng và vitamin C, vitamin E… có khả năng ức chế sự phát triển của cấp ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy hiệu quả. Bên cạnh đó, mướp đắng còn hỗ trợ làm giảm mụn, ngăn vi khuẩn xâm nhập, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho da trước các tác nhân có hại từ môi trường.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 quả mướp đắng và ít muối trắng.
- Rửa sạch mướp đắng, thái từng từng miếng nhỏ rồi mang xay nhuyễn với một ít nước.
- Lọc bỏ bã, đun sôi hỗn hợp nước mướp đắng với muối rồi cho thêm chút nước lạnh để ngâm rửa trong 15 phút hoặc pha thành nước tắm.
- Sau đó bạn rửa lại với nước ấm hoặc tắm lại với nước sạch rồi lau khô da.
- Tuần áp dụng cách chữa mề đay bằng mướp đắng và muối 2 – 3 lần.
Dùng muối và ngải cứu chữa mề đay
Rau ngải cứu vốn được xem là một loại thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh và là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng rau ngải cứu thường xuyên mang lại tác dụng tốt cho cả làn da và sức khỏe. Bởi loại cây này sở hữu nhiều thành phần hữu dụng như monoterpen, sesquiterpene, tetradecatrilin, aracholalcol, dehydro matricaria ester.
Với những thành phần nêu trên, ngải cứu có thể kháng khuẩn, an thần, cầm máu, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, làm dịu da,… Tuy nhiên, do có dược tính cao nên nếu không được sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều, ngải cứu có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên da. Do đó, khi kết hợp chữa mề đay bằng ngải cứu và muối biển, bạn không nên áp dụng quá 2 – 3 lần/ngày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 thìa muối trắng.
- Ngải cứu sau khi đã rửa sạch, để ráo nước thì cho lên chảo sao cho nóng.
- Tới khi ngải cứu chuẩn bị ngả vàng thì cho thêm muối vào đảo cùng.
- 5 phút sau bạn tắt bếp, cho 2 nguyên liệu trên vào khăn mỏng và chờ cho nguội bớt thì apply lên da.
- Bạn dùng hỗn hợp trên chườm qua lại ở vùng da bị mề đay để giảm ngứa, giảm viêm cho tới khi chúng nguội.
- Nếu triệu chứng của bệnh vẫn chưa được cải thiện có thể thực hiện thêm 1 lần bằng cách đảo hỗn hợp lại cho nóng rồi tiếp tục apply lên da.
Lưu ý khi chữa mề đay bằng muối
Chữa mề đay bằng muối là phương pháp dân gian an toàn, cho hiệu quả cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên, để các nguyên liệu tự nhiên có thể phát huy được công dụng tối đa, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, các bạn cần lưu ý:
- Mẹo chữa chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp mọi người thấy dễ chịu hơn. Do đó, các cách chữa trị mề đay với muối chỉ có thể sử dụng cho những trường hợp mới khởi phát, bệnh chưa có biến chứng. Với tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Các nguyên liệu tự nhiên sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng chậm hơn so với việc sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, chúng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ địa, mức độ bệnh lý và tính kiên trì của người bệnh.
- Trong quá trình áp dụng mẹo chữa, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng da để tránh hiện tượng kích ứng hoặc xảy ra biến chứng. Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn thì cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.
- Loại muối được sử dụng nên là muối hạt nguyên chất, chưa qua tinh chế. Các nguyên liệu được kết hợp cùng muối cần được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo an toàn, không chứa hóa chất và phải được làm sạch.
- Chú ý vệ sinh da mỗi ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước và sau khi áp dụng các biện pháp bạn đều cần vệ sinh da thật kỹ để tránh hiện tượng viêm nhiễm cũng như giúp các hoạt chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
- Dùng kem dưỡng ẩm ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hải sản, đậu phộng,…
- Không dùng muối trị mề đay ở vùng da có vết thương hở, đang bị lở loét, nhiễm trùng,…
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi và nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, khoáng chất, vitamin,… Để tránh tình trạng da khô, thiếu ẩm thì bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya và dành thời gian để nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, stress.
Nội dung vừa rồi là những vấn đề liên quan tới cách chữa mề đay bằng muối được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để điều trị đúng người, đúng bệnh và đảm bảo an toàn thì bạn nên tới bệnh viện thăm khám. Đồng thời nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp chữa mề đay nêu trên để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!