Top 7 Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn Tốt Và Hiệu Quả Nhất
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn giúp tăng lưu lượng máu đến vết nứt, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và thúc đẩy quá trình thư giãn cơ vòng hậu môn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại thuốc tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì – Top 7 loại tốt nhất
Các vết nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ phân mềm, chẳng hạn như như uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi nhằm điều trị các vết nứt, giảm đau và phục hồi chức năng bình thường ở cơ vòng hậu môn. Các loại thuốc bôi điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến nhất bao gồm:
1. Xylocaine Jelly 2% – Thuốc bôi gây tê giảm đau do nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Lidocain
- Dạng bào chế: Gel
- Công dụng: Gây tê, giảm đau
Xylocaine Jelly 2% là gel gây tê, thường được sử dụng gây tê, bôi trơn và giảm đau ngoài da. Trong 1 gram tương ứng với 1 ml Xylocaine jelly có chứa 20mg Lidocaine hydrochloride khan. Thuốc có tác dụng làm tê niêm mạc nhanh và bôi trơn, giảm ma sát, từ đó ngăn ngừa vết nứt hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện nhanh chóng, thường trong vòng 5 phút, và kéo dài từ 20 – 30 phút.
Công dụng:
- Làm tê tạm thời, giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn.
- Bôi trơn hậu môn, giúp phân di chuyển ra khỏi hậu môn nhanh chóng, hạn chế cơn đau.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc gây tê tại chỗ.
- Mẫn cảm với methyl hoặc propyl parahydroxybenzoate.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc có tác dụng nhanh (trong khoảng 5 phút) và kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
- Rửa tay trước khi sử dụng thuốc. Thoa một lượng thuốc vừa đủ vào vị trí nứt hậu môn.
- Rửa tay sau khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ:
- Đau hoặc khó chịu ở vị trí bôi thuốc
- Phản ứng dị ứng
Thận trọng khi sử dụng:
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Người lớn tuổi và bệnh nhân có tổng thể trạng kém cần thận trọng khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo liều lượng sử dụng, thuốc Xylocaine Jelly 2% có thể gây ảnh hưởng nhẹ đến chức năng thần kinh, gây suy yếu tạm thời khả năng vận động. Do đó, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
2. Dexpanthenol 5% – Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Dexpanthenol
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi ngoài
- Công dụng: Điều trị và dự phòng da khô, nứt nẻ
Dexpanthenol 5% là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn với thành phần chính là Dexpanthenol hàm lượng 1.5 gram. Công dụng chính của thuốc là điều trị các vết thương, vết loét, làm liền sẹo, dưỡng ẩm và ngăn ngừa sự mất nước qua da. Thuốc cũng giúp hydrat hóa lớp sừng, tăng độ đàn hồi cho da và kích thích quá trình phục hồi vết nứt hậu môn.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dexpanthenol 5% được sử dụng ngoài da.
- Thoa thuốc mỗi ngày một lần vào vị trí nứt ở hậu môn. Có thể thoa thuốc nhiều lần nếu cần thiết.
Trong hầu hết các trường hợp Dexpanthenol 5% an toàn và ít khi dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp các phản ứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như ngứa da.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt.
- Người bệnh dễ bị chảy máu hoặc các các bệnh dễ chảy máu cần thận trọng khi sử dụng.
- Dexpanthenol có chứa cetyl alcol và lanolin, do đó có thể gây phản ứng da tại chỗ, chẳng hạn như dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.
3. Anusol-HC – Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Hydrocortisone
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da
- Công dụng: Điều trị các vết thương cấp và mạn tính, tổn thương da, rách trực tràng, nứt hậu môn và bệnh trĩ.
Anusol là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, giúp cải thiện các cơn đau ở hậu môn và phục hồi chức năng bình thường ở hậu môn – trực tràng. Thành phần chính của thuốc là kẽm oxit có tác dụng làm se các mô sưng, chống viêm, thư giãn các mạch máu và mô liên kết ở hậu môn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có chứa Pramoxine, giúp gây tê cục bộ, giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh nứt kẽ hậu môn.
Chỉ định:
- Cải thiện cơn đau liên quan đến nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại
- Điều trị các bệnh lý ở hậu môn, chẳng hạn như ngứa rát, đau hậu môn
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Anusol:
- Thuốc được sử dụng bằng cách bôi ngoài da. Có thể thoa thuốc bằng tay, tăm bông hoặc mảnh giấy vệ sinh nhỏ.
- Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc.
- Có thể thoa thuốc 2 – 5 lần mỗi ngày nếu cần thiết.
- Không sử dụng thuốc kéo dài hơn 2 tuần. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện.
Tác dụng phụ:
- Ngứa da
- Phát ban
Đôi khi thuốc có thể dẫn đến đỏ, sưng, đau nghiêm trọng hơn. Đây có thể là dấu hiệu dị ứng thuốc, người bệnh cần rửa sạch thuốc và theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, vui lòng đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Thận trọng khi sử dụng:
- Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
4. Nitro-Bid – Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả
- Hoạt chất: Nitroglycerin
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ
- Công dụng: Giãn cơ trơn mạch máu, hạn chế áp lực lên hậu môn, giảm đau liên quan đến nứt kẽ hậu môn
Nitro-Bid là thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn với thành phần chính là Nitroglycerin. Công dụng chính của thuốc là làm giãn cơ trơn mạch máu, giúp thư giãn các động mạch và tĩnh mạch ngoại vi. Điều này thúc đẩy lưu lượng máu đến các kết nứt, kích thích quá trình chữa lành và thư giãn cơ vòng hậu môn.
Chỉ định sử dụng:
- Cải thiện cơn đau do nứt kẽ hậu môn.
