4 Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Cho Người Tiểu Đường Hiệu Quả

Nếu bị tiểu đường và tăng huyết áp cùng một lúc, ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu thì việc duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như chỉ số huyết áp tăng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều chỉnh bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thuốc điều trị tăng huyết áp dành cho người bị tiểu đường bạn có thể tham khảo.

Bệnh nhân bị tiểu đường cần kiểm soát chỉ số huyết áp của bản thân, tránh tình trạng cao huyết áp
Bệnh nhân bị tiểu đường cần kiểm soát chỉ số huyết áp của bản thân, tránh tình trạng cao huyết áp

Có nên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người tiểu đường

Bệnh nhân bị tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách, đây sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp và có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương mạch máu, bệnh tim, suy thận,… Kiểm soát huyết áp là một trong những điều rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ số huyết áp cao ở bệnh nhân bị tiểu đường nặng sẽ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của người bệnh, dễ phát sinh biến chứng và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Vì thế, ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu bạn cũng cần duy trì huyết áp ổn định trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Mục tiêu của việc điều trị huyết áp cao là làm giảm chỉ số huyết áp của cơ thể. Dựa vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà chỉ số huyết áp cần giảm sẽ có sự khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, mục tiêu huyết áp sẽ là 130/80 với những đối tượng có nguy cơ cao và 140/90 với những đối tượng có nguy cơ thấp.

Với những bệnh nhân đang bị tiểu đường có chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg, bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc. Ví dụ như kiểm soát lượng đường trong máu, nói không với thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế dung nạp muối,… Điều trị cao huyết áp bằng thuốc tây y sẽ được chỉ định thực hiện với những trường hợp không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị không dùng thuốc.

Dùng thuốc là phương pháp làm hạ chỉ số huyết áp nhanh chóng và hiệu quả
Dùng thuốc là phương pháp làm hạ chỉ số huyết áp nhanh chóng và hiệu quả

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp cao cho bệnh nhân bị tiểu đường cũng cần được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Cụ thể là:

+ Trường hợp huyết áp cao hơn 140/90mmHg và thấp hơn 160/100mmHg

  • Không có bệnh thận: Điều trị cao huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn kênh canxi.
  • Có bệnh thận: Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

+ Trường hợp huyết áp cao hơn 160/100mmHg:

  • Không có bệnh thận: Gồm có thuốc ACEi hoặc ARB, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn kênh canxi. Người bệnh có thể bắt đầu điều trị bằng hai trong ba loại thuốc trên.
  • Có bệnh thận: Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin kết hợp với thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi.

Trường hợp huyết áp vẫn không được kiểm soát, bạn có thể sử dụng thêm thuốc điều trị thứ ba có trong danh sách.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho người tiểu đường

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bị tiểu đường có rất nhiều loại khác nhau với các cơ chế hoạt động cũng khác nhau. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Các loại thuốc đó là:

1/ Thuốc ức chế men chuyển

Dùng thuốc ức chế men chuyển để điều chỉnh lại chỉ số huyết áp
Dùng thuốc ức chế men chuyển để điều chỉnh lại chỉ số huyết áp

Bệnh nhân đái tháo đường bị tăng huyết áp đáp ứng điều trị khá tốt với thuốc ức chế men chuyển. Cơ chế điều trị tăng huyết áp của nhóm thuốc này là ngăn chặn cơ thể sản xuất ra chất angiotensin II gây thu hẹp mạch máu và tiết hormone tăng huyết áp. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ có tác dụng phòng ngừa và làm chậm biến chứng vi mạch cũng như mạch máu lớn do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng trì hoãn sự khởi phát bệnh suy thận ở bệnh nhân bị tăng huyết áp kèm theo tiểu đường tuýp 1 có albumin niệu vĩ mô.

2/ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin được ưu tiên kê đơn điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường có chỉ số huyết áp cao và không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ngăn chặn hoạt động của thụ thể angiotensin II bên trong cơ thể. Điều này đã giúp cho tĩnh mạch và động mạch giãn nở, cải thiện tuần hoàn máu và mang lại hiệu quả hạ huyết áp.

