5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng
Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân lái xe, làm việc ngoài trời hay chơi thể thao. Vì vậy, nếu biết cách xử lý huyết áp tăng đột ngột hiệu quả, an toàn sẽ giúp tránh được những rủi ro đáng tiếc, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Cơn tăng huyết áp đột ngột có biểu hiện như thế nào?
Tăng huyết áp đột ngột còn được gọi là tăng huyết áp kịch phát khi chỉ số huyết áp “nhảy vọt” một cách nhanh chóng. Huyết áp tối đa có thể > 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu > 120mmHg. Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Choáng váng, mặt mày xây xẩm, đầu đau dữ dội.
- Mắt mờ đột ngột, khó nói.
- Nhịp tim nhanh, ngực đau tức kèm khó thở.
- Chảy máu cam, nôn và buồn nôn bất thường.
- Chân tay tê yếu, đột nhiên không thể nhấc chân lên, mất thăng bằng, đi lại không vững, cầm đồ dễ rơi…
- Méo miệng, cơ mặt lệch hẳn sang một bên.
- Cơ thể co giật, tinh thần không được minh mẫn, thậm chí có thể rơi vào hôn mê.
5+ cách xử lý huyết áp tăng đột ngột hiệu quả, an toàn
Nếu bản thân hoặc người xung quanh gặp phải các triệu chứng trên kèm tiền sử cao huyết áp thì rất có thể là dấu hiệu của cơn tăng huyết áp đột ngột. Khi đó, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:
Kiểm tra huyết áp
Kiểm tra chỉ số huyết áp giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Căn cứ vào thông tin thu được, dễ dàng đưa ra hướng xử lý huyết áp cao đột ngột cho phù hợp.
Trường hợp 1: Huyết áp tăng đột ngột và có dấu hiệu tổn thương
Nếu ngay trong lần đo đầu tiên, chỉ số huyết áp từ 180/120mmHg trở lên và kèm theo các triệu chứng bất thường nêu trên thì đây là cơn tăng huyết áp cực kỳ nguy hiểm, đe doạ tính mạng bệnh nhân. Lúc này, cần lập tức gọi xe cấp cứu và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời.
Trường hợp 2: Huyết áp tăng đột ngột nhưng không có dấu hiệu tổn thương
Nên đo huyết áp 2 lần, cách nhau 15 phút để có kết quả chính xác nhất:
Đo lần 1:
Chỉ số huyết áp từ 180/120mmHg trở lên nhưng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu tổn thương cơ quan đích nào (chẳng hạn như khó thở, tức ngực, giảm thị lực, nôn ói, đau lưng, yếu/liệt nửa người, co giật…) thì bệnh nhân nên giữ bình tĩnh, nằm nghỉ ngơi và chờ đo lại huyết áp sau 15 phút.
Đo lần 2:
- Nếu chỉ số huyết áp vẫn cao nhưng không có bất cứ triệu chứng nào của cơn tăng huyết áp đột ngột thì chỉ là cơn tăng huyết áp khẩn trương. Khi đó, bệnh nhân có thể uống thuốc hạ huyết áp để ổn định lại các chỉ số từ từ trong vòng 28-48 giờ.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ huyết áp nhanh vì điều này gây giảm tưới máu, từ đó làm tổn thương cơ quan đích (não, tim). Đồng thời, việc sử dụng thuốc hạ huyết áp cần có sự tư vấn của bác sĩ nhằm điều chỉnh huyết áp về ngưỡng an toàn một cách từ từ.
Sau đó, khi đã chắc chắn sức khoẻ có thể ổn định sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể áp dụng cách xử lý huyết áp tăng đột ngột tại nhà được gợi ý bên dưới.
Nghỉ ngơi tại chỗ
Nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp hít thở sâu và thả lỏng cơ thể, nới lỏng quần áo là việc làm cần thực hiện trước tiên khi cơn tăng huyết áp kịch phát xuất hiện. Khi nằm, bệnh nhân cũng cần được kê cao đầu khoảng 30 độ, tránh để chân cao hơn đầu vì có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu não.
Trường hợp bệnh nhân khó thở, nên ngồi dậy và đặt gối phía sau lưng. Tránh việc tự đứng dậy, đi lại vì rất dễ choáng ngất. Nếu có tình trạng nôn mửa thì nên để người bệnh nằm nghiêng tránh tắc nghẽn đường thở. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống nếu nhận thấy dấu hiệu đột quỵ.
