Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là bài thuốc đơn giản được nhiều người truyền tai nhau sử dụng. Tuy nhiên một số người vẫn còn nghi ngờ loại cây thân thảo này có thực sự hiệu quả trong điều thoát vị đĩa đệm hay không. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tác dụng và 6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả.

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân mềm bên trong các đĩa đệm bị thoát ra ngoài do bao xơ bọc bên ngoài bị nứt vỡ. Từ đó chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tủy sống khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Căn bệnh này cần được điều trị kịp thời và đúng cách, tránh tình trạng để lâu khiến người bệnh mất khả năng vận động, hoặc có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cùng với các phương pháp điều trị y tế, có thể kết hợp mẹo chữa tại nhà bằng lá lốt để hỗ trợ thêm cho căn bệnh này. Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên liệu có thể chuẩn bị để lựa chọn cách phù hợp.

Lá lốt là một loại cây thân thảo, ngoài được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn thì nó còn được tận dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Theo đông y, lá lốt có tính ấm, vị nồng giúp ôn trung tán hàn và giảm đau nhanh nên thường được sử dụng điều trị một số bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là một vị thuốc được sử dụng trong điều bị bệnh thoát vị
Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là một vị thuốc được sử dụng trong điều bị bệnh thoát vị

Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa nhiều thành phần tinh dầu có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa như flavonoid và alkaloid. Đặc biệt loại cây này còn chứa những hoạt chất có tác dụng giúp lưu thông máu, từ đó giúp cho xương khớp được chắc khỏe và cải thiện tình trạng thoát vị địa đệm.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị thì người bệnh cũng có thể áp dụng đồng thời các bài thuốc từ lá lốt để tăng cao khả năng phục hồi. Tuy nhiên, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ các trường hợp bệnh mới khởi phát và các cơn đau nhẹ. Bởi vậy, người bệnh không lạm dụng hay dùng phương pháp này để thay thế cho điều trị y tế.

Gợi ý cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả

Có thể thấy, lá lốt có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh về xương khớp, nhưng không phải ai cũng biết áp dụng đúng cách. Khi dùng người bệnh cần nắm rõ liều lượng và cách kết hợp các nguyên liệu với nhau để tránh gây ra các tác dụng phụ. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ 6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt đơn giản giúp bạn thực hiện dễ dàng tại nhà.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt độc vị

Đây là cách làm đơn giản nhất và được áp dụng khá phổ biến bởi giúp người bệnh tiết kiệm nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà có thể dùng lá lốt theo cách chườm đắp, ngâm chân hay sắc nước uống. Cụ thể:

Đắp lá lốt trực tiếp lên vùng tổn thương

Phương pháp này dùng lá lốt đắp trực tiếp lên vị trí bị thoát vị. Lá lốt tác động vào vùng bị đau giúp thư giãn gân cơ và giảm đau hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu và hỗ trợ tốc độ chữa lành vùng thương tổn.

Đắp lá lốt giã nguyễn lên cột sống giúp máu lưu thông và giảm đau nhức
Đắp lá lốt giã nguyễn lên cột sống giúp máu lưu thông và giảm đau nhức

Nguyên liệu: Chuẩn bị 50g lá lốt tươi.

Các bước thực hiện:

  • Ngâm lá lốt trong nước muối loãng khoảng 10- 15 phút, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau. Lưu ý nên giã bằng tay để phát đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Đắp trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút rồi gỡ ra, tiếp tục massage lên vùng da đó 3 – 5 phút để các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

Ngâm chân bằng nước sắc của lá lốt

Đôi khi thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Với những trường hợp này ngâm chân với nước sắc lá lốt sẽ giúp cải thiện các cơn đau và cảm giác khó chịu.

Nguyên liệu: Chuẩn bị 50g lá lốt tươi.

Các bước thực hiện:

  • Ngâm lá lốt với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn,  sau đó rửa lại thật sạch với nước.
  • Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước trong vòng 3 phút.
  • Đổ nước lá lốt vừa sắc ra chậu cho bớt nóng rồi dùng ngâm chân.Sau khi nước đạt đến độ ấm vừa phải, ngâm chân khoảng 15 – 20 phút, đồng thời kết hợp với massage chân để có hiệu quả tốt nhất.

Uống trực tiếp nước sắc lá lốt

Đây cũng là một cách sử dụng lá lốt đem lại hiệu quả cao. Các hoạt chất trong lá lốt theo đường uống có thể đem đến tác dụng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Uống nước sắc lá lốt là cách điều trị từ bên trong cơ thể mang lại hiệu quả nhanh chóng
Uống nước sắc lá lốt là cách điều trị từ bên trong cơ thể mang lại hiệu quả nhanh chóng

Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi.

Các bước thực hiện:

  • Ngâm lá lốt tươi với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa lại với nước nhiều lần cho sạch, sau đó vớt ra để ráo.
  • Đun sôi lá lốt với 200ml nước, sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Loại bỏ phần bã và uống hết phần nước.

Bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng, ngải cứu và cây xấu hổ

Kết hợp lá lốt, đinh lăng, ngải cứu và cây xấu hổ là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tê chân có từ lâu đời. Đặc biệt là cây xấu hổ chứa rất nhiều hoạt chất có dược tính cao, giúp hỗ trợ giảm đau và chống viêm tốt. Phương pháp này có khả năng mang lại hiệu quả tốt hơn so với dùng lá lốt độc vị.

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá lốt (30g), cây xấu hổ (30g), ngải cứu (30g), đinh lăng(30g).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm các nguyên liệu đã chuẩn bị trên trong nước muối loãng khoảng 10- 15 phút nhằm đảm bảo vệ sinh, sau đó vớt ra để ráo nước (trường hợp chuẩn bị thừa nguyên liệu thì có đem phơi khô để dùng cho lần sau).
  • Cho tất cả thảo dược cùng với 1 lít nước vào ấm đun sôi, để lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm cạn một nửa thì tắt bếp.
  • Bỏ phần bã thảo dược và chỉ lấy nước sắc.
  • Chia đều nước sắc thành 3 phần uống/ngày, nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp cùng cây xấu hổ hỗ trợ giảm đau nhức cơ thể hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp cùng cây xấu hổ hỗ trợ giảm đau nhức cơ thể hiệu quả

Kết hợp lá lốt cùng ngải cứu và cây chó đẻ

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ cũng được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Ngải cứu có chứa tricosanol và cineol có thể giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả. Cây chó đẻ có tính mát, giúp thanh can giải độc và thông huyết mạch nên tác động tích cực đến hệ xương khớp. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý như đau lưng, mỏi vai gáy.

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá lốt (100g), ngải cứu (100g), cây chó đẻ (100g).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm các nguyên liệu đã chuẩn bị trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo.
  • Sao khô thảo dược trên chảo nóng, đến khi có mùi thơm bốc lên thì dừng lại.
  • Bọc các dược liệu vừa xử lý trong 1 miếng vải hoặc khăn sạch, chờ bớt nóng chườm lên khu vực bị đau do thoát vị.
  • Chườm đến khi thảo dược hạ nhiệt thì dừng lại (khoảng 15 – 20 phút).
  • Sử dụng từ 1 – 2 lần trong ngày sẽ làm giảm đau nhức nhanh chóng.

Lá lốt trị thoát vị đĩa đệm khi kết hợp cùng ý dĩ, đỗ trọng và cỏ xước

Bài thuốc này kết hợp thêm ý dĩ và đỗ trọng, 2 loại dược liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể và nâng cao thể trạng người bệnh. Đồng thời cỏ xước cũng được thêm vào để tăng hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Được biết trong đông y cỏ xước có tác dụng hoạt huyết, bổ gân cốt. Bởi vậy, khi kết hợp tất cả những dược liệu trên với nhau sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc trị thoát vị đĩa đệm.

Cỏ xước là một trong những loại dược liệu quý giúp tiêu viêm, giảm đau và mạnh gân cốt
Cỏ xước là một trong những loại dược liệu quý giúp tiêu viêm, giảm đau và mạnh gân cốt

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá lốt (20g), ý dĩ (20g), đỗ trọng (20g), cỏ xước (200g).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm các vị thuốc trên trong muối loãng từ 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch rồi để ráo hết nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng nửa lít nước.
  • Đun bằng lửa to cho ấm thuốc sôi bùng lên, sau đó hạ lửa nhỏ thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Loại bỏ phần bã, lấy phần nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn từ 30 – 40 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt cùng sữa tươi tiệt trùng

Lá lốt kết hợp với sữa là bài thuốc ít người biết đến, nhưng lại đem đến hiệu quả rất tốt với các bệnh xương khớp. Sữa tươi cung cấp nhiều canxi và vitamin có lợi cho sự phát triển của hệ thống xương khớp. Khi dùng sữa với lá lốt vừa có tác dụng giảm đau vùng bị thoát vị vừa giúp xương chắc khỏe và linh hoạt hơn.

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá lốt tươi (200g), sữa bò tiệt trùng (500 ml).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá lốt tươi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để đảm bảo vệ sinh, sau đó rửa lại thật sạch để cho ráo hết nước.
  • Xay nhuyễn lá lốt tươi, lọc lấy phần nước và bỏ bã.
  • Hòa nước cốt lá lốt vừa lọc cùng sữa bò tiệt trùng, sau đó chia đều làm 2 lần uống trong ngày, nên hâm nóng trước khi uống.
  • Người bệnh chú ý uống hết trong ngày, không nên để đến hôm sau.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp sữa tươi là bài thuốc hiệu quả mà ít người biết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp sữa tươi là bài thuốc hiệu quả mà ít người biết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Uống Sữa Gì ? Gợi Ý 9 Loại Tốt Nhất

Các món ăn bổ dưỡng từ lá lốt

Lá lốt có thể sử dụng để ăn sống hoặc kết hợp chế biến cùng một số nguyên liệu khác.. Các món ăn từ lá lốt đa phần đều chế biến rất đơn giản, lại dễ ăn, bạn có thể ăn kèm cơm hàng ngày.

Sau đây một số món ăn giàu dinh dưỡng được chế biến từ lá lốt tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Chả lá lốt: Chả lá lốt từ thịt lợn là món ăn có tác dụng giúp ôn ấm, nâng cao sức khỏe. Đặc biệt món này rất tốt cho cho những người mắc chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp, đau lưng.
  • Chả cá cuộn lá lốt: Đây là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều Omega 3 cho cơ thể, giúp hạn chế thoái hóa khớp, giảm đau, chống viêm hiệu quả.
  • Canh lá lốt thịt bằm: Lá lốt nấu canh cùng thịt bằm hỗ trợ giải độc cho cơ thể, đồng thời kháng viêm nên tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp.
  • Thịt bò xào lá lốt: Theo Đông y, khi chế biến 2 nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng bổ máu, chống viêm, trị đau nhức xương khớp, đau lưng và giảm tình trạng phù nề.
Chả lá lốt là món ăn bổ dưỡng giúp ôn ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe
Chả lá lốt là món ăn bổ dưỡng giúp ôn ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Lá lốt là loại cây quen thuộc, dễ tìm kiếm và rất lành tính, ngoài tác dụng giảm đau, giảm viêm, còn thúc đẩy tốc độ phục hồi ở đĩa đệm bị thoát vị. Phương pháp chữa bệnh này vừa đơn giản, tiết kiệm lại đem đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo những bài thuốc này phát huy được hết công dụng:

  • Không lạm dụng hay dùng những bài thuốc này thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị y tế, đặc biệt với các trường hợp bệnh nặng.
  • Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt không có hiệu quả tức thời nên người bệnh cần kiên trì sử dụng.
  • Nên ngâm lá lốt và các thảo dược dùng kèm với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh các rủi ro.
  • Không nên dùng những bài thuốc này đắp, chườm hay ngâm ở vị trí có vết thương hở và bị nhiễm trùng.
  • Phụ nữ đang có thai, cho con bú hay những người bị nóng trong không nên sử dụng các bài thuốc uống. Bởi lá lốt có tính nóng dễ gây mất sữa, đồng thời tính nóng của những bài thuốc này có thể khiến cho tình trạng nóng trong người nghiêm trọng hơn.
  • Cần kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tác động tích cực đến quá trình điều trị.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hạn chế dùng bài thuốc uống từ lá lốt
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hạn chế dùng bài thuốc uống từ lá lốt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt khá tiết kiệm và an toàn nhưng không được các chuyên gia đánh giá cao bởi hiệu quả chậm, thời gian tác động lâu và không toàn diện. Vậy đến gặp bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để biết rõ tình trạng của bản thân, từ đó có phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh này.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm

5 Bài Tập Yoga Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm An Toàn, Hiệu Quả

Thực hiện các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hàng ngày là phương pháp được nhiều chuyên gia về xương khớp đánh giá…
chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

10 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả nhất

Ngải cứu là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Biện…
Cách massage cho người bị thoát vị đĩa đệm

Cách massage cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Massage là phương pháp có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đây là cách hỗ trợ…
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

TOP 8 công thức chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng rất hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý rất khó điều trị triệt để và hầu hết các phương pháp được dùng chỉ có thể cải…
Cây chìa vôi trị thoát vị đĩa đệm có tốt không? Hướng dẫn cách thực hiện

Cây chìa vôi trị thoát vị đĩa đệm có tốt không? Hướng dẫn cách thực hiện

Cây chìa vôi trị thoát vị đĩa đệm được dân gian biết tới và áp dụng từ rất lâu trước đây. Thân, lá và cả…
Cách dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm

TOP 5 cách dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động cũng như sức khỏe của người bệnh.…