Top 5 Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn Cho Trẻ Em Hiệu Quả Và An Toàn
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em được sử dụng tại vùng hậu môn, có tác dụng thư giãn các cơ vòng hậu môn, đồng thời tăng cường lưu lượng máu và giúp vết thương lành nhanh chóng hơn. Dưới đây bài viết sẽ cập nhật một số loại thuốc phổ biến nhất, phụ huynh có thể tìm hiểu và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp cho bé.
Top loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em
Nứt kẽ hậu môn rất phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến đau đớn, khó khăn khi đi vệ sinh cũng như khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nứt hậu môn là táo bón, phân khô cứng và gây tổn thương hậu môn khi đại tiện.
Hầu hết các vết nứt sẽ được cải thiện trong vài tuần nếu có biện pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị tại nhà, sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thực hiện các tiểu phẫu điều trị. Dưới đây là một số thuốc bôi nứt hậu môn cho bé phổ biến, an toàn và hiệu quả, cha mẹ có thể tìm hiểu.
1. Proctogel – Thuốc bôi nứt hậu môn cho bé
Proctogel là kem dưỡng da, cải thiện các triệu chứng đau rát, nứt nẻ, giúp làm dịu và kích thích quá trình phục hồi vết thương. Thuốc thường được chỉ định để điều trị nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm hậu môn, sa búi trĩ hoặc tổn thương do ma sát ở hậu môn.
Thành phần chính:
- Triticum aestivum
- Glycerin
- Phenoxyethanol
- Hydroxyethylcellulose
- Polyethylene glycol 400
- Nước
Công dụng của thuốc Proctogel:
- Giảm đau nhanh chóng
- Ngăn ngừa tình trạng chảy máu từ vết nứt
- Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chảy dịch, sưng vết ở vết thương
- Bảo vệ các mô bị tổn thương
- Hỗ trợ phục hồi các tổn thương nhanh chóng
Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em Proctogel:
- Rửa sạch hậu môn và vết nứt, lau khô bằng khăn sạch
- Lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da tổn thương
- Sử dụng thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày
Kem Proctogel rất an toàn và không có tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ mà không cần lo lắng về các phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
2. Mineral oil – Kem bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em
Mineral oil còn gọi là dầu khoáng, là một chất lỏng nhờn, không màu, trong suốt, không mùi và không có vị. Tác dụng chính của sản phẩm là khóa ẩm, làm mềm da và kích thích quá trình phục hồi các vết nứt. Mineral oil là sản phẩm không kê đơn, được sử dụng như một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em hiệu quả và an toàn.
Công dụng chính:
- Làm mềm da
- Giảm táo bón
- Làm dịu và kích thích phục hồi vết nứt kẽ hậu môn
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh hậu môn và vết nứt với nước sạch, lau khô nhẹ nhàng với khăn mềm.
- Thoa một lớp mỏng Mineral oil khi da còn ẩm để sản phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Có thể sử dụng Mineral oil nhiều lần trong ngày.
- Nếu các triệu chứng nứt kẽ hậu môn không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc phù hợp.
Mineral oil là thuốc bôi nứt hậu môn cho bé an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên một số trẻ có thể bị ngứa da, châm chích nhẹ, kích ứng hoặc nổi mề đay, mẩn đó. Nếu bất cứ phản ứng phụ nào kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Nitroglycerin – Thuốc bôi nứt hậu môn cho bé
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho bé Nitroglycerin được sử dụng để điều trị các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng. Thuốc hoạt động bằng cách thư giãn các cơ xung quanh các mạch máu, làm giảm áp lực bên trong hậu môn, từ đó giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc thuốc bôi nứt kẽ hậu Nitroglycerin được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng thuốc thường xuyên hoặc hoặc kéo dài hơn mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc được sử dụng thông qua đường trực tràng. Không thoa thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Nếu thuốc dính vào các khu vực này, hãy rửa sạch ngay lập tức.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc.
- Thoa một lớp thuốc mỏng vào khu vực bị tổn thương, không đẩy ngón tay sâu vào hậu môn – trực tràng của bé.
- Rửa tay sau khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng:
- Nitroglycerin được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu trẻ có tiền sử dị ứng thuốc hoặc các loại thực phẩm khác, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ nếu trẻ có tiền sử thiếu máu, tăng huyết áp, mất nước, có các bệnh về tim như thiếu máu cơ tim, mạch máu hoặc áp lực nội sọ.
4. Cortizone – Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em
Cortizone là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em với thành phần chính là Hydrocortisone. Tác dụng chính của thuốc là giảm sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ và các tình trạng dị ứng, phát ban, tổn thương da khác. Cortizone là một loại corticosteroid nhẹ, chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng kem Cortisone:
- Vệ sinh hậu môn và lau khô với khăn sạch trước khi sử dụng.
- Thoa một lượng thuốc nhỏ lên khu vực bị tổn thương.
- Sử dụng thuốc 4 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Liều lượng sử dụng thuốc được hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi sử dụng thuốc. Tránh để thuốc dính vào mắt, môi, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Nếu thuốc dính vào các khu vực này, hãy rửa sạch và lau khô.
Phản ứng phụ:
- Ngứa da
- Châm chích
- Bỏng rát
- Kích ứng da
- Khô hoặc nổi mẩn đỏ
Nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Thận trọng khi sử dụng:
- Chỉ sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
- Không kết hợp Cortisone với các loại thuốc thoa ngoài da khác mà không thông báo với bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ nếu trẻ có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị ứng với các loại thực phẩm khác.
- Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với Cortisone, do đó các tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn. Hãy thông báo với bác sĩ nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Eumovate 0.05% – Thuốc trị nứt kẽ hậu môn, viêm da cho bé
Eumovate 0.05% có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0.05% kl/kl, được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, sưng, ngứa và nứt nẻ da ở trẻ nhũ nhi, trẻ em và người lớn.
Các chỉ định sử dụng thuốc bao gồm:
- Nứt kẽ hậu môn
- Viêm da cơ địa
- Viêm da tiết bã
- Hãm da do tã lót
- Các phản ứng do côn trùng đốt
Eumovate 0.05% là một loại corticosteroid dùng tại chỗ, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, không tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc có dạng kem đặc, thích hợp sử dụng khi vết nứt hậu môn đang bị rò rỉ dịch hoặc trong quá trình phục hồi.
- Bôi một lớp thuốc mỏng, xoa nhẹ để phủ kín hoàn toàn vùng da bệnh.
- Sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng được cải thiện. Sau đó giảm dần liều lượng sử dụng hoặc chuyển sang các loại thuốc khác có dược lực nhẹ hơn.
- Nếu các triệu chứng nứt kẽ hậu môn không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thận trọng khi sử dụng:
- Trẻ em có thể nhạy cảm với corticosteroid tại chỗ, do đó có thể xuất hiện các tác dụng phụ như ngứa da, châm chích hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu các phản ứng trở nên nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với thuốc.
- Thuốc được sử dụng ngoài da, không được nuốt và không thoa thuốc lên mắt, mũi, miệng hoặc cơ quan sinh dục.
- Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến quá liều và nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ nứt kẽ hậu môn
Hầu hết các vết nứt kẽ hậu môn không nghiêm trọng và có thể phục hồi sau một thời gian mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Bổ sung nhiều chất xơ để làm mềm phân.
- Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để thư giãn hậu môn, giảm kích ứng, tăng cường lưu lượng máu đến hậu môn, trực tràng.
- Nếu các triệu chứng nứt hậu môn kéo dài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn giúp giảm đau, thư giãn các cơ ở hậu môn và kích thích quá trình phục hồi sau tổn thương. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tham khảo thêm: