Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) khiến bệnh nhân bại liệt, thậm chí là mất cả tính mạng. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này. Vậy vì sao huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, phòng ngừa như thế nào?

Cao huyết áp gây đột quỵ, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Cao huyết áp gây đột quỵ, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Tại sao bệnh huyết áp cao dẫn đến đột quỵ?

Huyết áp cao là tình trạng áp lực đẩy máu vào thành động mạch lớn, chỉ số huyết áp tâm thu đo được là 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg. Nếu không được kiểm soát tốt và liên tục diễn biến trong thời gian dài, tăng huyết áp có thể gây ra suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận,… thậm chí là đột quỵ.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ đột ngột, khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn tri giác, yếu/liệt nửa người. Nếu chỉ là cơn đột quỵ thoáng qua, các triệu chứng trên có thể tự thuyên giảm trong 24 giờ. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp cơn đột quỵ kéo theo các triệu chứng và tồn tại trong nhiều tháng, nhiều năm khiến bệnh nhân giảm vận động, mất khả năng lao động, nói ngọng hoặc không thể nói… gây nhiều áp lực chăm sóc cho gia đình và xã hội.

So với những người bình thường, bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều. Sở dĩ huyết áp cao dẫn đến đột quỵ là vì tăng huyết áp làm tăng thêm gánh nặng cho tim, theo thời gian khiến động mạch cùng các cơ quan trong cơ thể tổn thương. Lâu dần, bệnh cao huyết áp làm xơ vữa động mạch. Sự nứt ra của các mảng xơ vữa này dẫn tới sự hình thành các mạch máu đông – yếu tố hay hẹp, tắc mạch máu. 

Cao huyết áp và đột quỵ có mối liên hệ mật thiết với nhau
Cao huyết áp và đột quỵ có mối liên hệ mật thiết với nhau

Thống kê cho thấy, 87% số trường hợp cao huyết áp đột quỵ do mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc trong não. Tình trạng này khiến lưu lượng máu truyền đến các tế bào não giảm, gây chết tế bào não và được gọi là đột quỵ nhồi máu.

Trong khi đó, khoảng 13% bệnh nhân cao huyết áp còn lại đột quỵ do mạch máu trong hoặc gần não bị vỡ. Đây được gọi là dạng đột quỵ xuất huyết, bởi chính sự tăng huyết áp làm tăng áp lực ở động mạch gây phình mạch máu rồi khiến mạch máu não đó vỡ ra, làm chảy máu trong não.

Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và đột quỵ

Huyết áp cao gây đột quỵ không còn là tình trạng hiếm gặp. Thực tế, đây là 2 tình trạng sức khoẻ có mối liên hệ mật thiết với nhau:

Tăng huyết áp làm thay đổi cấu trúc mạch máu não

Huyết áp tăng gây ra những tác động sâu sắc tới cấu trúc mạch máu. Cụ thể:

  • Thúc đẩy sự phát triển của mảng xơ vữa ở động mạch não và tiểu động mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến tắc, tổn thương động mạch do thiếu máu cục bộ.
  • Gây nhiễm mỡ tại động mạch xuyên sâu và tiểu động mạch đóng vai trò cung cấp máu cho chất trắng, dẫn đến nhồi máu chất trắng hoặc xuất huyết não.
  • Làm phát sinh sự phì đại và tái tạo cơ trơn, khiến lòng mạch bị thu hẹp. 
  • Khiến mạch máu, làm tăng áp lực thành mạch và được xem là yếu tố dự báo đột quỵ.
Cấu trúc mạch máu não chịu tác động của huyết áp cao
Cấu trúc mạch máu não chịu tác động của huyết áp cao

Huyết áp cao tác động đến lưu lượng máu não

Ở bệnh nhân tăng huyết áp, sự hoạt hoá não bị giảm khiến cho lưu lượng máu não giảm, nhất là ở các vùng chịu áp lực tưới máu cao trong suốt thời gian dài. Tình trạng này sẽ làm phát sinh những tổn thương tại chất trắng. Đồng thời, huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn chức năng nội mô của mạch máu não, tăng tính thấm của mạch máu não và dẫn đến phù não.

Tăng huyết áp gây căng thẳng oxy hoá trên mạch máu não

Khi hệ thống phòng thủ chống oxy hóa “quá tải” sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng oxy hoá. Điều này dẫn tới tình trạng cạn kiệt phân tử chống oxy hoá, làm mất hoạt tính chống oxy hoá. Trong khi đó, đây lại lại yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp, nếu diễn biến trong thời gian dài sẽ gây đột quỵ.

Tăng huyết áp và rối loạn chức năng điều hòa động mạch

Đối với cơ chế điều hoà huyết áp hệ thống, chức năng điều hòa của động mạch là một trong những phản xạ sinh lý quan trọng. Khi chức năng này suy giảm, thành mạch dễ xơ vữa và ít nhạy cảm ơn với những thay đổi của huyết áp. Chính vì vậy mà chức năng điều hòa động mạch đóng vai trò quan trọng đối với tăng huyết áp cũng như những biến chứng của bệnh lý này.

Chức năng điều hòa động mạch rối loạn có thể gây tăng huyết áp
Chức năng điều hòa động mạch rối loạn có thể gây tăng huyết áp

Cao huyết áp gây đột quỵ xử trí thế nào?

Huyết áp cao dẫn đến đột quỵ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân và người chăm sóc cần chủ động sơ cứu và thực hiện các biện pháp hỗ trợ để ngăn biến chứng.

Nếu chỉ là đột quỵ thoáng qua, người bệnh và người chăm sóc không cần quá lo lắng vì các dấu hiệu có thể biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có biểu hiện mất tri giác, yếu/liệt thì đây là cơn đột quỵ thực sự và cần được chăm sóc y tế. Lúc này, cần gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh tới bệnh viện. 

Trong thời gian chờ đợi hãy thực hiện những biện pháp sau:

  • Nếu người bệnh hôn mê đồng nghĩa với liệt hô hấp nên đờm, dãi tiết ra sẽ không nuốt được xuống thực quản. Cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh trào ngược đờm/dãi vào khí quản gây tắc đường thở dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.
  • Không di chuyển bệnh nhân, không đỡ bệnh nhân đứng dậy
  • Tháo bớt cúc áo, dây áo ngực để đường thở được thư giãn, hạn chế tập trung đông người khiến người bệnh không có oxy.
  • Tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió, bôi vôi vào gan bàn chân, châm kim vào đầu ngón tay… bệnh nhân vì điều này không những không hiệu quả mà còn có thể gây tổn thương, việc chà xát cũng vô tình làm tăng huyết áp.
  • KHÔNG cho bệnh nhân ăn/uống/sử dụng thuốc thì rất dễ gây tắc đường thở dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Bệnh nhân cần được nằm ở tư thế thoải mái trong thời gian chờ xe cấp cứu
Bệnh nhân cần được nằm ở tư thế thoải mái trong thời gian chờ xe cấp cứu

Cần chú ý tranh thủ cấp cứu trong khoảng thời gian vàng 3 giờ đầu sau đột quỵ đưa bệnh nhân đi cấp cứu để loại bỏ biến chứng, giữ mạng sống cho bệnh nhân. Việc nhập viện chậm trễ sẽ khiến tế bào não cùng các tế bào thông thường khó hồi phục. Điều này làm bệnh nhân phải đối diện với nguy cơ bại liệt suốt đời, không nói được, không tự chủ ăn uống và vệ sinh, thậm chí là tử vong sau vài ngày.

Phòng ngừa đột quỵ do huyết áp cao

Ở bệnh nhân cao huyết áp, tình trạng đột quỵ rất dễ xảy ra nếu không được chăm sóc đúng cách, sinh hoạt không điều độ. Do vậy, để phòng tránh huyết áp cao dẫn đến đột quỵ mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế ăn mặn, tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh… vì đây là những món ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp và tác động không tốt tới sức khoẻ.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin trong bữa ăn hằng ngày.
  • Uống đủ 2l nước mỗi ngày, đảm bảo cung cấp cho các hoạt động sống.
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, trung bình 30-60 phút/ngày để nâng cao sức khoẻ và đẩy lùi bệnh tật.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, chủ động theo dõi chỉ số huyết áp và diễn tiến của bệnh để kịp thời can thiệp phù hợp.

Huyết áp cao dẫn đến đột quỵ là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Do vậy, nếu đang bị cao huyết áp mỗi người cần chủ động theo dõi sức khỏe, ghi nhớ các triệu chứng và kịp thời thăm khám để được tư vấn từ bác sĩ. Tránh chủ quan, xem nhẹ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do cao huyết áp mà dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Bài đọc thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân…
Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Huyết áp cao gây đau đầu là tình trạng phổ biến, đây được xem là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não (đột…
Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…
Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình: Mối Quan Hệ Và Cách Phân Biệt

Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?

Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau…
Chia sẻ
Bỏ qua