- Thúc đẩy làm lành các vết thương và ngăn ngừa vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng với người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp vào khu vực bị tổn thương.
- Thoa thuốc mỗi ngày một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Rửa tay ngay sau khi thoa thuốc.
- Thời gian sử dụng thuốc tối đa là 3 tuần. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian mà không thông báo với bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu
- Giảm huyết áp, dẫn đến chóng mặt và choáng váng
Đôi khi Nitroglycerin có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng. Người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu như phát ban, ngứa da, sưng ở lưỡi, cổ họng, khó thở hoặc chóng mặt nghiêm trọng.
Thận trọng khi sử dụng:
- Trước khi sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ nếu dị ứng với Nitroglycerin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh bị thiếu máu, huyết áp thấp, mất nước hoặc tăng áp lực nội soi (chẳng hạn như chấn thương đầu / não).
- Thuốc có thể gây chóng mặt và choáng váng, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc nếu nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
5. Rectogesic GTN – Thuốc mỡ giảm đau nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Glyceryl trinitrate
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da
- Công dụng: Thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm đau liên quan đến nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, táo bón
Rectogesic GTN là một loại thuốc mỡ giảm đau, thường được sử dụng để điều trị cơn đau do nứt hậu môn. Hoạt chất chính của thuốc là Glyceryl Trinitrate, một chất làm giãn mạch, giúp mở rộng dòng máu ở hậu môn để máu có thể di chuyển đến các mô nhiều hơn. Điều này giúp làm giảm các phản ứng đau đớn và cảm giác chèn ép ở hậu môn.
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Rectogesic GTN được chỉ định bởi bác sĩ để điều trị các tổn thương do táo bón, phân rất khô cứng, rò hậu môn và nhiều vấn đề khác ở hậu môn. Thuốc cũng giúp làm lành các vết thương và phục hồi chức năng bình thường ở hậu môn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp vào vết thương.
- Liều lượng sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.
- Bôi thuốc mỡ 12 giờ một lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi hoặc tăng liều lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Rửa tay sau mỗi lần sử dụng thuốc.
- Có thể tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi cơn đau thuyên giảm, tuy nhiên không sử dụng thuốc kéo dài hơn 8 tuần. Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ và dị ứng da. Nếu nhận thấy các dấu hiệu ngứa sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Thận trọng khi sử dụng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
6. Diltiazem – Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Diltiazem
- Dạng bào chế: Thuốc bôi ngoài da
- Công dụng: Tăng lưu lượng máu đến vết nứt hậu môn, thúc đẩy quá trình chữa lành
Diltiazem thuốc chẹn kênh canxi làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến vết nứt hậu môn, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các vết nứt. Thuốc cũng giúp làm giảm áp lực trong cơ vòng hậu môn, giảm co thắt và giảm đau. Diltiazem được sử dụng như một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn phổ biến, hiệu quả cao và an toàn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên các vết nứt ở hậu môn.
- Thoa thuốc 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu
- Phát ban da, nổi mề đay
- Chảy máu hậu môn
- Ngứa hậu môn
- Kích ứng da ở hậu môn
- Cảm giác nóng rát tại vị trí thoa thuốc
Thận trọng khi sử dụng:
- Không sử dụng thuốc ở người bệnh dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử bệnh tim, suy gan, suy thận hoặc suy tim.
- Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
- Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với thuốc, điều này có thể dẫn đến chóng mặt, táo bón hoặc sưng mắt cá chân. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định.
7. Tetracycline 3% – Kháng sinh bôi ngoài da điều trị nứt kẽ hậu môn
- Hoạt chất: Tetracycline Hydrochloride
- Dạng bào chế: Thuốc bôi
- Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn, điều trị vết nứt hậu môn
Tetracycline 3% là thuốc mỡ kháng sinh với thành phần chính là hoạt chất Tetracycline Hydrochloride. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng da ở các vết xước, vết nứt, bao gồm nứt kẽ hậu môn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Rửa tay và làm sạch hậu môn.
- Thoa một lượng nhỏ sản phẩm lên vết nứt hậu môn từ 1 – 3 lần mỗi ngày.
- Rửa tay sau khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ:
- Đau, đỏ, sưng tấy ở hậu môn khi sử dụng thuốc
- Da khô hoặc có vảy
- Cảm giác châm chích hoặc bỏng rát
Thận trọng khi sử dụng:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng.
- Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử bệnh thận, bệnh gan hoặc dị ứng thuốc.
- Thuốc có thể khiến vắc xin vi khuẩn sống hoạt động không hiệu quả. Do đó, thông báo với bác sĩ nếu người bệnh đang tiêm vắc xin vi khuẩn sống.
Lời khuyên cho người bệnh nứt kẽ hậu môn
Ngoài việc sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để góp phần cải thiện các triệu chứng. Một số lời khuyên cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Tránh lau bằng giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện, thay vào đó người bệnh có thể sử dụng vòi xịt hoặc khăn lau trẻ em để làm sạch.
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, giúp phân mềm và dễ đi ra khỏi hậu môn.
- Uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Uống nhiều nước hơn khi thời tiết ấm hoặc khi vận động thể chất cường độ cao.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và nứt kẽ hậu môn.
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tránh chờ đợi lâu, điều này có thể dẫn đến táo bón và nứt kẽ hậu môn.
- Thực hiện các thói quen đại tiện lành mạnh, tránh căng thẳng hoặc ngồi quá lâu khi đại tiện.
Các thuốc bôi nứt kẽ hậu môn thường có tác dụng làm giãn cơ vòng, tăng cường lưu lượng máu và giúp vết nứt nhanh lành. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc gây tê, giảm đau và ngăn ngừa vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Tham khảo thêm: