Top 13 Bài Thuốc Nam Chữa Mề Đay Cho Hiệu Quả, An Toàn Cao
Mẹo dùng các bài thuốc Nam chữa mề đay được nhiều người áp dụng do chúng an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Vậy làm sao để tận dụng các cây thuốc Nam một cách hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không đáng có? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết cách chữa mề đay đơn giản tại nhà với danh sách 13 cây thuốc Nam phổ biến nhất.
Ưu điểm của các bài thuốc Nam chữa bệnh mề đay
Mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thường xuất hiện do dị ứng thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, lông động vật hoặc do các một số thành phần có trong thuốc,… Mề đay nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời rất dễ chuyển qua thể mãn tính với những triệu chứng nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như kiểm soát bệnh.
Có rất nhiều cách điều trị bệnh mề đay, phổ biến nhất là dùng thuốc Tây điều trị. Tuy nhiên cũng có không ít người lại lựa chọn sử dụng những cây thuốc Nam để cải thiện triệu chứng của bệnh. Theo đó, việc dùng cây thuốc Nam chữa mề đay sẽ mang tới những ưu điểm như:
- Tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, rất an toàn và ít gây tác dụng phụ.
- Có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn không gây ra hiện tượng kích ứng da nếu tuân thủ đúng liều lượng.
- Dùng được cho mọi đối tượng, kể cả người già, người trẻ, thậm chí là phụ nữ có thai và sau sinh.
- Nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ nên tiết kiệm được chi phí.
- Các cách thực hiện đa dạng, dễ áp dụng và thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, các cách chữa mề đay bằng thuốc Nam sẽ không thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh nặng. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, hãy dùng thuốc trị mề đay theo chỉ dẫn từ bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị.
Top 13 bài thuốc Nam chữa mề đay hiệu quả nhất
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật phát triển đa dạng, nhiều loại thực vật được tận dụng để điều trị bệnh lý. Trong đó, nổi bật nhất là những bài thuốc nam chữa mề đay mẩn ngứa. Dưới đây là danh sách top 13 cây thuốc Nam được sử dụng nhiều nhất khi bị nổi mề đay.
Sử dụng mướp đắng chữa mề đay
Mướp đắng (khổ qua) là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp gia đình Việt. Bên cạnh đó, lá mướp đắng còn là vị thuốc Nam có tác dụng điều trị mụn nhọt, làm giảm cơn ngứa ngáy, bổ gan và tăng cường cải thiện hệ miễn dịch, trị mề đay tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 30g lá mướp đắng cùng cải dầu, lá cây mướp và mật cá trắm đen.
- Mang tất cả các loại lá rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, phơi nắng cho tới khi lá héo lại thì nghiền nát thành bột.
- Trộn bột trên với cải dầu và mật cá trắm đen rồi thoa lên vùng da bị mề đay sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
- Sau khi hỗn hợp khô lại, bạn rửa lại da với nước ấm là được.
Ngoài cách làm trên, bạn có thể sử dụng quả mướp đắng để chế biến thành các món ăn như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng,…
Bài thuốc chữa mề đay với cây sài đất
Sài đất hay còn được gọi là húng trám – một loài thực vật sinh trưởng trong tự nhiên dưới dạng mọc bò. Ngoài việc sử dụng như một loại rau sống, cây sài đất còn có thể dùng làm thuốc chữa mề đay.
Trong Y học cổ truyền, cây thuốc Nam này có vị chua, tính mát thường được dùng để giải quyết các bệnh liên quan tới kinh Can – Thận. Cụ thể là làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt, cầm ho, chống viêm và giảm ngứa. Vậy nên dân gian cũng tận dụng cây thuốc Nam này để chữa bệnh mề đay, mụn nhọt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu gồm có rau má – kinh giới 15g, kim ngân hoa – sài đất mỗi loại 30g và 10g lá khế.
- Mang rửa sạch tất cả các cây thuốc Nam chữa mề đay nêu trên rồi cho vào nồi đun cùng 1 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Khi nước sôi, bạn cho hết ra chậu, đợi cho nước nguội bớt rồi lấy khăn bông mềm thấm vào nước, lau lên vùng da đang bị nổi mề đay. Sau đó chờ cho da khô tự nhiên mà không cần tắm lại.
Trị mề đay hiệu quả với lá kinh giới
Kinh giới thường bị nhầm lẫn với tía tô, đây là một loại rau sống có tác dụng tốt với sức khỏe. Bên cạnh đó, đây còn được xem là cây thuốc Nam chữa mề đay hiệu quả, an toàn. Cụ thể, kinh giới có thể thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, tiêu viêm, kháng khuẩn, cắt cơn ngứa ngáy, hạ sốt, giảm ho, viêm họng và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Dùng 1 nắm kinh giới tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 500ml nước. mang nồi nước vào phòng kín, lột bỏ quần áo, dùng chăn lớn trùm lên người và nồi nước để xông hơi trong 20 phút đến khi nước nguội. Thực hiện tuần 3 lần, lưu ý để tránh bị bỏng.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, 1 ít ngưu bàng, thuyền thoái, cát căn. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi đem sao vàng, đem sắc với 1 lít nước và uống hết trong ngày.
Sử dụng cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây phổ biến, tất cả bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều ghi nhận công dụng của cây đinh lăng nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sưng viêm và hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da.
Cụ thể, trong đinh lăng có chứa nhiều vitamin, acid amin, saponin nên có thể kiểm soát tốt bệnh mề đay, đặc biệt là triệu chứng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng lớn lá đinh lăng tươi khoảng 1 – 2kg để sơ chế sử dụng dần cho thuận tiện.
- Rửa đinh lăng cho sạch, sau đó ngâm qua nước muối pha loãng và rửa lại 1 lần nữa.
- Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho lên mặt báo, bỏ ra ngoài trời nắng phơi cho tới khi khô héo lại.
- Sau khi đinh lăng đã khô, bạn cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo.
- Mỗi lần dùng 15g cho vào ấm với 700ml nước, đậy kín nắp và tiến hành sắc trên lửa nhỏ.
- Sau khi nước sôi, bạn chia nước thành 3 phần và uống hết trong ngày sau khi ăn.
Thuốc Nam chữa mề đay hiệu quả với chè xanh
Chè xanh là loại cây được trồng phổ biến ở miền bắc Việt Nam. Theo nghiên cứu, trong lá chè xanh có chứa các hoạt chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng chất oxy hóa, tanin, saponin và các vitamin, khoáng chất cần thiết khác.
Việc sử dụng chè xanh chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, lá chè sẽ giúp làm giảm kích ứng nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, nếu uống chè xanh thường xuyên, cơ thể sẽ được thanh lọc, giải độc, giúp da tươi tắn, rạng ngời, căng mịn, đặc biệt là hạn chế tốt những cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi đã được ngâm qua nước muối pha loãng. Cho lá vào ấm, đổ thêm 2 lít nước vào đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Cho nước chè xanh ra chậu, pha thêm nước lạnh rồi dùng nước này tắm ngày 1 lần.
- Cách 2: Sử dụng lá trà xanh tươi còn non hoặc trà khô mua sẵn đều được. Hãm lá trà với nước sôi theo lượng vừa phải như pha trà thông thường. Khi nước chè xanh đã chuyển qua màu vàng sậm thì bạn dùng nước này uống khi còn ấm hoặc pha thêm mật ong, nước cốt chanh cũng rất tốt cho sức khỏe, làn da.
Dùng gừng tươi chữa mề đay
Thêm một loại thuốc Nam chữa mề đay an toàn, hiệu quả, nguyên liệu dễ kiếm mà bạn có thể tham khảo là dùng gừng tươi. Dân gian thường dùng gừng để trị viêm da dị ứng, mề đay, mẩn ngứa. Do gừng là dược liệu có tính ấm, có thể giúp cơ thể thư giãn, tạo cảm giác dễ chịu, đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt nên có thể sử dụng để trị bệnh lý ngoài da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Dùng 25g gừng tươi, để nguyên vỏ, mang rửa sạch để loại bỏ đất cát. Thái gừng thành từng lát mỏng, bỏ vào ấm nước sôi. Chờ nước nguội dần rồi bỏ 1 muỗng mật ong rồi khuấy đều để uống.
- Cách 2: Dùng 30g gừng tươi đã rửa sạch, cạo bỏ vỏ và thái thành từng lát mỏng. Cho thêm 100ml rượu trắng với nồng độ cồn khoảng 40 vào ngâm với gừng trong 24 giờ. Sau 1 ngày ngâm, bạn sử dụng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị tổn thương do mề đay trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước.
Trị mề đay với lá khế
Khế vừa là loại cây ăn quả, vừa là cây thuốc Nam chữa mề đay hữu hiệu. Trong lá khế có chứa hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống nấm, giải độc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá khế để trị mụn nhọt, phát ban, rôm sảy hay viêm da dị ứng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 nắm lá khế tươi đã được rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước. Sau đó đổ nước ra chậu, pha thêm chút nước mát để làm giảm nhiệt độ rồi dùng nước này tắm 1 tuần 3 – 4 lần.
- Cách 2: Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi sao nóng lên với muối hạt. Cho hỗn hợp ra chiếc khăn mềm sạch, buộc chặt 1 đầu rồi chườm lên vùng da bị mề đay cho tới khi nguội. Nên thực hiện 2 lần/ngày cho tới khi bệnh mề đay mẩn ngứa giảm hẳn.
Chữa mề đay hiệu quả với lô hội
Nha đam – lô hội nổi tiếng là một trong những nguyên liệu làm đẹp hiệu quả, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, ít ai biết được chúng còn được tận dụng để làm giảm triệu chứng ngứa rát, sưng đau khó chịu do mề đay gây ra.
Với tính mát, cộng thêm thành phần có tới 90% vitamin và khoáng chất. Nha đam có thể cấp ẩm, giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, khô da mà còn giúp da mềm mịn và trắng sáng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Nếu không muốn kết hợp nha đam với các nguyên liệu khác, bạn có thể sử dụng nha đam nguyên chất để chữa bệnh mề đay. Theo đó, bạn cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch, tách bỏ phần vỏ, giữ lại phần thịt gel bên trong. Lấy thìa cạo phần gel này rồi thoa trực tiếp lên vùng da đang bị mề đay, mẩn ngứa trong 15 phút. Sau đó, dùng nước sạch vệ sinh lại da để loại bỏ phần bã nha đam còn đọng lại trên da.
- Cách 2: Ở cách này bạn dùng 2 thìa gel nha đam kết hợp với 1 thìa oliu. Mix 2 nguyên liệu với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất rồi apply lên chỗ da bị mề đay. Massage để các dưỡng chất thấm đều trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Mẹo dùng lá đơn đỏ chữa mề đay
Cây đơn đỏ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như liễu đỏ, đơn tướng quân, liễu hai da hay hồng bối quê hoa. Cây thuốc Nam chữa mề đay này thường được dùng làm cảnh, chúng có thể sơ chế, phơi khô hoặc sao vàng để làm thuốc trị bệnh, nhất là bệnh ngoài da.
Với khả năng làm mát, giải độc, thanh nhiệt, giảm ngứa, giảm đau, trừ thấp, hạn chế tình trạng sưng viêm,… Cây đơn đỏ được dân gian sử dụng nhiều vào mục đích chữa bệnh mề đay, mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa. Bên cạnh đó, đơn đỏ cũng mang lại hiệu quả cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, tiểu tiện ra máu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng 30g lá đơn đỏ tươi, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng ít nhất 5 phút. Cho lá đơn đỏ vào ấm đun với 500ml nước với lửa nhỏ trong 30 phút. Rót nước ra chén, chia thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày để cảm nhận hiệu quả.
- Cách 2: Chuẩn bị 100g lá – thân và cành cây đơn đỏ, bỏ vào nồi đun với 1 lít nước trong 10 – 15 phút rồi tắt bếp. Cho nước ra chậu, đợi nước nguội bớt thì dùng ngâm, rửa vùng da bị mề đay ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Dùng lá hẹ làm thuốc Nam chữa mề đay
Không chỉ được biết tới như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lá hẹ còn nằm trong danh sách những cây thuốc Nam sở hữu nhiều công dụng trị bệnh tốt. Theo đó, ngoài khả năng cải thiện bệnh hô hấp, lá hẹ còn được biết đến với tác dụng trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
Trong Đông y, lá hẹ không có độc, tính ấm, thường được dùng để tán ứ, hàn khí. Vậy nên, dân gian thường sử dụng lá hẹ để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng của mề đay, đặc biệt là những trường hợp bị mề đay do dị ứng thực phẩm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch cho vào giã nát, ép lấy nước cốt. Vệ sinh da sạch sẽ thì dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da cần điều trị trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Cách 2: Bạn có thể chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi xay thành nước để uống. Cách làm này sẽ giúp giải độc cơ thể và gia tăng khả năng điều trị mề đay từ bên trong.
- Cách 3: Chế biến lá hẹ thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như hẹ xào thịt bò, canh hẹ, hẹ rán trứng,… Cách làm này vừa giúp cải thiện sức khỏe lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay một cách an toàn, hiệu quả.
Bài thuốc Nam chữa mề đay đơn giản với bạc hà
Khi nhắc tới các loại thuốc Nam chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả, không thể không nhắc tới lá bạc hà. Đây là dược liệu có vị cay the, tính mát, có khả năng điều trị bệnh đau họng, phong nhiệt, viêm mũi, sởi, nổi mề đay và đau đầu.
Trong một số nghiên cứu hiện đại, tinh dầu menthol, chất camphen, limonen có trong lá bạc hà cũng được chứng minh về khả năng khử khuẩn, chống viêm và điều trị bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa rất tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 6g bạc hà, sơn tra – cát cánh – hoa cúc mỗi loại 10g và 1 ít mật ong nguyên chất. Bỏ tất cả các nguyên liệu vào ấm hãm cùng nước trong 15 phút sau khi đã rửa sạch. Sau đó, dùng nước thuốc Nam này uống hết trong ngày.
- Cách 2: Lấy một nắm bạc hà tươi, rửa qua nhiều lần với nước rồi để ráo. Giã nát lá bạc hà, đắp lên vùng da bị mề đay một cách nhẹ nhàng sau khi đã làm sạch da. Thực hiện đắp lá bạc hà ít nhất ngày 2 lần cho tới khi bệnh mề đay thuyên giảm.
Dùng cây cỏ mực trị mề đay
Cây nhọ nồi – cây cỏ mực là loại thực vật mọc hoang ở ven đường, bụi rậm. Theo một số tài liệu được ghi chép trong Y học cổ truyền, cỏ mực có tính lạnh, vịt cho, được dùng để sát trùng, cầm máu, tiêu độc, giảm sưng và ngứa ngáy. Chính vì thế, nhiều người còn sử dụng cây nhọ nồi để điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa nhẹ.
Bạn dùng cây thuốc Nam chữa mề đay này 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng ngứa da, mẩn đỏ được thuyên giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách chữa mề đay này để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy một nắm lá cỏ mực, một ít rau diếp cá, lá xương sông, lá dưa leo, huyết dụ và lá nhài.
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào chậu nước ngâm cùng nước muối pha loãng trong 10 phút.
- Giã nát dược liệu, bỏ thêm ít nước rồi lọc vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị, đắp bã lá lên da rồi dùng băng gạc y tế quấn cố định lại, để khoảng 30 phút thì tháo bỏ, vệ sinh lại da.
- Phần nước cốt còn lại bạn dùng uống hết trong 1 lần.
- Ngày cách ngày thực hiện 1 lần cho tới khi tình trạng mề đay được cải thiện.
Chữa mề đay tại nhà với cây chút chít
Theo Y học cổ truyền, cây chút chít (hay cây dương đề, cây lưỡi bò, thổ đại hoàng) có vị đắng, tính hàn nên thường được sử dụng để trị nhiễm trùng ngoài da, mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, lở loét,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cây chút chít để hỗ trợ tẩy giun, nhuận tràng hoặc cải thiện chứng táo bón,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng vài lá chút chít tươi, rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Giã nhuyễn cây chút chít rồi trộn với ít giấm nuôi, sau đó bôi chà lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Thoa nhẹ nhàng, không chà xát để các hoạt chất có trong cây chút chít thẩm thấu vào da tốt hơn.
- Thực hiện 1 lần/ngày, trước và sau khi áp dụng bài thuốc Nam chữa mề đay này đều cần vệ sinh da thật kỹ.
Những lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa mề đay
Việc sử dụng cây thuốc Nam chữa mề đay là biện pháp dân gian cho hiệu quả tốt và an toàn. Mặc dù không thể cho tác dụng nhanh chóng và kiểm soát bệnh tốt như các loại thuốc Tây, tuy nhiên những cây thuốc này lại ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, để quá trình điều trị mề đay diễn ra thuận lợi, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Các bài thuốc chữa mề đay nêu trên chưa được khoa học chứng minh và ghi nhận về tính hiệu quả nên khi áp dụng cần cân nhắc, thận trọng. Tốt hơn, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
- Chỉ nên áp dụng bài thuốc cho những trường hợp bị mề đay nhẹ, chưa có dấu hiệu nhiễm trùng hay bội nhiễm da. Không dùng cây thuốc Nam trên những vùng da có vết thương hở, đang bị lở loét.
- Không thay thế những cách chữa nêu trên cho đơn thuốc hay phương pháp điều trị y tế khác được bác sĩ kê đơn.
- Nếu xảy ra bất cứ triệu chứng, phản ứng bất thường nào khiến bệnh nặng hơn, bạn cần ngưng áp dụng và tới bệnh viện để thăm khám, xử lý.
- Ở những bài thuốc uống, không dùng cho những bệnh nhân đang có vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, phụ nữ đang cho con ti bằng sữa mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chăm sóc ngoài da, ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh cũng như tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh nhà cửa, tắm rửa mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, hóa chất,… Đồng thời nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, đồ ăn cay nóng, rượu, bia,…
Nhìn chung, các biện pháp dùng cây thuốc Nam chữa mề đay không phải phương pháp mới. Mặc dù được đánh giá cao về độ lành tính, an toàn với cơ thể và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên do chưa được kiểm chứng khoa học nên bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn trước khi tiến hành áp dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!