8 Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và An Toàn
Thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu giúp hỗ trợ cải thiện các thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng thuốc cho bà bầu, tránh nguy cơ các phản ứng phụ xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu an toàn
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng khó chịu tại đường hô hấp. Thực tế qua các nghiên cứu cho thấy viêm mũi dị ứng trong thai kỳ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi.
Tuy nhiên, các biểu hiện bất thường nếu không được kiểm soát, một thời gian có thể khiến cơ thể thai phụ suy nhược, gây ra nhiều hệ lụy khác. Đây chính là lúc thai nhi phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ cơ thể người mẹ.
Nhận biết các triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình khi mang thai như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ho khan, ho có đờm,… Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Trường hợp thai phụ viêm mũi dị ứng cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tránh xa các tác nhân dị ứng, dùng thảo dược để hỗ trợ giảm viêm cho thai phụ nhằm tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên đối với tình trạng viêm mũi dị ứng nặng, bà bầu phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phác đồ tương ứng cho tình trạng của mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu thường được sử dụng:
1. Loratadin
Loratadin là một trong số các thuốc được kê trong đơn thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Loratadin thuộc nhóm thuốc kháng histamin, dùng trong các trường hợp gặp vấn đề về đường hô hấp. Công dụng chính giúp điều trị dị ứng, viêm mũi hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy thường xuyên chảy nước mũi, nước mắt,…
Ngoài ra, Loratadin còn được sử dụng trong nhiều trường hợp chữa bệnh ngoài da. Hiện nay, Loratadin được bào chế với dạng ven nén, viên nang là chủ yếu. Thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng bừa bãi.
2. Cetirizin
Cetirizin cũng là thuốc nhóm thuốc kháng histamin dùng điều trị dị ứng, viêm mũi. Thuốc được cân nhắc sử dụng trong chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Dùng với liều lượng vừa đủ và phù hợp, không kéo dài.
Nhờ chứa hoạt chất chính là Cetirizin, thuốc mang lại hiệu quả điều trị triệu chứng viêm mũi như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Bên cạnh đó, Cetirizin còn được dùng trong điều trị các vấn đề da liễu liên quan đến hoạt động tự miễn.
Tuy nhiên, Cetirizin không có hiệu quả ngăn phát ban, ngăn ngứa, điều trị sốc phản vệ. Chính vì thế, người bệnh không nên lạm dụng nhóm thuốc này. Tốt hơn hết nên tuân thủ hướng dẫn điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.
3. Acrivastin
Thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu loại nào an toàn? Ngoài hai loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa Acrivastin điều trị bệnh cho bà bầu. Đây là loại thuốc kháng sinh có chứa thành phần chính là Acrivastin được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Công dụng chính của thuốc là hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết, do tác nhân bên ngoài, dị ứng thực phẩm. Tương tự như các thuốc kể trên, Acrivastin cùng có hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu liên quan đến nhiễm khuẩn histamin. Sử dụng Acrivastin cho các trường hợp bị côn trùng cắn.
Mỗi trường hợp viêm mũi dị ứng khác nhau sẽ có hướng dẫn liều dùng phù hợp. Đặc biệt, khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu, Acrivastin chỉ định kết hợp hoặc dùng riêng biệt nhằm kiểm soát triệu chứng cho thai phụ. Liều dùng cho phụ nữ mang thai được cân nhắc để đảm bảo an toàn.
4. Mizolastine
Mizolastine thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Đây cũng là thuốc có mặt trong đơn thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Thuốc có công dụng tác động lên những tác nhân gây dị ứng, ức chế hiện tượng kích ứng, hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa triệu chứng viêm mũi dị ứng cho bà bầu.
Ngoài trường hợp chữa viêm mũi dị ứng, Mizolastine còn được sử dụng điều trị các vấn đề hô hấp khác. Một số người được dùng Mizolastine cho hiện tượng dị ứng lông cho mèo, phát ban nổi mề đay, điều trị vết ngứa bị côn trùng cắn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Đối tượng dùng thuốc là phụ nữ mang thai nên liều dùng có thể được cân chỉnh sao cho phù hợp. Bà bầu nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp xây dựng một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm mũi dị ứng.
5. Terfanadin
Terfanadin là thuốc kháng histamin thụ thể H1, hiện thuốc đang được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Chỉ định dùng Terfanadin cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng và các vấn đề xảy ra tại đường hô hấp, ngăn chặn triệu chứng kéo dài và biến chứng.
Theo đó, bà bầu có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Terfanadin mang lại hiệu quả trong chữa ngứa mắt, chảy nước mắt, tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi và các hiện tượng kích ứng khác.
Tuy nhiên, khi dùng bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh thuốc gây tác dụng phụ bất lợi cho thai nhi. Liều dùng sẽ được chỉ định dựa trên mức độ viêm nhiễm, tổn thương và sức khỏe tổng thể của thai phụ.
6. Oxymetazolin
Oxymetazolin có công dụng điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng cũng như các dạng bệnh đường hô hấp khác. Hoạt chất có trong thuốc giúp tiêu đờm, cải thiện khả năng thở bình thường cho người bệnh.
Đây là một trong những loại thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu được chuyên gia cân nhắc chỉ định. Thuốc dùng dưới dạng nhổ mũi, tiêu diệt loại bỏ tác nhân gây hại lưu trú trong khoang mũi, giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ra.
Oxymetazolin có tác dụng làm giãn mạch hiệu quả, tuy nhiên chỉ là giải pháp làm giảm nghẹt mũi tạm thời, không phải là giải pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Đặc biệt, chị em phụ nữ nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không lạm dụng Oxymetazolin quá 2 liều trong vòng 1 ngày. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày. Thận trọng nếu gặp phải các phản ứng phụ khi dùng. Bà bầu hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý sớm.
7. Naphazolin
Naphazolin dạng xịt mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng dùng được cho phụ nữ mang thai. Thuốc có chứa các hoạt chất giúp làm co mạch, giảm sưng và giảm tình trạng nghẹt mũi. Ngoài chữa viêm mũi dị ứng, Naphazolin còn dùng trong điều trị viêm xoang, cảm lạnh nhẹ, sốt cỏ khô và nhiều tình trạng khác.
Xịt mũi Naphazolin giúp bà bầu kiểm soát các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Bà bầu dùng thuốc theo hướng dẫn, không nên lạm dụng thuốc xịt quá nhiều lần trong ngày. Trường hợp quá liều, lạm dụng thuốc có thể gây ra phản ứng phụ bất lợi cho mẹ và thai nhi.
8. Xylometazolin
Xylometazolin là dạng thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Xylometazolin cho phụ nữ mang thai nhằm kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Thuốc thuộc nhóm Arylalkyl imidazolines giúp giảm xung huyết mũi, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Xylometazolin ngoài dạng xịt còn có thuốc nhỏ mũi, dung dịch nhỏ mắt. Bà bầu dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh chữa viêm mũi dị ứng, Xylometazolin còn góp mặt trong các đơn thuốc điều trị viêm xoang, bệnh cảm, viêm tai giữa,… và nhiều vấn đề đường hô hấp khác.
Liều dùng mỗi bà bầu sẽ khác nhau, không tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Đặc biệt không tùy tiện dùng Xylometazolin kết hợp các thuốc chữa bệnh khác nếu không được bác sĩ hướng dẫn để tránh gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến thai kỳ.
Trên đây là các loại thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu được bác sĩ cân nhắc chỉ định. Mỗi trường hợp viêm nhiễm sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Bà bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong dùng thuốc lẫn điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày để cơ thể sớm khỏe mạnh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Lưu ý khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra trong thai kỳ khá phổ biến, đặc biệt đối với trường hợp bà bầu có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng trước đó. Sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu cần thông qua ý kiến của bác sĩ, tránh trường hợp dùng tùy tiện gặp phản ứng phụ bất lợi cho thai kỳ.
Như trên đã đề cập một số thuốc được kê đơn phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bạn đọc cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
- Bà bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng viêm mũi dị ứng đang gặp phải, xác định bệnh do nguyên nhân nào gây ra.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ tuyệt đối về liều dùng và các chỉ dẫn đi kèm.
- Không lạm dụng thuốc, không tự ý ngưng hoặc gấp đối liều dùng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Mua thuốc tại những cửa hàng thuốc uy tín, chất lượng, kiểm tra các thông tin về hạn dùng, xuất xứ của thuốc trước khi dùng, đảm bảo thuốc còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, trường hợp bà bầu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường bạn nên thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu kết hợp chăm sóc cơ thể tốt, điều chỉnh các thói quen không có lợi cho sức khỏe, tránh xá các tác nhân gây dị ứng để giảm thiểu rủi ro viêm mũi dị ứng tái phát.
- Thăm khám theo lịch hẹn để kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi. Với các trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Trên đây là các thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu, bạn đọc tham khảo. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không nên sử dụng tùy tiện, lạm dụng thuốc tân dược có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với mẹ và bé.
Tham khảo thêm: