Viêm Màng Phổi Uống Thuốc Gì? 7 Loại Tốt Nhất Hiện Nay

Viêm màng phổi uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh có thể cùng chúng tôi tìm hiệu các loại thuốc viêm màng phổi tốt nhất. 

Viêm màng phổi uống thuốc gì
Viêm màng phổi uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng

Viêm màng phổi uống thuốc gì – Top 7 loại tốt nhất

Viêm màng phổi có thể gây ra những cơn đau nhói ở ngực, khó thở, ho, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Các phương pháp và thuốc điều trị viêm màng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

1. Aticef 500 mg – Thuốc chữa viêm màng phổi

  • Nhà sản xuất: Dược Hậu Giang
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Cefadroxil
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Chỉ định: Viêm màng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan
  • Giá bán tham khảo: 35.000 đồng / Hộp 2 vỉ x 7 viên
Viêm màng phổi uống thuốc gì tốt
Aticef 500 mg được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm màng phổi và điều chỉnh hoạt động hô hấp

Aticef 500 mg là thuốc trị viêm màng phổi với thành phần chính là Cefadroxil, thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phân chia, phát triển, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi.

Chỉ định:

  • Viêm phổi, viêm màng phổi
  • Viêm amidan
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi thùy
  • Áp xe phổi
  • Viêm mủ màng phổi
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản

Thuốc cũng được chỉ định để điều trị viêm thận – viêm bể thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang, viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu thuốc gây khó chịu dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, có thể sử dụng thuốc kèm với thức ăn.

Liều lượng đề nghị:

  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 40 kg: 500 mg – 1 g / lần x 2 lần / ngày. Hoặc có thể dùng liều 1 g lần / ngày.
  • Thời gian điều trị cần duy trì 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi (dưới 40 kg): 500 mg / ngày, chia thành 2 lần.
  • Cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ít gặp, chẳng hạn như nổi mề đay, phát ban da dạng sần, viêm âm đạo, đau tinh hoàn, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây thiếu máu tan huyết, vàng da ứ mật, kích động quá mức. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Aticef 500 mg có thể phản ứng chéo với nhiều loại thuốc khác, do đó không được tự ý kết hợp các loại thuốc để tránh tương tác thuốc.
  • Ngừng thuốc nếu nhận thấy các dấu hiệu quá mẫn, dị ứng.
  • Người suy giảm chức năng thận nghiêm trọng cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc có thể gây đau đầu, kích động, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ.

2. Cefadroxil 500 mg – Thuốc trị viêm đường hô hấp

  • Nhà sản xuất: Domesco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Cefadroxil
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Chỉ định: Viêm màng phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi
  • Giá bán tham khảo: 48.000 đồng / Hộp 2 vỉ x 10 viên
Viêm màng phổi và điều trị
Cefadroxil 500 mg giúp điều trị viêm màng phổi, viêm phế quản và các dạng nhiễm trùng hô hấp khác

Cefadroxil 500 mg là một chỉ định phổ biến khi người bệnh thắc mắc viêm màng phổi uống thuốc gì. Thuốc có thành phần chính là Cefadroxil hàm lượng 500 mg, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi.

Chỉ định:

  • Viêm amidan, viêm họng, viêm mũi xoang, viêm thanh quản
  • Viêm màng phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi

Đôi khi thuốc cũng được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, viêm bàng quang, viêm mô tế bào, viêm bể thận và nhiều vấn đề nhiễm trùng khác.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống trước hoặc trong bữa ăn.
  • Người lớn và trẻ em trên 40 kg: 500 mg – 1 g (1 – 2 viên) / lần x 2 lần / ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên / lần x 2 lần / ngày.
  • Thời gian điều trị cần kéo dài từ 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng

Tác dụng phụ ít gặp bao gồm viêm âm đạo, đau tinh hoàn, nổi mề đay, ngứa, phát ban, co giật. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người bệnh suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Dùng thuốc Cefadroxil 500 mg kéo dài có thể dẫn đến hình thành các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Do đó, cần theo dõi người bệnh khi sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bội nhiễm, cần ngừng sử dụng thuốc.
  • Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi thật sự cần thiết.

3. Tinidazol 500 mg – Thuốc trị viêm màng phổi mủ

  • Nhà sản xuất: Dược Hậu Giang
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Tinidazole
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Chỉ định: Viêm màng phổi mủ, viêm phổi, áp xe phổi
  • Giá bán tham khảo: 37.000 đồng / Hộp 10 vỉ x 10 viên
thuốc chữa viêm màng phổi
Thuốc chữa viêm màng phổi Tinidazol 500 mg có thể tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

Tinidazol 500 mg có thành phần chính là Cefadroxil, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp trên và dưới.

Chỉ định:

  • Viêm màng phổi
  • Viêm màng phổi mủ
  • Viêm amidan
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản cấp – mạn tính
  • Viêm thanh quản

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị viêm hạch bạch huyết, viêm tế bào, viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn để tránh các tác dụng phụ.
  • Người lớn: 500 – 1000 mg / lần x 2 lần / ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 500 mg / lần x 2 lần / ngày.
  • Cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi và bệnh nhân suy thận.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tinh hoàn, ngứa bộ phận sinh dục, nhiễm nấm Candida, hãy thông báo cho bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người bệnh thận cần thông báo với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Ngừng sử dụng thuốc nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng, mẫn cảm hoặc sốc phản vệ.
  • Dùng Tinidazol 500 mg trong thời gian dài có thể dẫn đến phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ.

4. Augmex Dou – Thuốc điều trị viêm màng phổi có mủ

  • Nhà sản xuất: Korea United
  • Xuất xứ: Hàn Quốc
  • Hoạt chất: Amoxicillin, Clavulanic acid
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Chỉ định: Viêm màng phổi mủ, viêm phổi, áp xe phổi, viêm họng mủ, viêm amidan
  • Giá bán tham khảo: 13.900 đồng / Viên
Cách điều trị viêm màng phổi tại nhà
Augmex Dou được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn

Augmex Dou thường được bác sĩ chỉ định khi được hỏi viêm màng phổi uống thuốc gì. Thuốc có thành phần chính là Amoxicillin hàm lượng 875 mg và Clavulanic acid hàm lượng 125 mg. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng phổi, đồng thời giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.

Chỉ định:

  • Viêm màng phổi có mủ
  • Áp xe phổi
  • Viêm amidan
  • Viêm tai giữa

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị viêm bàng quang, bệnh lậu, bệnh hạ cam, sảy thai, viêm màng bụng, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng hậu phẫu.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  • Có tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan do sử dụng Penicillin

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Nuốt cả viên thuốc với nước lọc, không nhai, bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc ngay trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên / lần, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Viêm miệng

Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Bệnh nhân suy gan và suy thận cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh nhạy cảm, chẳng hạn như hen phế quản, phát ban hoặc nổi mề đay, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng Augmex Dou không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

5. Tenadroxil 500 – Thuốc trị viêm mủ màng phổi

  • Nhà sản xuất: Medipharco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Cefadroxil
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Chỉ định: Viêm màng phổi mủ từ nhẹ đến trung bình
  • Giá bán tham khảo: 50.000 đồng / Hộp 2 vỉ x 10 viên
Viêm màng phổi có chữa được không
Tenadroxil 500 có thể ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi

Tenadroxil 500 là thuốc điều trị viêm màng phổi phổ biến với thành phần chính là Cefadroxil hàm lượng 500 mg. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm màng phổi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển từ đó cải thiện chức năng của hệ thống hô hấp.

Chỉ định:

  • Viêm mủ màng phổi
  • Viêm màng phổi
  • Viêm amidan
  • Viêm phế quản cấp – mạn tính
  • Viêm thanh quản
  • Viêm xoang

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể uống thuốc cùng với thức ăn để giảm bớt các tác dụng phụ đường tiêu hóa.
  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 40 kg: 500 – 1000 mg / lần x 2 lần / ngày, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 25 – 50 mg / kg thể trọng / 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần.
  • Trẻ trên 6 tuổi: 500 mg / lần x 2 lần / ngày.
  • Cần điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân suy thận hoặc người cao tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Tác dụng phụ ít gặp:
  • Viêm âm đạo
  • Viêm tinh hoàn
  • Bệnh nấm candida
  • Ngứa bộ phận sinh dục
  • Sốc phản vệ
  • Bệnh huyết thanh
  • Sốt
  • Vàng da ứ mật
  • Viêm gan
  • Nhiễm độc thận

Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người có tiền sử dị ứng với Penicillin cần thận trọng khi sử dụng.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng thận cần thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.
  • Sử dụng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi phản ứng của người bệnh, nếu bị bội nhiễm cần ngừng sử dụng thuốc.
  • Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ.

6. Droxikid 250 mg – Cốm trị viêm màng phổi do nhiễm trùng

  • Nhà sản xuất: Pymepharco
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Cefadroxil
  • Dạng bào chế: Cốm pha hỗn dịch uống
  • Chỉ định: Viêm màng phổi, viêm phế quản cấp
  • Giá bán tham khảo: 82.000 đồng / Hộp 24 gói x 3 g
Viêm màng phổi có nguy hiểm không
Droxikid 250 mg giúp ức chế sự hình thành của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi

Droxikid 250 mg là chỉ định phổ biến khi người bệnh thắc mắc viêm màng phổi uống thuốc gì. Thành phần chính là thuốc là Cefadroxil khan, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ức chế quá trình hình thành của vi khuẩn, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Chỉ định:

  • Viêm màng phổi mủ
  • Viêm màng phổi
  • Viêm thanh quản
  • Viêm amidan
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản – viêm phổi

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị viêm hạch bạch huyết, viêm tế bào, loét da, viêm xương tủy hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người lớn: 500 – 1000 mg / lần, uống 1 – 2 lần / ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 500 mg / lần x 2 lần / ngày.
  • Trẻ em 1 – 6 tuổi: 250 mg / lần x 2 lần / ngày.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nổi mề đay
  • Ngứa da
  • Đau tinh hoàn
  • Viêm âm đạo
  • Bệnh nấm Candida
  • Ngứa bộ phận sinh dục

Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các phản ứng toàn thân, chẳng hạn như vàng da ứ mật, nhiễm độc thận, co giật, đau đầu, kích động, đau khớp. Nếu nhận thấy các tác dụng không mong muốn, vui lòng thông báo với bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người bệnh dị ứng hoặc mẫn cảm với Penicillin, suy thận, có bệnh đường tiêu hóa cần thận trọng khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến phát triển quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi phản ứng của người bệnh và đề nghị kế hoạch xử lý phù hợp.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc Droxikid 250 mg khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

7. OpeSpira 3MIU – Thuốc trị viêm màng phổi

  • Nhà sản xuất: Dược phẩm OPV
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Spiramycin, Khổ sâm, Ô dược
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Chỉ định: Viêm màng phổi do nhiễm khuẩn
  • Giá bán tham khảo: 50.000 đồng / Hộp 2 vỉ x 5 viên
Viêm màng phổi điều trị bao lâu
OpeSpira 3MIU có tác dụng kìm khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây viêm màng phổi

OpeSpira 3MIU có thành phần chính là Spiramycin, có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phân chia, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm màng phổi.

Chỉ định:

  • Viêm phổi
  • Viêm màng phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm tai giữa cấp
  • Viêm họng

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các dạng nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục và ngăn ngừa viêm màng não do não mô cầu.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng thông qua đường uống. Nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Người lớn: 3 – 6 triệu đơn vị, 2 lần mỗi ngày hoặc 1.5 – 3 triệu đơn vị, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 20 kg: 1.5 triệu đơn vị / 10 kg cân nặng, chia thành 2 – 3 lần uống.
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Chóng mặt

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người rối loạn chức năng gan cần thận trọng khi sử dụng.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về tim như thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc. Nếu nhận thấy dấu hiệu sốt hoặc nổi hồng ban toàn thân, cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng OpeSpira 3MIU khi nhận được chỉ định của bác sĩ.

Viêm màng phổi uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Những cơn tức ngực sau khi ngủ dậy khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Đó có thể là các…

Top 7 Thuốc Bổ Phổi Của Mỹ Hiệu Quả Và Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc bổ phổi của Mỹ thường là các viên uống hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng phổi, loại bỏ độc tố,…
Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 tháng khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi về đêm. Chứng khó…

Danh Sách 9 Loại Thuốc Bổ Phổi Hàn Quốc Tốt Nhất Hiện Nay

Nếu đang tìm hiểu về các loại thuốc bổ phổi Hàn Quốc, bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý của chúng tôi …

TOP Các Loại Thuốc Điều Trị Bệnh Xơ Phổi Hiệu Quả Cao

Thuốc điều trị bệnh xơ phổi được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng. Thuốc cũng…

Danh Sách 7 Thuốc Trị Lao Phổi Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị lao phổi là thuốc theo đơn được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhằm tiêu diệt vi khuẩn lao và ngăn…
hụt hơi khi leo cầu thang

Hụt Hơi Khi Leo Cầu Thang Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi leo cầu thang thường xuất hiện bất ngờ, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng vì không biết…

7 Thuốc Điều Trị Hen Suyễn Của Nhật Bản Tốt Nhất Hiện Nay

Có một số loại thuốc điều trị hen suyễn của Nhật Bản giúp cải thiện hoặc loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng và giúp…
Chia sẻ
Bỏ qua