Vitamin B
Vitamin B là một trong những dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, tham gia và tác động trực tiếp vào quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Nhóm vitamin này cũng có nhiều loại khác nhau và làm những nhiệm vụ riêng biệt. Bài viết dưới đây sẽ trình bày đầy đủ những thông tin để bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như cách để bổ sung tốt nhất cho cơ thể.
Vitamin B là gì? Phân loại chính
Vitamin B là tên gọi chung của một nhóm các vitamin có thể hòa tan trong nước, đảm nhiệm quá trình trao đổi chất của tế bào và chúng cũng nằm trong nhóm vitamin cần thiết và quan trọng nhất của cơ thể. Vitamin nhóm B không thể tự sản sinh ra được mà cần có sự cung cấp và bổ sung từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống, viên uống thực phẩm chức năng.
Vitamin nhóm B hoạt động giống như các coenzyme, giúp các enzyme (chất men) có thể phản ứng hóa học với các chất khác, tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của con người. Ngoài ra vai trò của vitamin B nói chung còn là để giảm bớt chứng trầm cảm, lo âu. Tuy nhiên tuổi càng cao thì chất này càng khó để hấp thụ hơn.
Nhóm vitamin B sẽ bao gồm 8 chất khác nhau bao gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Mỗi một loại sẽ có trong những nhóm thực phẩm khác nhau, có vai trò khác nhau và cần được cung cấp một lượng cho cơ thể mỗi ngày là khác nhau.
- B1 (Thiamine): Con người cần phải bổ sung lượng vitamin B1 khuyến cáo là 1.1mg với nữ giới và 1.2mg/ ngày với nam giới.
- B2 (Riboflavin): Thành phần này hoạt động như một chất chống oxy hóa. Mỗi ngày chúng ta cần bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin B2 vừa đủ với nữ giới 1.1mg/ ngày, riêng phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần 1.4mg/ ngày và nếu cho con bú cần 1.6mg/ ngày. Với nam giới hàm lượng vừa đủ là từ 1.3mg/ ngày.
- B3 (Niacin): Hàm lượng cần thiết cho nữ giới trên 19 tuổi là 14mg/ ngày, riêng phụ nữ đang mang thai cần 18mg/ ngày; Nam giới trên 19 tuổi là khoảng 16mg/ ngày.
- B5 (Axit pantothenic): Mọi người trong độ tuổi từ 14 tuổi trở lên đều cần khoảng 5mg/ ngày, riêng phụ nữ mang thai và cho con bú là cần 7mg/ ngày.
- B6 (Pyridoxine): Hàm lượng cần bổ sung cho cơ thể là 0.5mg/ ngày với trẻ từ 1 - 3 tuổi; 0,6mg/ ngày cho trẻ từ 4 - 8 tuổi và 0.8mg/ ngày cho mọi đối tượng từ 8 tuổi trở lên.
- B7 (Biotin): Cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo. Hàm lượng cần được nạp vào cơ thể cho người trưởng thành là 30 mcg/ngày.
- B9 (Axit folic): Có nhiều trong tế bào, hồng cầu và làm nhiệm vụ chuyển hóa axit amin, sản xuất máu, phân chia tế bào,... Cơ thể của mỗi người cần 180 mcg acid folic mỗi ngày mới đủ để đảm bảo chức năng của chúng được hoạt động tốt.
- B12 (Cobalamin): B12 rất quan trọng trong hệ thần kinh, sản xuất DNA và cả hồng cầu. Và hàm lượng cần bổ sung cho cơ thể cho người từ 14 tuổi trở lên là 2.4 microgam.
Tác dụng, nhóm thực phẩm của từng loại vitamin B
Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với cơ thể con người, chúng trực tiếp tác động đến mọi hoạt động sống cũng như hệ thần kinh. Tuy nhiên dưỡng chất này lại tự sản sinh mà cần được hỗ trợ từ bên ngoài. Dưới đây là cụ thể thông tin của từng loại vitamin B, tác dụng chính, những thực phẩm bổ sung tốt nhất.
Vitamin B1 (Thiamine)
Tác dụng: Vitamin B1 còn được gọi là Thiamine dưỡng chất này làm nhiều chức năng khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất, sản xuất hydrochloride acid (HCl) - dưỡng chất quan trọng cho hệ tiêu hóa.
Thiamine còn có thể tối ưu hóa những nhận thức và chức năng liên quan đến não bộ. Thiamine giúp cho con người ăn ngon miệng hơn, có vị giác, nâng cao chức năng của bộ máy tiêu hóa, tim và dạ dày. Ngoài ra chính dưỡng chất này cũng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa để làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Nhóm thực phẩm chính: Trong tự nhiên, vitamin B1 có ở nhiều loại thực phẩm khác nhau điển hình như: Tỏi, hành tây, hẹ nghiền, gạo nấu, lòng đỏ trứng, gan heo, thịt heo, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên cám, một số những loại đậu, thịt gia cầm, cám gạo,...
Vitamin B2 (Riboflavin)
Tác dụng: Tác dụng của vitamin B2 chắc chắn phải kể đến chính là tạo ra hồng cầu - máu của con người, sản xuất kháng thể và các tế bào hô hấp, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng quan. Vitamin B2 giúp giảm tình trạng mỏi mắt, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh lý đục thủy tinh thể.
Dưỡng chất trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất carbohydrates, chất béo và cả đạm động vật. Vitamin B2 kết hợp cùng vitamin A để duy trì và cải thiện màng dính trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra một tác dụng không thể không nhắc đến của vitamin B2 chính là giúp cơ thể hấp thụ sắt và vitamin B6 tốt hơn, đầy đủ hơn.
Nhóm thực phẩm chính: Chúng ta có thể bổ sung đúng hàm lượng vitamin B2 mỗi ngày thông qua những nhóm thực phẩm như: Lòng đỏ trứng, các loại đậu hạt, ngũ cốc nguyên cám (trong loại này có hầu hết các loại vitamin nhóm B), thịt, sữa, sữa chua, một số loại quả (trái bơ, phúc bồn tử,....), trong các loại rau (măng tây, rau mùi tây, rau bina,...).
Khi bổ sung những thực phẩm này không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích. Bởi thành phần của nhóm này sẽ phá hủy cấu trúc của vitamin B khiến chúng chưa được hấp thụ nhưng đã nhanh chóng bị đào thải ra bên ngoài.
Vitamin B3 (Niacin)
Tác dụng: Nhắc đến vitamin B có tác dụng gì cho da thì phải kể đến loại vitamin B3 này. Chúng đặc biệt tốt cho da và cả máu, hệ thần kinh, tăng cường chuyển hóa carbohydrate, chất béo, bài tiết dịch mật, dịch tiêu hóa và sản sinh ra hormon sinh dục. Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh tâm thần phân liệt cần được bổ sung vitamin B3 liều cao để nhanh cải thiện triệu chứng bệnh một cách tốt nhất.
Nhóm thực phẩm chính: Niacin có nhiều trong các loại thực phẩm từ hải sản, thịt đến rau xanh, trái cây,... Nhờ đó bạn có thể thay đổi bữa để có thể cung cấp đủ lượng vitamin B3 cần thiết mỗi ngày. Cụ thể vitamin B3 có trong gan động vật (chiếm 14.7mg), thịt ức gà (11.4mg), gà tây (6.3mg), thịt cá hồi (85gr) - đây được xem là loại thịt cá có hàm lượng Niacin cao nhất hiện nay), thịt lợn (6.3mg), đậu phộng (32gr), trái bơ (3.5mg), khoai tây (4.2mg),....
Vitamin B5 (Pantothenic Acid)
Tác dụng: Được gọi với cái tên khá đặc biệt là vitamin chống stress. Bởi đây là dưỡng chất giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi của hệ thần kinh. Chúng làm nhiệm vụ sản xuất hooc-môn adrenal và hình thành nên chất kháng sinh, nhanh chóng chuyển hóa các chất béo trong cơ thể và đào thải ra bên ngoài. Ngoài ra đây còn là một chất dẫn truyền của hệ thống thần kinh.
Vitamin B5 còn liên quan nhiều đến hoạt động chuyển hóa năng lượng, tăng sức bền cho cơ bắp, chống lại được bệnh thiếu máu, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm và giảm lo lắng.
Nhóm thực phẩm chính: Những nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin B5 cao phải kể đến như thịt lợi, thịt gà, thịt bò (chỉ cần bổ sung khoảng 100gr mỗi ngày thì cũng cấp gần 80% lượng vitamin B5 cần thiết cho cơ thể); Cá hồi, tôm hùm và một số loại hải sản có vỏ; Ngũ cốc dinh dưỡng; Các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,...); Các loại rau củ quả (súp lơ, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, bắp cải, cà chua,...); Trái cây (trái ổi, lựu, cam, bưởi, chuối,...),...
Vitamin B6 (Pyridoxine)
Tác dụng: Vitamin B6 hay chính là Pyridoxine trực tiếp làm nhiệm vụ chuyển hóa chất dinh dưỡng của thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Dưỡng chất này cũng tác động đến thể chất và tinh thần. Đặc biệt đối với những bệnh nhân đang gặp tình trạng thủy thũng (sưng do nước), thì việc dùng vitamin B6 sẽ rất tốt do nó đẩy nhanh quá trình sản xuất hydrochlorid acid (HCl) cũng như hấp thụ chất béo, protein.
Pyridoxine giữ vai trò trong hệ thần kinh cũng như duy trì sự cân bằng của não bộ. Trực tiếp tổng hợp các acid nucleic ADN và ARN, tái sản xuất các tế bào của hệ thần kinh bị mất đi. Một tác dụng nữa không phải ai cũng biết chính là vitamin B6 cũng tham gia vào việc tăng cường hệ miễn dịch và tăng sản xuất các kháng thể.
Với nữ giới, vitamin B6 giảm nhanh các triệu chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt, lợi tiểu, phòng tránh được bệnh sỏi thận, đau khớp và hen suyễn.
Nhóm thực phẩm chính: Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm sau để bổ sung vitamin B6 gồm: Một cốc sữa dê hoặc sữa bỏ mỗi ngày để cung cấp 5% hàm lượng cần thiết; Phô mai Ricotta - trong loại này có nhiều vitamin nhóm B khác nhau như B1, B3, B6, B9,...; Cá hồi, cá ngừ, trứng, gan động vật,...
Vitamin B7 (Biotin)
Tác dụng: Vitamin B7 hay Biotin là một chất tham gia, xúc tác vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể người. Đầu tiên vitamin B7 cùng B1 tham gia vào quá trình trao đổi chất và tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Tiếp đến, Biotin giúp làm đẹp da, chắc khỏe tóc, móng và những lớp sừng khác trên cơ thể người. Vitamin B7 còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu để ngăn ngừa và phòng tránh những bệnh về tim mạch, huyết áp cao, kiểm soát đường huyết có trong máu.
Nhóm thực phẩm chính: Biotin dễ hòa tan vào nước nên dễ cung cấp nhưng cũng dễ mất đi trong quá trình bổ sung vào cơ thể. Một số loại thực phẩm tốt có hàm lượng vitamin B7 cao nhất hiện nay như: Hạt hạnh nhân, hạt ngũ cốc, các loại cá biển, thịt bò, gan và thịt nội tạng, thịt gà, trứng, đậu nành các loại hạt họ đậu, bánh mì, súp lơ, men dinh dưỡng, nấm, sữa, khoai lang, cải cầu vồng,...
Vitamin B9 (Axit folic)
Tác dụng chính: Vitamin B9 còn được gọi là Axit folic rất cần thiết cho cơ thể con người bởi nó phục vụ quá trình tái tạo những tế bào mới. Đặc biệt đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần hàm lượng dưỡng chất này rất cao.
Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh Axit folic có vai trò sinh học để tái tạo những tế bào mới và duy trì chúng. Ngoài ra chính chất này cũng cần thiết trong việc nhân đôi ADN để phòng tránh tình trạng đột biến ADN - nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.
Cũng nhờ tác dụng này mà những đối tượng sau khi điều trị bệnh, hay phục hồi những nội mạng tế bào thường được khuyên nên bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng dưỡng chất này.
Nhóm thực phẩm bổ sung: Bạn có thể tăng cường bổ sung những loại thực phẩm như: Rau chân vịt, gan, thịt gà, súp lơ, rau diếp, rau cải xanh, một số loại hoa quả có múi như cam, bưởi,...
Vitamin B12 (Methylcobalamin)
Tác dụng: Vitamin B12 trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, giúp phân chia tế bào và giúp chúng trưởng thành trong cơ thể. Ngoài ra vitamin B12 còn cần thiết cho quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và duy trì sự ổn định của hệ thống thần kinh trung ương.
Thực phẩm bổ sung: Vitamin B12 không tồn tại đơn lập ở trong các loại thực phẩm mà ở dạng phức hợp với protein. Trong quá trình chế biến, vitamin B12 khá bền vững và không bị nhiệt độ phá hủy cấu trúc. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua: Trứng, thịt gà, các chế phẩm của trứng, các loại đồ ăn hải sản,...
Cơ thể thiếu hụt vitamin B có nguy hiểm không?
Nằm trong nhóm vitamin quan trọng của cơ thể con người nên việc thiếu hụt bất kỳ một dưỡng chất nào trong nhóm đều có thể gây nên những bệnh lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể những hậu quả có thể gặp phải cũng như triệu chứng mà người bệnh có thể phát hiện khi thiếu vitamin để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bệnh beriberi
Thiếu hụt vitamin B1 có thể là nguyên nhân gây nên bệnh beriberi - bệnh phù thũng. Đây là một trong những bệnh về hệ thần kinh khá hiếm gặp. Nhưng ngày nay do chế độ ăn uống không khoa học nên số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này ngày càng nhiều hơn
Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm: Táo bón, phù gan to, hay quên, mệt mỏi, tê bì tay chân, thường hay nhạy cảm và định hướng kém.
- Thiếu hụt vitamin B3
Việc thiếu hụt vitamin B3 sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng, khiến tế bào không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn tới mệt mỏi, hoạt động kém lâu dần còn gây rối loạn hoạt động của các cơ quan khác. Ngoài ra vitamin B3 còn tốt cho da, khi không được cung cấp đủ khiến collagen không được sản sinh khiến da dễ bị khô bong tróc, dễ nhiễm phù, khi tiếp với ánh nắng mặt trời thì dễ bị bắt nắng, tóc khô, xơ cứng,...
- Giảm khả năng chuyển hóa năng lượng
Ngoài mắc bệnh beriberi mà thiếu vitamin B1 hoặc lượng dưỡng chất không được cung cấp đủ mỗi ngày còn có thể gây nên tình trạng giảm khả năng chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng. Lúc này cơ thể hoàn toàn mệt mỏi, không có sức để làm việc dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, nhức mỏi, hoa mắt, chóng mắt, choáng váng.
- Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xuất hiện nhiều nhất nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu hụt lượng dưỡng chất vitamin B2. Bởi thành phần này tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, khi đó thực phẩm bổ sung vào hằng ngày không đủ, khiến máu không được sản xuất ra hình thành bệnh. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác hệ thần kinh trung ương và cả tim mạch.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cảm xúc
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc hệ thần kinh có sự thay đổi, hay những bệnh lý như trầm cảm, căng thẳng, lo âu kéo dài một phần là do thiếu - Biotin. Bởi dưỡng chất này tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền hệ thần kinh quan trọng nhất chính là serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc. Do đó khi thiếu dưỡng chất này thì nguy cơ mắc bệnh về hệ thần kinh cũng sẽ cao hơn người bình thường.
- Thiếu hụt vitamin B5
Dấu hiệu dễ thấy nhất khi bị thiếu vitamin B5 chính là tình trạng thiếu năng lượng, luôn trong tình trạng bồn chồn, khó chịu thậm chí là trầm cảm. Khi kiểm tra sức khỏe sẽ thấy nồng độ Kali trong máu giảm. Ngoài ra những đối tượng đang mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể nguyên nhân là do thiếu hụt dưỡng chất này.
- Không cung cấp đủ vitamin B6
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin B6 cần thiết sẽ khiến xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường như: Trên da bị phát ban, tình trạng đau môi, khô và nứt da, tâm trạng thay đổi thất thường, hội chứng tiền kinh nguyệt nặng nề, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, nhức mỏi và không có năng lượng để làm việc.
- Thiếu Axit folic
Thiếu hụt vitamin B9 đặc biệt là ở người cao tuổi sẽ tăng khả năng mắc các bệnh như mất trí nhớ, Alzheimer, gây thiếu máu, hồng cầu to, suy giảm nhận thức cơ học của các ống tiêu hóa. Phụ nữ đang mang thai gặp tình trạng này sẽ dễ sinh bé bị dị tật, chẻ đôi cột sống. Với người đang bị bệnh về tim mạch sẽ tăng hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch.
- Suy giảm thị lực
Suy giảm thị lực mà nguy hiểm nhất chính là bệnh thần kinh thị giác là biến chứng nặng nề nhất của tình trạng thiếu vitamin B12. Bởi chức năng cũng như nhiệm vụ chính của dưỡng chất này là dẫn truyền hệ thần kinh. Ngoài ra lượng vitamin B12 cung cấp không đủ còn gây nên giảm độ nhạy cảm của võng mạc, tăng nhãn áp và hình thành nên bệnh đục thủy tinh thể.
Một số sản phẩm bổ sung vitamin B nổi tiếng hiện nay
Ngoài việc bổ sung vitamin B thông qua các loại thực phẩm thì bạn cũng có thể sử dụng những loại viên uống bổ sung giàu dưỡng chất an toàn hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu thông qua một số loại dưới đây:
Nature Made Prenatal Multi with DHA
Đây là một viên uống bổ sung vitamin tổng hợp được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng hiện nay. Sản phẩm của thương hiệu Nature Made có nguồn gốc từ Mỹ, đối tượng chính sử dụng chính là các bà mẹ đang mang thai và cho con bú để tăng cường chất phát triển sức khỏe và góp phần vào sự hình thành của thai nhi.
Thành phần chính của viên uống là các loại vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3, B6., B12, vitamin A, Vitamin E, Canxi, kẽm,... Các dưỡng chất này sẽ giúp mẹ bầu phát triển, thai nhi lớn lên khỏe mạnh, phòng tránh những dị tật bẩm sinh. Nhà sản xuất khuyến cáo các mẹ nên uống hằng ngày vào sáng hoặc trưa để có hiệu quả tốt nhất.
Viên uống bổ sung vitamin B tổng hợp DHC
Sản phẩm thứ hai muốn giới thiệu đến khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng để bổ sung vitamin nhóm B tổng hợp chính là viên uống của DHC. DHC là một thương hiệu đã quá nổi tiếng với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, lành tính và hiệu quả cao nhất trên thị trường Châu Á hiện nay.
Trong mỗi viên uống có chứa đầy đủ 8 nhóm dưỡng chất của vitamin B bao gồm, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12 cùng các axit pantothenic, inositol,.... Hàm lượng đều vừa đủ cho một ngày cần nạp vào cơ thể.
Bổ sung loại viên uống này mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa glucose, tốt cho hệ thần kinh, tăng cường chức năng tuần hoàn máu và nhanh chóng phục hồi thể lực sau điều trị. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 viên DHC vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Kiên trì uống đầy đủ bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực trong cơ thể.
Viên uống bổ sung Folic Acid 800mcg
Đây là loại viên uống tập trung để bổ sung vitamin B9 hay còn gọi là Axit Folic của thương hiệu Puritan’s pride đến từ Mỹ. Dưỡng chất Axit Folic thường không tự cơ thể sản sinh được mà chủ yếu cần được dung nạp qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ.
Hàm lượng trong mỗi viên Axit Folic chính là 800mg tương đối cao nhưng vừa đủ và cần thiết cho cơ thể. Thông thường lượng vitamin B từ các loại viên uống cần dùng ở liều lượng cao hơn khi là sử dụng thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Ngoài thành phần chính là Axit Folic 800mg thì trong mỗi viên uống đều có những dưỡng chất khác để nâng cao sức khỏe tổng quan và tăng cường dưỡng chất, phòng tránh nhiều căn bệnh hơn trong cuộc sống.
Sản phẩm Blackmores Multivitamin For Women
Blackmores Multivitamin For Women là một dạng viên uống tổng hợp bổ sung vitamin nhóm B và nhiều loại khác cho nữ giới. Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia thương hiệu Blackmores đến từ Úc. Với chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, rất an toàn cho sức khỏe của người dùng, nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm.
Trong mỗi viên uống có chứa những dưỡng chất tuyệt vời như Vitamin B1, B2, B5, B12, Biotin, Calcium 50mg, Vitamin C, D3, Vitamin E, Fumarate Sắt, Kẽm, Mangan, Inositol, Axit folic và nhiều thành phần khác. Sử dụng sản phẩm sẽ có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng hợp, thanh lọc và đào thải độc tố ra ngoài môi trường, tăng cường chắc khỏe xương cốt, nâng cao sức đề kháng. Và để có được những tác dụng này chỉ cần dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
[Giải đáp thắc mắc] Khi uống vitamin để đúng cách nhất
Dưới đây là câu trả lời cho một vài vấn đề khi uống vitamin để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
Vitamin B nên uống lúc nào là tốt nhất?
Vitamin B là nhóm vitamin tan được trong nước và không tan trong môi trường chất béo cho nên thời điểm tốt nhất để uống cũng như giúp cơ thể hấp thụ được hết chính là lúc bụng đói, trống rỗng và đó là buổi sáng, trước khi ăn tầm 30.
Nếu trong điều kiện không uống được vào buổi sáng bạn có thể uống sau khi ăn nhưng cần sau đó hai giờ để thức ăn đã được co bóp gần hết. Thêm vào đó, uống vitamin B buổi sáng sẽ tăng năng lượng và giúp bạn duy trì một trạng thái tỉnh táo, tốt nhất cho cả một ngày dài.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng vitamin quá liều chính là cảm thấy khát nước, gặp các vấn đề trên da, giảm thị lực, đau bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, da đỏ hồng. Đặc biệt riêng với vitamin B1 khi được chỉ định tiêm vào cơ thể nhưng hàm lượng quá liều có thể gây sưng đau ở vị trí tiêm, phát ban, tức ngực, đau lưỡi và cổ họng, nguy hiểm nhất chính là tình trạng sốc phản vệ.
Liều dùng cụ thể khi uống vitamin
Khi sử dụng những loại viên uống bổ sung vitamin, bạn nên uống đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra có thể căn cứ vào hàm lượng vitamin B đã được triển khai ở đầu bài để uống để bổ sung một lượng dưỡng chất vừa đủ cho cơ thể không thiếu cũng không thừa.
Ngoài việc uống viên uống bổ sung thì vẫn có thể bổ sung vitamin nhóm B thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Một lượng ít dư thừa sẽ được tích trữ lại trong gan và sử dụng về sau. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lạm dụng.
Tương tác thuốc khi dùng chung
Trong quá trình uống hoặc dùng những loại thực phẩm bổ sung vitamin B cho cơ thể, bạn cần đặc biệt nhớ đến vấn đề tương tác thuốc để tránh sử dụng đồng thời. Uống kết hợp có thể xuất hiện tác dụng phụ, những phản ứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Tương tác thuốc Dimercaprol
Nhóm vitamin B có một loại có tác dụng tổng hợp sắt để cơ thể được hấp thụ tốt hơn chính là vitamin B2. Trong khi đó Dimercaprol lại có thể liên kết với sắt, hợp chất của Dimercaprol cùng sắt là một loại chất độc gây hại cho thận của con người. Cho nên nếu bạn đang dùng một là Dimercaprol hoặc vitamin B sẽ được yêu cầu chỉ định ngừng một loại để tránh gây ra phản ứng nghiêm trọng.
- Tương tác với Bortezomib
Bortezomib là một loại thuốc chống ung thư, các bác sĩ thường cấm chỉ định những đối tượng đang được kê Bortezomib dùng chung với vitamin B tổng hợp. Bởi trong vitamin B tổng hợp sẽ chứa ít nhiều thành phần axit ascorbic, hoặc vitamin C hàm lượng thấp. Những chất này cùng tác động một lúc sẽ gây giảm hiệu quả của thuốc Bortezomib
- Tương tác với thuốc Levodopa
Levodopa là nhóm thuốc chuyên biệt dùng để điều trị bệnh Parkinson và thường sẽ được chỉ định dùng chung với Carbidopa để tăng hiệu quả mang lại. Và nếu sử dụng vitamin B cùng lúc sẽ làm giảm hiệu quả cũng như thành phần thuốc. Sử dụng thuốc trong thời gian dài nhưng bệnh vẫn không có hiệu quả thậm chí còn khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
- Thuốc Tetracyclines
Tetracyclines là một loại thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu để chữa các bệnh như: Giang mai, mụn trứng cá, Brucella,... Những bệnh nhân đang dùng nhóm thuốc này được yêu cầu không bổ sung thêm vitamin B tổng hợp. Dưỡng chất vitamin B5 trong đó sẽ là, cản trở sự hấp thụ của thuốc kháng sinh Tetracyclines. Đồng thời khi cả hai loại này gặp nhau khiến lượng kháng sinh không được xử lý đúng cách tích tụ lại trong máu và giảm chức năng chữa nhiễm trùng của thuốc.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về vitamin B, phân loại, công dụng của từng loại cũng như thực phẩm chính bổ sung, những tác dụng phụ có thể gặp phải. Hy vọng rằng, điều này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết cũng như biết cách để tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và những xung quanh của mình một cách tốt nhất.
XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!