20 Loại Trà Giảm Cholesterol Giúp Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

Thay vì sử dụng quá nhiều loại thuốc Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể hỗ trợ làm giảm lượng mỡ máu của mình bằng cách sử dụng các loại trà giảm cholesterol. Những loại trà này không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top 20 loại trà giảm giúp làm cholesterol tốt nhất, hãy cùng tham khảo.

Top 20 loại trà giảm cholesterol tốt nhất hiện nay

Sử dụng các loại trà giảm cholesterol cũng là cách được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Những loại trà này đều được chiết xuất từ 100% nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, dễ mua, dễ uống và có thể sử dụng bất cứ khi nào.

Việc uống trà giảm mỡ máu không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp da dẻ của bạn thêm tươi trẻ, thư giãn tinh thần và giúp người bệnh cảm thấy tỉnh táo, thư giãn hơn.

Dưới đây là top 20 loại trà giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu hiệu quả mà bạn nên sử dụng ngay hôm nay.

Trà sả giảm cholesterol

Đây là một loại đồ uống vô cùng thơm ngon, dễ uống, giúp người bệnh cảm thấy sảng khoái và thư thái hơn. Bên cạnh đó, loại trà này còn mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người bị máu nhiễm mỡ. Cây sả được biết đến với công dụng giúp làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.

Trà sả giảm cholesterol
Trà sả giảm cholesterol

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong thành phần của sả có chứa chất chống oxy hóa isoorientin và swertia japonica, giúp loại bỏ gốc tự do. Vì vậy, thường xuyên uống trà sả có thể làm giảm huyết áp và tâm thu một các hiệu quả. Ngoài ra, chất chống oxy hóa này còn giúp cho các tế bào trong động mạch vành luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng rối loạn.

Ngoài ra, trà sả còn rất giàu kali, vitamin C và vitamin A. Có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, chống buồn nôn, kháng nấm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, giúp giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên…. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống khoảng một ly trà sả 200ml sẽ có tác dụng kiểm soát mỡ máu và cải thiện sức khỏe đáng kể.

Trà râu ngô hỗ trợ làm giảm mỡ máu

Trà râu ngô cũng là một loại trà giảm cholesterol hiệu quả. Trong thành phần của râu ngô có chứa rất nhiều dưỡng chất bao gồm: Carbohydrate, magie, canxi, kali, sitosterol, phytosterol, alkaloids, saponin, stigmasterol, tanin, flavonoid, vitamin C, A… Những hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, lợi tiểu, kiểm soát đường huyết, giảm huyết áp, thanh nhiệt, giải độc.

Đặc biệt, hàm lượng hormone thực vật phytosterol có trong râu ngô có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu các cholesterol vào cơ thể. Từ đó, giảm lượng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, đồng thời tăng lượng HDL-cholesterol. Do đó, thường xuyên sử dụng nước trà râu ngô sẽ giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 100g râu ngô đem nấu với nước để uống sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Trà hoa dâm bụt

Theo tờ Times Now News đưa tin, trà hoa dâm bụt là một loại trà có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp kháng khuẩn, tăng cường chức năng gan mà còn có đặc tính chống oxy hóa, hạ huyết áp, phòng ngừa ung thư và chống lại sự tấn công của các gốc tự do.

Trà hoa dâm bụt
Trà hoa dâm bụt

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 cho thấy, những bệnh nhân bị tiểu đường sử dụng trà dâm bụng trong vòng 1 tháng đã giảm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính, đồng thời gia tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng loại trà này còn giúp làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Đồng thời, hoạt chất polyphenol có trong hoa dâm bụt cũng giúp chống viêm mạnh mẽ, giúp làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Từ đó giúp phòng ngừa các bệnh như: Ung thư miệng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư da. Vì vậy mỗi ngày, người bệnh nên uống tối đa 350ml trà hoa dâm bụt để giúp cải thiện sức khỏe của mình.

Trà gừng – trà giảm cholesterol

Một trong những loại trà giảm cholesterol hiệu quả nhất đó chính là trà gừng. Gừng là một loại nguyên liệu tự nhiên, phổ biến, thường có mặt trong mỗi gian bếp của gia đình. Trong thành phần của trà gừng có chứa nhiều vitamin, axit amin cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác.