Việc sử dụng thuốc chẹn thụ thể angiotensin trong điều trị cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường có tác dụng làm giảm các biến chứng của bệnh. Đồng thời, trì hoãn thời gian khởi phát bệnh suy thận ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tăng huyết áp và albumin niệu đại thể.

3/ Thuốc lợi tiểu thiazid

Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng đào thải nước và muối ra bên ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Thiazid là loại thuốc lợi tiểu được kê đơn phổ biến trong điều trị cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài đào thải chất lỏng, chúng còn có thể làm giãn nở mạch máu và hỗ trợ đưa chỉ số huyết áp trở về trạng thái bình thường. Thông thường, loại thuốc này sẽ được sử dụng để điều trị bệnh dưới dạng đơn trị liệu hoặc sử dụng trong phác đồ điều trị kết hợp.

Bệnh nhân bị tiểu đường cũng có thể dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp
Bệnh nhân bị tiểu đường cũng có thể dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp

4/ Thuốc chẹn kênh canxi

Nồng độ canxi trong cơ thể sẽ kích thích tim và động mạch co bóp nhiều hơn. Vì thế, khi bị cao huyết áp bạn cũng có thể sử dụng thuốc chẹn kênh canxi để điều trị. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ngăn chặn canxi xâm nhập vào tim và mô tim, từ đó mạch máu sẽ được thư giãn và mở ra. Sau một khoảng thời gian sử dụng, chỉ số huyết áp sẽ trở về bình thường.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người tiểu đường

Tăng huyết áp rất dễ xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường, làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây khi điều trị bệnh bằng thuốc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn:

  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị bệnh khi có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà để tránh phát sinh tác dụng phụ.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, không tự ý thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc điều trị.
  • Cần thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng thuốc hoặc thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, dựa vào đó bác sĩ có thể điều chỉnh loại thuốc điều trị bệnh sao cho phù hợp.
  • Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị cao huyết áp, cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người bệnh nên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh nên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ
  • Để chỉ số huyết áp được kiểm soát một cách tốt nhất, bạn cũng nên hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt tích cực. Cụ thể là tập thể dục điều độ với cường độ phù hợp, kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì, thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng, mất ngủ
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân bị tiểu đường có chỉ số huyết áp cao nên kiêng ăn mặn, hạn chế tiêu thụ chất béo, nói không với rượu bia và thuốc lá,…

Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bị tiểu đường bạn có thể tham khảo. Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân bị tiểu đường, giúp hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng và ngăn ngừa bệnh thận tiến triển. Nếu đang có chỉ số huyết áp cao bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách.

Cùng Chuyên Mục: 

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân…
Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?

Huyết áp cao gây đau đầu là tình trạng phổ biến, đây được xem là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não (đột…
thuốc cao huyết áp

10 Thực Phẩm Chức Năng & Thuốc Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Cao huyết áp là tình trạng phổ biến không ít người gặp phải và đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng số người mắc.…

Đâu Là Thuốc Huyết Áp Hàn Quốc An Toàn, Hiệu Quả Nhất?

Chỉ số huyết áp là yếu tố quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của một người. Nếu huyết áp của bạn đang gặp…
Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) khiến bệnh nhân bại liệt, thậm chí là…
thuốc ổn định huyết áp của nhật

Chi Tiết 5 Thuốc Ổn Định Huyết Áp Của Nhật Bản Tốt Nhất

Thuốc ổn định huyết áp của Nhật Bản hiện nay được sử dụng khá phổ ở Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trong khu…
Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình: Mối Quan Hệ Và Cách Phân Biệt

Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?

Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau…

Top 8 Thuốc Huyết Áp Của Mỹ Chuyên Gia Khuyên Dùng Hiện Nay

Huyết áp không ổn định là tình trạng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch…
Chia sẻ
Bỏ qua