Khi Nào Cần Giảm Cholesterol Và Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Cholesterol là một trong những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, động mạch vành. Vậy trong trường hợp nào cần giảm Cholesterol và nên giảm như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Cholesterol, đồng thời biết cách cân bằng chỉ số giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Trường hợp nào cần giảm Cholesterol?

Cholesterol là một trong 3 loại lipid quan trọng của hệ tuần hoàn. Vai trò chính là sản sinh hormone steroid (Estrogen, Progesteron, Testosteron, Cortisol, Aldosteron), tạo vitamin D, hỗ trợ tiêu hóa,… Tuy nhiên, nếu hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa động mạch máu, tăng huyết áp bất thường, sỏi mật, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Cholesterol vừa là "bạn" vừa là "kẻ thù" của cơ thể
Cholesterol vừa là “bạn” vừa là “kẻ thù” của cơ thể

Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, bạn phải nắm được chỉ số của Cholesterol trong cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tình trạng sức khỏe bình thường: Chỉ số Cholesterol toàn phần  <200 mg/dL (5,1 mmol/L) cho thấy khả năng mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
  • Đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe: Chỉ số Cholesterol toàn phần từ  200 – 239mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L). Cần sinh hoạt điều độ và theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và kịp thời xử lý.
  • Cholesterol trong máu tăng cao:  Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) cho thấy nguy cơ xơ vữa động mạnh, cần điều trị kịp thời.

Như vậy, nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch hoặc đã mắc bệnh tim mạch thì cần thực hiện biện pháp hạ thấp nồng độ Cholesterol trong máu.

5 Cách giảm mỡ máu và Cholesterol hiệu quả

Với mỗi 10% Cholesterol giảm được trong cơ thể thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm xuống từ 20–30%. Đồng thời, chỉ số Cholesterol bình thường cũng giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan. Hầu hết chúng ta đều có thể giảm Cholesterol hiệu quả mà không cần phải sử dụng thuốc. Dưới đây là 5 phương pháp giảm Cholesterol bạn đọc có thể tham khảo.

Giảm Cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Giảm Cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Ăn thực phẩm tốt cho tim mạch và hệ tuần hoàn

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh của cơ thể. Hãy thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn để giảm Cholesterol và cải thiện sức khỏe của bạn. Cụ thể là:

  • Giảm chất béo bão hòa: Loại chất béo này làm tăng lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: thịt mỡ, bơ sữa, kem, bánh quy, bơ thực vật, thực phẩm chế biến bằng cách sử dụng dầu thực vật được hydro hóa một phần.
  • Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Đây là một trong số các loại chất béo lành mạnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như bệnh mất trí nhớ và tụt huyết áp. Thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm: cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó,…
  • Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ có khả năng làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, từ đó làm giảm mỡ máu và Cholesterol toàn phần. Hầu hết các loại rau củ, hoa quả, bột yến mạch,… đều chứa nhiều chất xơ.
  • Bổ sung “whey protein”: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng whey protein có khả năng làm giảm cả Cholesterol LDL và Cholesterol toàn phần trong máu. Bạn có thể bổ sung đạm whey bằng cách sử dụng các loại sữa công thức. Ngoài ra, các thực phẩm ăn hàng ngày như thịt, cá, trứng, chế phẩm đậu nành cũng chứa thành phần này.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cơ thể khỏe hơn
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cơ thể khỏe hơn

Tập thể dục hàng ngày giảm Cholesterol toàn phần

Việc tăng cường các hoạt động thể chất giúp ngăn chặn tích tụ mỡ thừa, giảm lượng Cholesterol trong cơ thể. Hoạt động thể chất vừa phải còn giúp tăng cường Cholesterol Lipoprotein mật độ cao (HDL) có lợi cho cơ thể.

Tập thể dục đều đặn giúp giảm mỡ và Cholesterol trong máu
Tập thể dục đều đặn giúp giảm mỡ và Cholesterol trong máu

Các chuyên gia khuyến cáo nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục 5 lần mỗi tuần, hoặc nhảy aerobic trong 20 phút 3 lần mỗi tuần để giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn cũng có thể tận dụng các quãng thời gian ngắn trong ngày để đi bộ, đạp xe, chơi thể thao,… Có thể tìm một người bạn đồng hành hoặc tham gia vào một nhóm tập thể dục để duy trì rèn luyện.

Tránh xa thuốc lá

Thuốc lá gây hại cho gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả tim mạch. Khói thuốc có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tim và mạch máu, thay đổi thành phần hóa học của máu, gây ra mảng bám Cholesterol tích tụ trong các động mạch.

Thuốc lá gây hại cho toàn bộ cơ thể
Thuốc lá gây hại cho toàn bộ cơ thể

Bỏ hút thuốc lá giúp bạn cải thiện mức cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể tự nhận thấy một số dấu hiệu tích cực như sau:

  • 20 phút ngay sau khi bỏ thuốc: Huyết áp và nhịp tim được phục hồi sau khi tăng đột biến do thuốc lá
  • Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc: Các chức năng phổi và tuần hoàn máu bắt đầu được cải thiện
  • Trong vòng một năm bỏ thuốc: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm xuống, tỷ lệ chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.

Giảm cân để giảm mỡ máu và Cholesterol

Tăng cân, thừa cân cũng là một nguyên nhân làm tăng Cholesterol. Muốn giảm Cholesterol thì bạn cần giảm cân một cách khoa học. Điều cần chú ý nhất là chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập. Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số thói quen hàng ngày sau đây để giúp việc giảm cân hiệu quả hơn.

Duy trì cân nặng ổn định ở mức bình thường giúp bảo vệ sức khỏe của bạn
Duy trì cân nặng ổn định ở mức bình thường giúp bảo vệ sức khỏe của bạn
  • Uống nhiều nước lọc thay vì uống nước có đường hoặc nước uống có ga.
  • Không nên ăn quá no mà hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, chú ý ăn chậm nhai kỹ để không nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn.
  • Tạo thói quen hoạt động thể chất như sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy, đi dạo sau bữa ăn, vận động nhẹ sau thời gian ngồi làm việc liên tục,…

Hạn chế uống rượu

Đồ uống có cồn được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu nạp vào cơ thể lượng cồn quá nhiều sẽ làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính. Tuy nhiên nếu uống ở một mức độ phù hợp thì sẽ giúp làm tăng cholesterol HDL có lợi cho cơ thể. Để cân bằng được mặt lợi ích và tác hại của rượu thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

  • Với người bình thường, chỉ nên uống tối đa từ 1 – 2 ly rượu mỗi ngày.
  • Phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi không nên uống quá 1 ly rượu nhỏ mỗi ngày.
  • Những người bị mắc các bệnh mãn tính, có bệnh nền, phụ nữ mang thai,… không nên uống rượu.
Hạn chế uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe
Hạn chế uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe

Đặc biệt lưu ý rằng bất kỳ ai cũng không nên uống quá nhiều rượu. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người dùng nhiều rượu sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc cồn, suy tim, đột quỵ, rối loạn huyết áp,…

Một số lưu ý

Việc giảm Cholesterol không quá khó khăn, nhưng cũng không thể có kết quả chỉ trong một sớm một chiều. Vì vậy bạn phải có quyết tâm và duy trì thói quen lành mạnh một cách điều độ. Ngoài ra, để việc giảm Cholesterol diễn ra hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu, Cholesterol toàn phần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để có được kế hoạch giảm Cholesterol khoa học, phù hợp nhất.
  • Khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm mỡ máu, giảm Cholesterol. Chỉ sử dụng thuốc nếu có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin về Cholesterol cũng như cách giảm Cholesterol an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Không nên bỏ lỡ: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

20 Loại Trà Giảm Cholesterol Giúp Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

20 Loại Trà Giảm Cholesterol Giúp Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

Thay vì sử dụng quá nhiều loại thuốc Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể hỗ trợ làm giảm lượng mỡ máu của mình…
5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân…
Đột Quỵ Khi Chạy Bộ Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

Đột Quỵ Khi Chạy Bộ Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân xảy ra sự cố đột quỵ sau khi chơi thể thao…
Đột Quỵ Và Cách Sơ Cứu Tại Chỗ Đúng Kỹ Thuật Giảm Biến Chứng

Đột Quỵ Và Cách Sơ Cứu Tại Chỗ Đúng Kỹ Thuật Giảm Biến Chứng

Đột quỵ là rối loạn tuần hoàn máu não tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không kịp thời…
Chỉ Số HDL Cholesterol Có Ý Nghĩa Gì, Tăng Hay Giảm Là Tốt?

Chỉ Số HDL Cholesterol Có Ý Nghĩa Gì, Tăng Hay Giảm Là Tốt?

Nhiều người chỉ biết tới Cholesterol chứ chưa biết về chỉ số HDL Cholesterol. Vậy chỉ số HDL là gì, có ý nghĩa gì, và…
Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…
Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình: Mối Quan Hệ Và Cách Phân Biệt

Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?

Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau…
16+ Nước Ép Giảm Cholesterol Thơm Ngon Dễ Làm Tại Nhà

16+ Nước Ép Giảm Cholesterol Thơm Ngon Dễ Làm Tại Nhà

Bên cạnh việc xây dựng một thực chế độ ăn uống lành mạnh, người bị máu nhiễm mỡ có thể bổ sung thêm các loại…
Chia sẻ
Bỏ qua