Do đó loại trà này mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời như: Kháng viêm, diệt khuẩn, thúc đầy quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, huyết áp thấp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,… Ngoài ra, hoạt chất gingerol có trong gừng còn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, giúp chất béo không bị lắng đọng lâu trong cơ thể.

Việc pha trà gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch nhánh gừng, thái mỏng hoặc đập dập. Sau đó cho vào ấm trà hãm cùng với nước sôi trong 10 phút. Đổ trà ra ly, thêm một chút mật ong và nước chanh vào khuấy đều là có thể thưởng thức. Mỗi ngày uống 1 ly trà gừng sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu của mình.

Trà táo gai (sơn tra)

Táo gai hay còn được biết đến với tên gọi là quả sơn tra. Loại trái cây này rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe con người. Ngoài công dụng giúp cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, quả sơn tra còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh mạch vành, cao huyết áp,…

Quả táo gai dùng để hãm trà giúp làm giảm cholesterol
Quả táo gai dùng để hãm trà giúp làm giảm cholesterol

Cụ thể, trong thành phần của táo gai có chứa hoạt chất flavonoid, triterpene kali, giúp làm thông mạch, ngăn ngừa hiện tượng xuất hiện mảng bám ở thành mạch. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều enzym phân giải mỡ, hỗ trợ chuyển hóa lượng dầu mỡ trong thức ăn, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và men tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ giảm mỡ, giảm cân hiệu quả.

Trong quá trình pha trà táo gai, bạn nên dùng thêm một chút đường để trung hòa độ chua của loại quả này. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng khoảng 150-200ml trà táo gai, không nên dùng quá nhiều sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên.

Trà vả giúp kiểm soát mỡ máu

Trà vả cũng là một loại trà dùng cho những người bị mỡ máu cao. Loại trà này có chứa hàm lượng lớn các chất như lipase và hydrolase. Những hoạt chất này có tác dụng giảm lipid máu rõ rệt, giúp phân hủy lipid máu, giảm áp lực lên mạch máu, giảm sự lắng đọng chất béo trong mạch máu, giúp các mạch máu đàn hồi tốt hơn.

Thường xuyên sử dụng trà vả một cách khoa học sẽ giúp làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên loại trà này không thích hợp dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt và những người bị viêm loét đường tiêu hóa.

Trà đen – trà giảm cholesterol

Các nhà khoa học cho biết, trong thành phần của trà đen có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như polyphenol, flavonoid, caffein, vitamin, axit amin cùng nhiều khoáng chất khác. Những chất này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và triglycerid ở những người bị máu nhiễm mỡ.

Trà đen giúp làm giảm cholesterol trong máu
Trà đen giúp làm giảm cholesterol trong máu

Ngoài ra, uống trà đen mỗi ngày còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo, góp phần hỗ trợ giảm cân ở người béo phì. Đây là một trong những yếu tố giúp làm giảm mỡ máu hiệu quả. Người bệnh có thể uống trà đen giữa các bữa ăn. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều trà đen vì nó có thể gây mất ngủ.

Trà xanh hỗ trợ làm giảm mỡ máu

Trà xanh cũng là một loại trà giảm cholesterol trong máu hữu hiệu được nhiều người lựa chọn. Trong thành phần của trà xanh có chứa hợp chất polyphenol và catechin, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ hóa mạch máu, giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Ngoài ra, hoạt chất EGCG có trong trà xanh cũng làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim. Chất gallotanin và theanine cũng góp phần vào việc ngăn ngừa tình trạng thoái hóa của các tế bào thần kinh trung ương, giúp tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể.

Vì vậy người bị máu nhiễm mỡ nên sử dụng từ 3-5 tách trà xanh mỗi ngày để tăng cường loại bỏ lượng cholesterol xấu ở máu và gan. Tuy nhiên bạn không nên dùng trà xanh vào lúc đói hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi điều này có thể gây ra hiện tượng cồn cào, buồn nôn, mất ngủ.

Trà atiso đỏ

Atiso từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, loại trà này còn có chứa hoạt chất hibithocin, giúp hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, điều hòa mỡ máu về mức cho phép, bảo vệ tim và phòng ngừa các bệnh tim mạch có thể xảy ra.

Ngoài ra, trà atiso đỏ còn chứa chất amylase, có tác dụng giúp phân hủy tinh bột đường, ngăn ngừa hiện tượng tích tụ calo dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân an toàn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm hiện tượng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Trà atiso đỏ
Trà atiso đỏ

Bên cạnh đó, loại trà này còn giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư, chống lại sự tác động của các gốc tự do. Mỗi ngày người bệnh sử dụng khoảng 30g hoa atiso đỏ khô, đem hãm với 700ml nước sôi và uống sẽ giúp điều hòa mỡ trong máu, giảm cholesterol hiệu quả.

Trà hoa cúc – trà giảm cholesterol

Trà hoa cúc có chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavones và chất chống oxy hóa. Chúng mang đến công dụng giúp làm giảm mỡ máu, loại bỏ các cholesterol xấu, hạ huyết áp, mát gan, giảm cân, làm đẹp da, giảm đau tức ngực, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch….

Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống từ 2-3 tách trà hoa cúc sẽ để cải thiện sức khỏe và giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Bạn có thể chọn các loại trà như trà hoa cúc mâm xôi, trà cúc đại đóa, trà cúc tiến vua, trà cúc La Mã, trà cúc trắng phơi khô, trà cúc vàng Đà Lạt,…

Trà xạ đen và xạ vàng

Xạ đen, xạ vàng là những loại cây dược liệu được trồng phổ biến ở vùng núi Hòa Bình của nước ta. Nước nấu từ những loại cây này có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon, Maytenfolone A,… Chúng có tác dụng chữa ung thư, điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

Người bệnh có thể phơi khô 50g lá xạ đen hoặc xạ vàng sau đó cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước. Sau khoảng 10 phút bạn gạn nước này để uống trong ngày. Thực hiện mỗi tuần từ 3-4 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Trà lá sen giảm cholesterol

Nếu bạn đang không biết nên dùng loại trà giảm cholesterol nào thì có thể tham khảo trà lá sen. Loại trà này có mùi thơm, dễ uống nên được nhiều người yêu thích. Trong thành phần của lá sen có chứa alkaloids và flavonoid. Những hoạt chất này có tác dụng giảm béo, phòng ngừa béo phì, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, viêm túi mật và bệnh mạch vành.

Trà lá sen giảm cholesterol
Trà lá sen giảm cholesterol

Để pha trà lá sen, người bệnh cần mua lá sen tươi, rửa sạch, phơi khô, hãm lấy nước để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu như hoa hòe, hoa cúc để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Trà bồ công anh

Trong danh sách các loại trà giảm cholesterol không nên bỏ qua trà bồ công anh. Loại trà này rất phổ biến và thường được chị em sử dụng để làm đẹp da và giảm cân. Trong thành phần của trà bồ công anh có chứa hoạt chất Flavonoids, giúp làm giảm lượng cholesterol có hại, trung hòa các gốc tự do, chống oxy hóa mạnh và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Người bệnh chỉ cần pha một thìa bột bồ công anh vào cốc nước nóng, khuấy đều và uống ngay khi còn ấm. Bạn có thể cho thêm một ít mật ong để tăng thêm hương vị. Mỗi ngày chỉ cần uống từ 1-2 ly trà bồ công anh sẽ giúp lượng mỡ máu được điều chỉnh về mức an toàn. Tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng loại trà này.

Trà giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một loại cây quen thuộc được Đông y sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị tim mạch, ung thư, béo phì,… Cụ thể trong thành phần của giảo cổ lam của chứa các hoạt chất như flavonoid, saponin, vitamin, selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng trà giảo cổ lam sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp máu lưu thông lên não được dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại trà này còn giúp ổn định đường huyết, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa, phòng ngừa biến chứng tim mạch, tăng chuyển hóa mỡ thừa và cải thiện hệ miễn dịch. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần dùng khoảng 20g trà giảo cổ lam hãm với nước sôi để uống sẽ giúp làm giảm lượng mỡ máu trong cơ thể hiệu quả.

