10 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả nhất
Ngải cứu là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này được rất nhiều người lựa chọn và có những đánh giá rất tích cực. Tuy nhiên, cần phải áp dụng đúng cách để đạt được công dụng tốt nhất. Dưới đây là một số mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu dành cho bạn tham khảo.
Công dụng trị thoát vị đĩa đệm của ngải cứu
Ngải cứu còn có tên theo khoa học là Artemisia Vulgaris. Đây là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc của dân gian cũng như Đông y, đặc biệt có lợi với người bị bệnh về xương khớp. Cụ thể là chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, ngải cứu là dược liệu có tính ấm, vị hơi đắng và mùi thơm đặc trưng. Ngải có công dụng cầm máu rất tốt, giúp hoạt huyết, chỉ thống, điều hòa khí huyết và an thai. Ngoài ra, ngải còn có vai trò điều trị hàn thấp, phong thấp, đau bụng do lạnh, bạch đới, nôn mửa, giúp lợi tiểu, bổ thận hư và giảm đau nhức xương khớp rất tốt.
Trong quan điểm của Y học hiện đại, ngải cứu có chứa rất nhiều các thành phần axit amin, tinh dầu cùng với flavonoid. Đây đều là các hoạt chất có khả năng làm giảm đau rất tốt. Các triệu chứng đau mỏi tại vai gáy, lưng hay tay chân do thoát vị đĩa đệm đều có thể giảm thiểu.
Đồng thời, cây ngải cứu còn có tác dụng kháng khuẩn cũng như giảm viêm và giảm đau thần kinh do các rễ thần kinh bị chèn ép. Các vấn đề liên quan tới xương khớp khác cũng có thể tận dụng ngải cứu để hỗ trợ điều trị.
Nhờ những công dụng tuyệt vời trên, ngải cứu đã được ứng dụng với nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau. Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp dùng ngải cứu trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị khác.
Tổng hợp 10 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tốt nhất
Dựa vào tình trạng cơ địa cũng như mức độ tổn thương của mỗi người, chúng ta sẽ có những cách áp dụng lá ngải khác nhau. Dưới đây là các cách sử dụng chi tiết.
1. Dùng ngải cứu để chườm nóng
Chườm nóng bằng ngải cứu cùng với muối trắng là một trong những cách giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm tê chân nhanh chóng. Bởi đặc tính của ngải cứu khi có nhiệt nóng và muối tác động sẽ giúp làm dịu các cơn co thắt cơ, kích thích khí huyết lưu thông về cột sống tốt hơn. Nhờ vậy, quá trình phục hồi đĩa đệm bị tổn thương sẽ được đẩy nhanh hơn, người bệnh giảm các cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra, cách làm này còn giúp giảm viêm và hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh, người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá ngải cứu tươi và 20g muối hạt to.
- Bạn rửa sạch lá ngải và để cho ráo nước, sau đó sao nóng cùng với muối.
- Khi lá ngải cứu đã vàng, chúng ta tắt bếp và đổ lá ngải vào một túi vải sạch.
- Đợi vài phút cho lá ngải nguội bớt rồi chườm lên trên vùng đĩa đệm bị tổn thương.
- Mỗi ngày người bệnh có thể chườm nóng 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Cách làm này nên được duy trì đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần.
2. Ngâm chân với lá ngải cứu
Ngâm chân bằng ngải cứu cũng là một liệu pháp dùng nhiệt có công dụng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm rất tốt. Bởi nhờ nhiệt và dược lý từ lá ngải, các huyệt đạo dưới lòng bàn chân sẽ được thư giãn và làm ấm. Cùng với đó là các khớp xương, cơ đều được làm dịu, triệu chứng tê bì chân tay cũng giảm rõ rệt.
Đồng thời, thường xuyên ngâm chân bằng lá ngải cứu còn giúp chúng ta có giấc ngủ tốt hơn, cơ thể luôn được giữ ấm và tăng cường lưu thông máu. Nhờ vậy các khớp xương cũng được ổn định và nhanh chóng làm lành các tổn thương ở cột sống hơn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 250g lá ngải cứu cùng 5g muối hạt.
- Bạn rửa sạch lá ngải và nấu cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi sẽ cho thêm muối hạt vào để khuấy đều.
- Nấu sôi tiếp trong vòng 10 phút nữa với lửa nhỏ và bạn đổ nước ra chậu, đợi cho nước nguội bớt sẽ ngâm chân khoảng 20 phút.
- Trong quá trình ngâm, bệnh nhân nên kết hợp day ấn ở lòng bàn chân, massage nhẹ nhàng dọc 2 bên chân để có thể nâng cao hiệu quả chữa trị.
- Mỗi ngày người bệnh nên ngâm chân 1 lần và duy trì ít nhất khoảng 2 tuần.
3. Dùng lá ngải cứu và mật ong
Dựa theo nhiều nghiên cứu đưa ra, mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cùng các axit amin rất tốt cho cơ thể. Mật ong sẽ giúp người dùng giảm viêm và cải thiện sức khỏe rất tốt.
Các thành phần có trong mật ong còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp, cơ và các mô mềm được bảo vệ khỏe mạnh hơn. Những tổn thương ở cột sống cũng nhanh chóng được chữa lành. Do vậy, kết hợp ngải cứu cùng mật ong chính là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm rất hoàn hảo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi và 10ml mật ong.
- Ngâm lá ngải với nước muối pha loãng khoảng 20 phút và rửa lại với nước sạch.
- Tiếp theo, bạn cho ngải cứu vào máy xay nhuyễn rồi thêm một ít muối.
- Phần nước cốt lọc được sẽ hòa với mật ong để uống hết trong ngày. Chúng ta không để dư qua ngày hôm sau sử dụng tiếp.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên uống lá ngải cứu và mật ong mỗi ngày 1 lần và cần kiên nhẫn dùng trong ít nhất 2 tuần.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cùng rượu
Phương pháp dùng rượu trắng và ngải cứu được đánh giá có công dụng giảm viêm và giảm đau rất rõ rệt. Rượu chính là nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất sát trùng, kháng viêm và ổn định quá trình lưu thông máu, giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, rượu có tính ấm nên có thể làm dịu những cơn co thắt cơ rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 300g lá ngải cứu tươi và 120ml rượu trắng loại 40 độ.
- Bạn rửa sạch ngải cứu và xay nhuyễn, sau đó cho thêm rượu trắng vào để khuấy đều.
- Tiếp đó, cho hỗn hợp này lên chảo và sao nóng cùng với rượu đã chuẩn bị cho tới khi cạn nước.
- Bạn bỏ lá ngải vào trong túi vải để chườm lên trên vị trí bị thoát vị đĩa đệm, đợi thêm khoảng 20 phút rồi bỏ túi chườm ra.
- Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện chườm bằng công thức này 2 lần và duy trì ít nhất 10 ngày.
5. Công thức giấm gạo và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Cũng tương tự như rượu, giấm gạo cũng có chứa những thành phần kháng viêm giúp làm giảm viêm, sát trùng và hỗ trợ chữa lành các tổn thương. Nguyên liệu này cũng có khả năng làm ấm cho cơ thể và kích thích quá trình máu lưu thông.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng 400g lá ngải cứu tươi và 200ml giấm gạo.
- Lá ngải sau khi đã rửa sạch sẽ được xay nhuyễn và trộn thêm giấm, cho lên bếp sao nóng tương tự như công thức với rượu.
- Người bệnh bọc lại hỗn hợp vào khăn vải sạch để chườm lên vùng tổn thương trong khoảng 20 phút, có thể thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.
- Để có thể làm giảm các cơn đau một cách tốt nhất, bạn cần sử dụng ít nhất 2 tuần.
6. Mẹo dùng lá ngải cứu với gừng và quế
Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm và chứa nhiều hoạt chất giảm đau, chống viêm được y học hiện đại ghi nhận rất tốt. Nguyên liệu này cũng có vai trò chữa lành những tổn thương, điều trị hàn thấp và phong thấp. Quế cũng tương tự như gừng, có tính ấm, vị cay, giúp giảm sưng viêm và chống tình trạng suy nhược cơ thể, các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng được làm giảm nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá ngải cứu và 8g vỏ quế cùng 1 củ gừng tươi.
- Gừng được rửa sạch và thái nhỏ, cắt thành các lát mỏng.
- Ngải cứu sau khi rửa sạch sẽ cho vào ấm sắc cùng với gừng và vỏ quế, thêm 6 bát nước rồi sắc cho tới khi thuốc cạn còn khoảng 3 chén.
- Người bệnh chắt lấy phần nước, chia làm 3 để uống hết trong ngày, nên uống khi nước ngải cứu còn ấm và có thể hâm lại vào các bữa uống sau. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu này nên dùng đều đặn trong vòng 1 tuần.
7. Công thức lá ngải cứu và đậu đen, gừng
Để có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm một cách an toàn, hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo thêm cách dùng ngải cứu với gừng, đậu đen và rượu trắng. Biện pháp này giúp chúng ta nhanh chóng giảm các cơn đau và cải thiện tình trạng cứng khớp. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, những tổn thương tại đĩa đệm và mô mềm cũng được giảm thiểu.
Bên cạnh đó, người bệnh còn cải thiện được sự linh hoạt khi thực hiện các động tác liên quan tới vận động cột sống.
Cách thực hiện:
- Chúng ta sử dụng 50g lá ngải cứu, 50g đậu đen và 50g gừng tươi cùng một ít rượu trắng.
- Lá ngải đem rửa sạch, gừng đem rửa và cạo vỏ rồi thái thành các lát mỏng.
- Bạn cho lá ngải, đậu đen và gừng vào trong chảo để sao vàng, sau đó bỏ ra giã nát.
- Trộn các nguyên liệu này cùng với một ít rượu trắng để tạo thành hỗn hợp ẩm.
- Bọc hỗn hợp bằng khăn vải sạch và chườm lên vùng bị đau trong vòng 20 phút.
- Cách chườm này nên duy trì mỗi ngày 2 lần và thực hiện liên tục khoảng 10 ngày để bệnh có thể cải thiện tốt hơn.
8. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, lá lốt, ngưu tất nam và cây trinh nữ
Để có thể làm giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khác của bệnh, chúng ta có thể dùng ngải cứu với lá lốt, trinh nữ và ngưu tất nam. Sự kết hợp này sẽ giúp giảm chứng đau lưng, chân tay tê bì và chống sưng, giảm viêm một cách rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá ngải cứu khô và 100g ngưu tất nam, 100g rễ cây trinh nữ, 100g lá lốt.
- Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu này, để cho ráo nước, sau đó trộn đều và đem đi sao nóng.
- Hỗn hợp thu được có thể bảo quản ở trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.
- Mỗi ngày bạn lấy ra khoảng một nắm nhỏ nguyên liệu và cho vào ấm trà, pha thêm với nước và sắc trong khoảng 30 phút.
- Phần nước thuốc sẽ dùng để chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Với bài thuốc này, bạn hãy thực hiện trong vòng 1 đến 2 tháng để phát huy tối đa công dụng.
9. Giảm đau bằng ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi
Khi chúng ta sử dụng lá ngải cứu với vỏ chanh và vỏ bưởi sẽ giúp giảm nhanh những cơn đau nhức ở lưng, giảm co cứng khớp, tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp xương. Các dây thần kinh cũng bị giảm chèn ép và quá trình lưu thông máu được kích thích.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân sử dụng 200g lá ngải cứu tươi, 200g vỏ bưởi khô và 200g vỏ chanh khô cùng với 1 lít rượu trắng loại 45 độ.
- Lá ngải cứu cần được rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó thái chỏ cùng với vỏ bưởi và vỏ chanh.
- Bạn cho những nguyên liệu này vào chảo để sao vàng.
- Khi sao xong, cho hỗn hợp vào trong hũ thủy tinh và đổ rượu đã chuẩn bị cho ngập hết các nguyên liệu và đậy kín nắp.
- Mỗi ngày, bạn lấy ra khoảng 20 – 40ml rượu và uống 1 lần sau bữa ăn.
10. Chế biến ngải cứu thành món ăn
Ngoài việc dùng để đắp, chườm nóng, lá ngải cũng có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon miệng hàng ngày. Cách làm này giúp người dùng nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng đau nhức ở xương khớp, quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cũng được hỗ trợ tốt hơn.
Một số món ăn ngon từ ngải cứu như: Gà hầm lá ngải, trứng rán lá ngải, chim hầm lá ngải,….
Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cần lưu ý gì không?
Trong quá trình sử dụng lá ngải để chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên chú ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Trước khi sử dụng lá ngải để chữa bệnh, bạn cần có sự trao đổi và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ về tình trạng bệnh thực tế.
- Chúng ta không lạm dụng lá ngải, không ăn quá 500g lá ngải mỗi ngày và ăn quá 3 lần mỗi tuần.
- Lá ngải chỉ có tác dụng giảm cơn đau, hỗ trợ chữa bệnh, không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc điều trị khác.
- Nếu trong thời gian sử dụng lá ngải xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau bụng hoặc ngứa da, bạn cần ngừng dùng và liên hệ ngay với các bác sĩ phụ trách điều trị.
- Người đang có thai, bị viêm gan hoặc có tiền sử bị cao huyết áp không ăn hoặc uống lá ngải.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, canxi và các vitamin, tránh dùng đồ ăn nhiều chất béo và dầu mỡ, thuốc lá hoặc rượu bia.
- Chế độ sinh hoạt mỗi ngày cũng cần được chú trọng, người bệnh cân bằng hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Không mang vác các đồ vật nặng, nằm ngủ đúng tư thế và có thể tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu như thế nào đã được chúng tôi giải đáp rất chi tiết trong bài viết này. Hy vọng các mẹo trên sẽ giúp người bệnh có thể giảm đau nhức an toàn, hiệu quả. Bệnh nhân cũng cần chú ý tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn chữa trị của bác sĩ, kiên trì theo đúng liệu trình để không gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Nếu sau một thời gian dùng lá ngải nhưng không có hiệu quả rõ rệt, bạn hãy lựa chọn các phương pháp khác tích cực hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!