Ngâm chân với nước ấm – Cách xử lý huyết áp tăng đột ngột hiệu quả
Ngâm chân với nước ấm là cách xử lý khi cao huyết áp tại nhà khá hiệu quả. Sở dĩ như vậy là vì nước ấm sẽ giúp máu lưu thông đều từ não về phía bàn chân, từ đó huyết áp dần dần được phục hồi lại trạng thái bình thường.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị chậu nước khoảng 50-60 độ C, dùng ngâm chân trong 10-15 phút.
- Nằm nghỉ ngơi thư giãn để máu lưu thông đều đặn, trả lại huyết áp bình thường.
Tập thở
Với những bệnh nhân kiên trì, thường xuyên tập thở là cách xử lý huyết áp cao đột ngột hiệu quả. Thậm chí tập thở hằng ngày còn giúp kiểm soát tốt huyết áp. Dưới đây là một số bài tập thở hỗ trợ xử lý huyết áp cao tại nhà bệnh nhân nên tham khảo:
Bài tập thở kiểu ong rít
Bài tập có tác dụng giảm triệu chứng đau đầu do tăng huyết áp, giúp cơ thể thư giãn thoải mái. Duy trì mỗi ngày có tác dụng nâng cao sức khoẻ, cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp.
Cách thực hiện:
- Ngồi xuống sàn nhà, thẳng lưng.
- Ngón tay trỏ chạm lên 2 lỗ tai, ấn mạnh rồi hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra thật mạnh sao cho nghe được tiếng ong kêu.
- Thực hiện động tác này đều đặn 15 phút mỗi ngày, khi cơn tăng huyết áp khẩn trương xuất hiện cũng nên thở kiểu ong rít để điều chỉnh chỉ số huyết áp về ngưỡng an toàn.
Bài tập thở bằng mũi trái
Cách thở này giúp mạch máu được thư giãn, giảm hormone gây căng thẳng, từ đó hạ huyết áp và kiểm soát ở mức an toàn.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, nhẹ nhàng đưa bàn tay trái đặt lên bụng.
- Ngón tay cái của bàn tay phải bịt lỗ mũi bên phải, dùng lỗ mũi trái hít thật sâu và duy trì trong 2-3 giây rồi thở ra.
- Lặp lại động tác hít thở chậm và sâu bằng mũi trái trong 3-5 phút, duy trì hằng ngày.
Cách xử lý huyết áp tăng đột ngột với thao tác massage cổ và tai
Đây cũng là một trong những cách xử lý huyết áp tăng đột ngột được nhiều người áp dụng trong tình huống khẩn cấp. Với thao tác đơn giản, biện pháp này giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của cơn tăng huyết áp khẩn trương.
Cách thực hiện:
- Đánh dấu vị trí đầu tiên ngay phía dưới dái tai, sau đó vẽ một đường thẳng từ điểm này đến vị trí thứ 2 tại giữa cổ.
- Dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp cổ dọc theo đường thẳng vừa xác định, mỗi bên 10 lần.
- Từ dái tai, kéo ngón tay ra phía trước khoảng 0,5cm sau đó dừng lại và nhẹ nhàng massage theo phòng tròn ở cả 2 bên mặt trong 1 phút.
Lưu ý khi xử lý tăng huyết áp tại nhà
Việc kịp thời xử lý khi bị huyết áp cao rất cần thiết, giúp giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh. Song, dù áp dụng bất cứ cách xử lý huyết áp tăng đột ngột nào cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không bấm huyệt, châm cứu cho bệnh nhân nhằm tránh biến chứng.
- Tránh tập trung đông người làm giảm oxy, ảnh hưởng tới hô hấp của người bệnh.
- Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc hạ huyết áp nào khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Kết hợp ăn uống điều độ, xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt dành cho người bị cao huyết áp.
- Kiểm soát cơn nóng giận, giữ tinh thần thoải mái.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp để kịp thời can thiệp nếu có những thay đổi bất thường.
Qua nội dung trên, hy vọng bệnh nhân đã nắm được một số cách xử lý huyết áp tăng đột ngột hiệu quả, an toàn. Bên cạnh đó, hãy chú ý chăm sóc cơ thể tốt, thường xuyên theo dõi huyết áp để tránh những cơn tăng huyết áp kịch phát ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!