Trà nấm linh chi giúp kiểm soát mỡ máu

Trong thành phần của nấm linh chi có chứa nhóm sterois, adenosine, acid ganoderic, polysaccharides beta-glucan. Hoạt chất này có tác dụng giúp giải độc gan, bảo vệ gan, tiêu diệt vi khuẩn và virus, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, phòng ngừa men gan cao và xơ gan….

Trà nấm linh chi giúp kiểm soát mỡ máu
Trà nấm linh chi giúp kiểm soát mỡ máu

Để sử dụng trà nấm linh chi, người bệnh thái nhỏ nấm, nghiền vụn. Mỗi ngày dùng 3g nấm linh chi đem hãm với nước sôi. Sau khoảng 20 phút là bạn có thể dùng được. Bạn uống nước này thay nước lọc trong ngày sẽ giúp cơ thể có nhiều năng lượng và tràn đầy sức sống.

Trà tim sen hỗ trợ làm giảm mỡ máu

Trà tim sen là một loại trà khá phổ biến và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể, hoạt chất alkaloid isoquinoline, quercetin và các flavonoid có trong tâm sen sẽ có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, ổn định huyết áp, giảm tình trạng tim đập nhanh, kiểm soát lượng đường huyết, giảm mỡ máu, giảm cân và trị mất ngủ hiệu quả.

Cách pha trà tim sen rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 1 thìa cafe tim sen vào ấm trà, hãm cùng với nước sôi 100 độ. Sau khoảng 3-4 phút là người bệnh có thể thưởng thức. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể kết hợp thêm với mật ong, cam thảo, kỷ tử, hoa cúc,..

Trà kỷ tử giảm cholesterol

Kỷ tử là dược liệu quen thuộc được Đông y sử dụng để điều chế nhiều bài thuốc bổ dưỡng cho sức khỏe. Theo trang Heathline cung cấp, kỷ tử có chứa nhiều thành phần quan trọng như: Chất đạm, calo, chất xơ, đường, sắt, vitamin A, vitamin C. Những hoạt chất này có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm cholesterol xấu, làm chậm sự hình thành của các mảng xơ vữa, hạ đường huyết và tăng độ bền vững của thành mạch.

Trà kỷ tử giảm cholesterol
Trà kỷ tử giảm cholesterol

Người bệnh chỉ cần sử dụng 20g kỷ tử, đem hãm với 500ml nước sôi. Sau khoảng 15 phút là hoàn toàn có thể sử dụng được. Bạn nên uống trà ngay khi còn nóng để tăng hiệu quả điều trị. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng lượng mỡ máu trong cơ thể của bạn sẽ được điều chỉnh về mức cho phép.

Trà lá vối

Trà lá vối là một loại đồ uống quen thuộc vào mùa hè, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được rất nhiều người yêu thích. Trong thành phần của lá vối có chứa rất nhiều vitamin, tinh dầu, tanin, khoáng chất và đặc biệt là hoạt chất beta-sitosterol. Chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu, giúp giúp giảm nồng độ LDL và tăng chỉ số HDL.

Để sử dụng trà lá vối giảm cholesterol, bạn rửa sạch một nắm lá vối khô, cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước và uống thay nước lọc trong ngày. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trà cát cánh

Cát cánh là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, được tìm thấy chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Cát cánh có vị đắng, tính bình, không có độc, thường được Đông y sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như ho có đờm, sưng phổi, viêm họng, hen suyễn.

Còn theo Y học hiện đại, cát cánh có chứa nhiều thành phần hóa học như: Saponin, Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,… Bên cạnh công dụng giúp giảm đau, kháng viêm, diệt nấm, cát cánh còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong gan và thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.

Người bệnh cần dùng lá cát cánh tươi, đem luộc trong 30 phút, vớt ra và phơi khô. Mỗi lần dùng 10g, đem hãm với sôi để uống thay nước lọc hàng ngày.

Trà hà thủ ô

Người bệnh bị máu nhiễm mỡ có thể tham khảo sử dụng trà hà thủ ô. Trong thành phần của hà thủ ô có chứa các hoạt chất như chrysophanol, emodin, rhein, lecithin, tinh bột và lipid thô. Chúng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong huyết thanh, ngăn ngừa tình trạng tích mỡ trong máu, chống xơ vữa động mạch, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Trà hà thủ ô
Trà hà thủ ô

Để sử dụng trà hà thủ ô hiệu quả, bạn chuẩn bị các nguyên liệu như: Hà thủ ô, cánh hổ, lá sen, thảo quyết minh, lá chè tươi, linh chi, sơn tra, mỗi thứ khoảng 15g. Sau đó hãm cùng với nước để uống trong ngày. Thực hiện liên tục ít nhất một tháng sẽ có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.

Lưu ý trong quá trình sử dụng các loại trà giảm cholesterol

Các loại trà giảm cholesterol kể trên đều là những loại trà tự nhiên, tốt cho sức khỏe và vô cùng lành tính. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ khiến trà không thể phát huy được đúng công dụng của nó. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi uống trà giảm mỡ máu bạn cần nắm rõ.

  • Không uống trà để qua đêm: Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Bởi sau một đêm trong nước trà có thể xuất hiện các loại nấm mốc và vi sinh, làm biến đổi dược chất và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không uống trà sau khi ăn no: Bởi lượng axit tanna có trong trà khi kết hợp với chất sắt có trong thức ăn sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu, thiếu sắt, làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Vì vậy bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 20-30 phút là tốt nhất.
  • Không uống trà trong lúc đói: Bởi vì điều này sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, cồn cào, nôn nao.
  • Không uống nước trà quá nóng: Bởi nhiệt độ nước quá cao có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. Vì vậy khi pha trà bạn nên đợi trà nguội bớt rồi mới uống.
  • Không nên uống trà đặc thường xuyên: Trong nước trà đặc có chứa nhiều chất nhu, khiến niêm mạc dạ dày co lại, loãng dịch vụ, lắng đọng protein, giảm khả năng hấp thu sắt và vitamin B1. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng, nhất là đối với những người bị huyết áp cao, tiểu đường, viêm gan, viêm thận.
  • Người bị viêm loét dạ dày không uống trà: Những người bị viêm da dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày không nên uống nước trà. Bởi chất tanin trong trà sẽ kích thích tế bào thành dạ dày tiết thêm nhiều axit khiến tình trạng viêm loét ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những loại trà giảm cholesterol tốt nhất, giúp mang đến hiệu quả cao mà người bệnh nên tham khảo áp dụng. Hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một loại trà giảm mỡ phù hợp với khẩu vị và tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc vào cách điều trị này. Bạn vẫn cần đến khám bệnh định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Bài viết hấp dẫn: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ Số HDL Cholesterol Có Ý Nghĩa Gì, Tăng Hay Giảm Là Tốt?

Chỉ Số HDL Cholesterol Có Ý Nghĩa Gì, Tăng Hay Giảm Là Tốt?

Nhiều người chỉ biết tới Cholesterol chứ chưa biết về chỉ số HDL Cholesterol. Vậy chỉ số HDL là gì, có ý nghĩa gì, và…
Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan, omega 3, vitamin và khoáng chất sẽ góp phần giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và…
16+ Nước Ép Giảm Cholesterol Thơm Ngon Dễ Làm Tại Nhà

16+ Nước Ép Giảm Cholesterol Thơm Ngon Dễ Làm Tại Nhà

Bên cạnh việc xây dựng một thực chế độ ăn uống lành mạnh, người bị máu nhiễm mỡ có thể bổ sung thêm các loại…
17 Loại Trái Cây Giảm Cholesterol Giúp "Quét Sạch" Mỡ Máu

17 Loại Trái Cây Giảm Cholesterol Giúp “Quét Sạch” Mỡ Máu

Lượng cholesterol trong máu cao quá mức quy định có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm…
Khi Nào Cần Giảm Cholesterol, Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Khi Nào Cần Giảm Cholesterol Và Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Cholesterol là một trong những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, động mạch vành. Vậy trong trường hợp nào…
Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…
Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Huyết áp cao gây đau đầu là tình trạng phổ biến, đây được xem là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não (đột…
Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) khiến bệnh nhân bại liệt, thậm chí là…
Chia sẻ
Bỏ qua