8 Nhóm Thuốc Tim Mạch Giúp Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
Dùng thuốc trị bệnh tim mạch giúp cải thiện các vấn đề mà hệ tim mạch đang gặp phải và ngăn ngừa phát sinh rủi ro không mong muốn. Người bệnh cần dùng thuốc đúng cách để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của bản thân. Một số nhóm thuốc trị bệnh tim mạch mang lại hiệu quả cao thường được sử dụng là thuốc chẹn beta, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông máu,…
Các nhóm thuốc tim mạch điều trị bệnh hiệu quả nhất
Tim mạch là cơ quan rất dễ phát sinh bệnh lý, tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở người già và người trung niên. Chuyên gia cho biết, bệnh tim mạch có mức độ nguy hiểm rất cao và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đồng thời, các bệnh lý này rất khó điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc chỉ trong thời gian ngắn. Thông thường, người bệnh phải dùng thuốc điều độ, kiên trì trong khoảng thời gian khá dài và cẩn thận thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là thông tin về các nhóm thuốc tim mạch điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:
1. Nhóm thuốc trị bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp. Bệnh lý này khởi phát khi áp lực mà máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Điều này đã khiến cho mô và mạch máu phải chịu áp lực lớn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây tổn hại đến mạch máu. Hiện tại, y khoa có 5 nhóm thuốc thường được kê đơn để điều trị bệnh tăng huyết áp. Cụ thể là:
- Thuốc ức chế men chuyển: Gồm các loại thuốc có kết thúc bằng “-pril” như enalapril, captopril, perindopril, lisinopril… Công dụng chính của nhóm thuốc này là ngăn chặn quá trình sản xuất hormone angiotensin gây co thắt động mạch. Từ đó, chỉ số huyết áp sẽ giảm dần, làm thư giãn mạch máu và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: Gồm các loại thuốc có kết thúc bằng “-sartan” như irbesartan, losartan, telmisartan, valsartan,… Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ngăn chặn các ảnh hưởng của hormone angiotensin đối với hệ thống tim mạch, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp xảy ra.
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Gồm các loại thuốc có kết thúc với “-lol” như atenolol, metoprolol, nebivolol,… Thuốc có tác dụng ngăn chặn tác động của adrenaline đối với hệ tim mạch, làm giảm nhịp tim và sức mạnh của các cơn co thắt tại tim.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Gồm có thuốc amlodipine, diltiazem, nicardipine, nifedipine,… Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm khối lượng công việc của tim và tăng cường cung cấp máu giàu oxy cho tim.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc có tác dụng kích thích cơ thể tự đào thải chất lỏng và natri dư thừa thông qua nước tiểu. Điều này đã làm giảm khối lượng công việc lên tim, hạ huyết áp và giảm sự tích tụ chất lỏng bên trong cơ thể. Thường dùng là chlorthalidone, hydrochlorothiazide và indapamide.
2. Nhóm thuốc trị bệnh rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng tim đập nhanh hoặc chậm bất thường. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới và chiếm khoảng 70% trên tổng số ca bệnh. Thông thường, tim sẽ đập loạn nhịp khi bạn rơi vào trạng thái lo lắng, bị ốm hoặc vừa vận động mạnh… Nhưng nếu bạn nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Với những trường hợp tim đập loạn nhịp diễn ra kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại, bắt buộc bạn phải sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim để đưa tần số đập của tim trở về bình thường.
Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là phương pháp được bác sĩ chuyên khoa ưu tiên áp dụng hiện nay. Nếu việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ mới xem xét và chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp. Nhóm thuốc thường được kê đơn điều trị rối loạn nhịp tim là:
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim và ngăn chặn tim đập bất thường. Thường dùng là Amiodaron, Dronedrason, Propafenon, Sotalol,…
- Thuốc chẹn beta: Trường hợp tim đập nhanh bất thường, bạn có thể sử dụng thuốc chẹn beta để cải thiện. Tác dụng chính của thuốc là làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ tim. Thường dùng là Atenolol, Bisopopol, Metoprolol,…
- Thuốc chẹn kênh canxi: Tác dụng chính của thuốc là làm giãn mạch và giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, từ đó nhịp tim sẽ trở nên ổn định hơn. Thường dùng là Diltiazem và Verapamil.
3. Nhóm thuốc trị bệnh thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu chảy vào cơ tim bị suy giảm do tắc nghẽn động mạch. Bệnh lý này đã khiến cho lượng oxy cung cấp cho cơ tim bị suy giảm và làm tổn thương cơ tim. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này là nhịp tim bất thường.
Để điều trị bệnh thiếu máu cục bộ, bạn cần phải cải thiện lượng máu lưu thông đến cơ tim và giảm sự tắc nghẽn tại động mạch vành. Dựa vào mức độ bệnh trạng ở mỗi người, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh là:
- Thuốc Aspirin: Loại thuốc này cần được sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu xảy ra, khiến động mạch vành bị tắc nghẽn. Nhưng nếu đang dùng thuốc loãng máu thì bạn không nên sử dụng thuốc Aspirin.
- Thuốc Nitroglycerin: Thuốc có tác dụng làm mở rộng lòng động mạch một cách tạm thời, từ đó lượng máu lưu thông về tim sẽ tăng lên đáng kể.
- Thuốc hạ cholesterol: Thuốc có tác dụng làm giảm vật liệu chính bám vào mạch vành bằng cách làm giảm lượng lipoprotein cholesterol mật độ thấp và tăng lipoprotein cholesterol mật độ cao. Các loại thuốc hạ cholesterol thường dùng là Statin, Fibrate và Niacin.
4. Nhóm thuốc trị bệnh suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết là hiện tượng tim hoạt động kém hiệu quả khiến chức năng bơm máu bị suy giảm, không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này đã gây ra tình trạng ứ máu ở tim, phổi và một số cơ quan trên cơ thể. Nhóm thuốc trị bệnh suy tim sung huyết được gọi là nhóm thuốc trợ tim hay glycosid tim. Chức năng chính của nhóm thuốc này là cải thiện chức năng tim và tăng cường khả năng co bóp tim, điều này đã hạn chế gây áp lực lên tuần hoàn tim. Các loại thuốc thuộc nhóm này là:
- Thuốc trợ tim nhóm digitalis: Tác dụng của thuốc tăng sức co bóp tim và kích thích cơ tim, giảm nhịp tim và giảm dẫn truyền xung động
- Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch hay còn gọi là thuốc nhóm nitrat. Thuốc có tác dụng làm giãn mạch và hạ huyết áp, tăng cung cấp máu giàu oxy cho tim và giảm khối lượng công việc của tim. Thường dùng là thuốc Hydralazine.
- Thuốc chống đông máu: Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng đông máu xảy ra.
5. Nhóm thuốc trị bệnh tăng lipid máu
Thuốc trị bệnh tăng lipid máu có công dụng chính là làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu gồm 3 loại sau đây:
- Thuốc nhóm Statin: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, đóng vai trò nhất trong việc điều trị tăng lipid máu và xơ vữa động mạch. Thường dùng là Atorvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin, Simvastatin,…
- Thuốc nhóm Fibrate: Thuốc có tác dụng làm giảm Triglyceride trong máu. Thường dùng là Gemfibrozil, Clofibrat và Fenofibrat.
- Thuốc nhóm Acid Nicotinic: Chính là các loại thuốc phóng thích nhanh. Dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà liều lượng dùng thuốc sẽ có sự khác nhau.
6. Nhóm thuốc trị bệnh sốc
Sốc là hiện tượng lượng máu trong cơ thể bị giảm nhanh một cách đột ngột. Các triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi bị sốc là huyết áp giảm nhanh, gây áp lực lên thành tim,… Nếu tình trạng sốc không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi bị sốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc kích thích hệ adrenergic của thần kinh thực vật để điều trị bệnh. Thường dùng là thuốc Adrenalin và Dopamin. Thuốc có tác dụng gây co mạnh, tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
7. Nhóm thuốc trị bệnh rối loạn tuần hoàn
Bệnh rối loạn tuần hoàn máu xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong lòng động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu. Nếu tình trạng này không được cải thiện, thành mạch máu sẽ dày lên theo thời gian và khiến lòng mạch máu bị thu hẹp lại. Nhóm thuốc điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn có tác dụng chính là làm co mạch, giãn vi mạch, cải thiện sức bền của thành mạch và phòng ngừa biến chứng tai biến mạch máu não. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn máu là Vinpocetin, Piracetam…
8. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông có tác dụng giảm khả năng đông máu, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các cục máu đông bên trong thành mạch. Loại thuốc này thường được kê đơn điều trị bệnh lý tim mạch để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc nghẽn mạch phổi,… Hai loại thuốc chống đông thường được kê đơn để điều trị bệnh tim mạch là thuốc chống đông máu cũ (Thuốc heparin tiêm tĩnh mạch, thuốc uống acenocoumarol, thuốc warfarin) và thuốc chống đông máu mới (Dabigatran, apixaban và rivarixaban được sử dụng bằng đường uống).
Thuốc chống tập kết tiểu cầu cũng là một trong những loại thuốc chống đông được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông bằng cách không cho tiểu cầu trong máu dính vào nhau. Thuốc thường được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân đã từng bị đau tim, đau thắt ngực không ổn định, đột quỵ do thiếu máu cục bộ,… để ngăn chặn đông máu tiểu cầu.
Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám bên trong động mạch khi chưa có tắc nghẽn lớn. Với những bệnh nhân bị đau tim đã được đặt stent trong động mạch vành hoặc đã phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc aspirin kê đơn kết hợp với một số loại thuốc chống tập kết tiểu cầu để ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Lưu ý khi dùng thuốc tim mạch điều trị bệnh
Khi mắc phải các bệnh lý tim mạch, bạn cần dùng thuốc điều trị để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các rủi ro không mong muốn. Việc chủ quan trong điều trị có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng để quá trình điều trị bằng thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Khi dùng thuốc tim mạch điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về dùng để điều trị bệnh tại nhà. Việc sử dụng sai thuốc có thể phát sinh ra một số rủi ro không mong muốn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho hệ tim mạch như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc,… Nên chia nhỏ bữa ăn và nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn. Cần cung cấp đủ vitamin nhóm B cho cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh như thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thịt đỏ, sữa giàu chất béo,… Nói không với thuốc là và rượu bia.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Hạn chế việc hoạt động thể lực mạnh, tránh vận động quá sức gây áp lực lên tim và khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu. Người bệnh lưu ý, mất ngủ kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe tim mạch bị suy giảm.
Thuốc tim mạch gồm có rất nhiều loại với công dụng và cách dùng khác nhau. Khi gặp vấn đề về tim mạch bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa xác định chính xác mức độ bệnh trạng để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị bệnh đúng cách. Việc tự ý dùng thuốc tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Cùng Chuyên Mục: