Đau Đầu Buồn Nôn Khi Có Kinh Nguyệt
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những cách điều trị đau đầu, buồn nôn đơn giản mà rất hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng được.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là gì?
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là tình trạng chị em bị đau đầu kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn trước và trong "kỳ dâu". Khi đến tháng, nồng độ prostaglandin gia tăng khiến thành tử cung co lại, dẫn đến buồn nôn.
Ngoài ra, việc thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt cũng chính là nguyên nhân gây đau đầu. Có một số phụ nữ bị đau nửa đầu trước kỳ kinh hoặc trong chu kỳ của họ.
Nguyên nhân gây đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, có những lý do chính thường gặp như:
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt do thiếu sắt
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là do thiếu sắt, tình trạng này có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây ảnh hưởng đến não và khiến phụ nữ kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu trong giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng này là do suy giảm estrogen và progesterone, làm thiếu hụt serotonin trong não, khiến các mạch máu co lại, từ đó gây ra những cơn đau đầu. Bên cạnh triệu chứng đau đầu tiền kinh nguyệt, nữ giới còn có các triệu chứng như: Thèm ăn, hay quên, bầu vú sưng, căng thẳng hoặc bị rối loạn giấc ngủ.
Thay đổi nồng độ hormone
Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau đầu cho nữ giới. Nồng độ Hormone Estrogen tăng giữa chu kỳ kinh nguyệt có mục đích kích thích sự giải phóng trứng, còn hormone progesterone tăng lên nhằm đưa trứng thuận lợi đi vào tử cung.
Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến người bệnh như chứng đau nửa đầu kinh nguyệt nhưng sẽ tạo ra các cơn đau nhức đầu hoặc nôn khan khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng buồn nôn khi có kinh nguyệt còn liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các mô nội mạc phát triển ở bên ngoài tử cung và lan ra đến ống dẫn trứng. Những mô này cản trở quá trình đẩy máu kinh ra khỏi cơ thể và lâu dần bị viêm nhiễm, phù nề.
Do stress, căng thẳng
Nếu phụ nữ hay bị stress, sẽ làm nồng độ hormone giảm, từ đó khiến tử cung co bóp mạnh, gây đau bụng và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt do bệnh lý
Nếu mắc một trong số những bệnh dưới đây, nữ giới rất dễ bị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt:
Bệnh viêm vùng chậu
Đây là một trong số những bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài biểu hiện buồn nôn, người bệnh còn có các biểu hiện khác như: Đau bụng dưới, cảm lạnh, đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục,…
Bệnh viêm dạ dày
Thông thường người bị viêm dạ dày thường có các biểu hiệu như: Ợ nóng, buồn nôn, đau vùng thượng vị mỗi khi thức khuya hay ăn uống không điều độ. Khi đến kỳ kinh nguyệt, lượng hormone thay đổi, kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, gây buồn nôn.
Bệnh lý phụ khoa
Nữ giới rất dễ mắc các bệnh phụ khoa và khi đó, chị em phụ nữ sẽ có hiện tượng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Các chuyên gia khẳng định, đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt thường không nguy hiểm, bởi đây chỉ là sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên, triệu chứng này lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của các chị em. Ngoài ra, nếu buồn nôn khi bị hành kinh thường xuyên kèm theo những cơn đau đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng.
Nếu có các triệu chứng sau, bạn hãy đến những cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Nôn mửa và đau bụng dữ dội.
- Tụt hoặc tăng huyết áp đột ngột.
- Đau bụng dữ dội, ra máu đen và có mùi khó chịu.
- Sốt cao hoặc cảm lạnh kèm theo đau bụng.
- Đau bụng kèm theo tiêu chảy.
- Âm đạo ngứa ngáy, màu sắc dịch bất thường.
Cách điều trị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt, người bệnh cần các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu mức độ chưa quá nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng những phương pháp sau.
Điều trị bằng thuốc Tây
Khi tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt diễn ra thường xuyên, các bác sĩ sẽ kê một trong số những loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm không steroid
Đây là loại thuốc chuyên điều trị các cơn đau do kinh nguyệt gây ra. Nhóm thuốc này nhằm làm giảm nồng độ prostaglandin, từ đó làm giảm các cơn đau đầu và hiện tượng buồn nôn. Người bệnh có thể mua thuốc chống viêm không steroid tại các hiệu thuốc Tây mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
Những loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến là: Ibuprofen, naproxen và aspirin,...
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc
Hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt có thể điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Ngoài ra, các bạn có thể dùng thuốc chống trầm cảm để tăng mức serotonin trong não.
Nhóm thuốc này chủ yếu được dùng để điều trị các triệu chứng về cảm xúc, nên đôi khi có gây ra tác dụng phụ là buồn nôn. Bác sĩ sẽ tuỳ theo tình trạng bệnh để kê một loại SSRI có ít tác dụng phụ nhất.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là viên uống có thể kiểm soát sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm một số triệu chứng về cảm xúc cũng như thể chất, nhất là buồn nôn khi có kinh nguyệt.
Ngoài ra, thuốc tránh thai còn được sử dụng để điều trị: Rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, lạc nội mạc tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt hay rối loạn tiền kinh nguyệt.
Thuốc kháng sinh
Nếu bạn bị viêm vùng chậu, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên loại nhiễm trùng cụ thể. Khi sử dụng kháng sinh, bạn nên uống đủ liều, ngay cả khi không còn thấy triệu chứng bệnh. Khi không tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, vi khuẩn gây bệnh sẽ không thể tiêu diệt triệt để, dẫn đến tình trạng tái phát bệnh với mức độ nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.
Sử dụng thuốc Tây điều trị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt, người bệnh cần tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được đổi thuốc hoặc có phương pháp khắc phục kịp thời.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Người bệnh có thể khắc phục tình trạng trên bằng những mẹo dân gian sau:
Trà gừng
Đây là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền, gừng không chỉ làm giảm lượng prostaglandin trong cơ thể mà nó còn cải thiện cảm giác buồn nôn và đau bụng kinh.
Các bạn có thể hãm gừng với nước sôi hoặc đun trực tiếp và uống thay nước lọc.
Bạc hà
Dược liệu này có tác dụng làm giảm lượng prostaglandin và giảm cảm giác buồn nôn cho nữ giới. Bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà để xông phòng, tắm hoặc uống trà bạc hà.
Hạt thì là hay tiểu hồi hương
Các đặc tính chống viêm có trong hạt thì là có thể giúp bạn giảm đau và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt. Người bị đau đầu có thể pha trà hạt thì là hoặc dùng các sản phẩm viên uống bổ sung có thành phần từ hạt thì là hay tiểu hồi hương.
Dùng quế trị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Eugenol là chất được tìm thấy trong quế, nó có tác dụng ức chế prostaglandin và giảm mức độ xuất huyết trong kỳ kinh, cải thiện triệu chứng buồn nôn và đau đầu.
Để giảm đau đầu, bạn hãy trộn bột quế với một ít nước, sau đó xoa chúng lên trán và để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể pha bột quế với mật ong, dùng như trà. Mỗi lần chỉ nên dùng 1/4 ly, mỗi ngày uống từ 3 đến 4 lần.
Ăn các món nhạt
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn khi có kinh nguyệt, hãy sử dụng các món ăn nhạt cho đến khi cảm thấy đỡ hơn. Nguyên nhân là vì những món mặn sẽ gây tích nước, khiến tình trạng đau bụng trở nên nặng hơn.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Trong Đông y, đau bụng kinh được gọi là thống kinh, nguyên nhân chủ yếu là hàn tà. Chính vì vậy, mới khiến nữ giới đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị: Mộc hương, cam thảo, thanh bì, hương phụ, đan bì, ích mẫu, huyền hồ, huyền sâm, đào nhân, địa cốt bì, hồng hoa, uất kim, sinh địa.
Cách làm:
- Thuốc sắc theo thang, chia đều uống hết trong ngày.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng thuốc để thấy sự thay đổi.
Bài thuốc số 2:
Chuẩn bị: Ngải cứu, cây mã đề, trữ ma căn.
Cách làm:
- Đem những nguyên liệu trên sao vàng rồi hạ thổ, sau đó bạn thêm 3 lát gừng.
- Người bệnh có thể dùng trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt để giảm đau bụng.
Bài thuốc 3:
Chuẩn bị: Đỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ.
Cách làm:
- Đỗ đen đem rang qua rồi cho vào nồi ninh cùng hoa hồng và đường đỏ.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
- Chị em nên uống trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày.
Điều trị không dùng thuốc
Ngoài ba cách trên, khi đến tháng đau đầu buồn nôn, nữ giới có thể tham khảo thêm những cách làm sau đây:
- Kiểm soát nhịp thở: Các bài tập hít thở sâu có thể giúp bạn thư giãn cơ và giảm buồn nôn, đau đầu do kỳ kinh gây ra.
- Massage vùng bụng dưới: Để xua tan cảm giác đau bụng và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt. Người bệnh hãy massage vùng bụng dưới một cách nhẹ nhàng. Đầu tiên, thả lỏng cơ thể, đặt hai tay lên bụng và xoa quanh bụng theo hình tròn. Bạn có thể kết hợp massage với một số loại tinh dầu để thư giãn và giảm đau bụng.
- Chườm ấm vùng bụng dưới: Ngoài massage, người bệnh cũng có thể dùng nước nóng chườm bụng dưới để ngăn chặn các cơn đau quặn và giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, các bạn hãy sử dụng các loại túi chườm chuyên dụng để tránh bị bỏng.
- Bấm huyệt: Khi bị đau đầu ngày kinh nguyệt, bạn có thể bấm vào huyệt nội quan hay còn gọi là huyệt P6. Huyệt này nằm ở mặt bên dưới của cổ tay. Nếu ấn mạnh lên huyệt sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn, đau đầu và đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”.
Những lưu ý cho người bệnh
Ngoài những cách điều trị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt trên, các bạn cần lưu ý thêm cách phòng ngừa để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong những ngày nhạy cảm này.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Nữ giới nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những loại thực phẩm bổ máu như: Bí đỏ, gan động vật, ức gà, thịt bò, củ cải đỏ, đu đủ, chuối, dứa,...
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tránh xa các chất kích thích, nước uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ trước và trong những ngày hành kinh.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp nữ giới phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng buồn nôn, đau đầu trong kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, trong những ngày hành kinh, nữ giới không nên tập luyện cường độ mạnh và tránh đi bơi.
Ngủ đủ giấc
Hãy xây dựng thói quen đi ngủ sớm và ngủ đúng giờ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng. Khi ngủ đủ giấc, người sẽ không bị mệt mỏi, làm việc hiệu quả, tránh căng thẳng, stress và đẩy lùi hiện tượng buồn nôn khi đến kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, chị em cũng không nên thức khuya, hãy nghỉ ngơi nhiều và dùng nước ấm trong sinh hoạt khi đang trong kỳ "đèn đỏ".
Điều trị căn nguyên gây bệnh
Đau đầu khi hành kinh là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị đau đầu vận mạch. Trong trường hợp này, có thể bạn đã mắc phải hội chứng Migraine nếu thấy các biểu hiện như:
- Cảm giác giật nhói theo nhịp mạch đập, cơn đau tăng khi vận động hoặc làm việc.
- Trong cơn đau kèm triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động, chỉ thích nơi yên tĩnh.
- Đặc biệt là bị hoa mắt, thấy các vệt sáng ngoằn ngoèo trước mắt.
Để điều trị tận gốc bệnh đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt, các bạn nên đi khám và tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Ví dụ như Migraine, đây là bệnh đau đầu mãn tính, nếu dùng thảo dược từ cây Feverfew có thể chấm dứt được tình trạng đau đớn mỗi khi tới kỳ kinh.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt sẽ nhanh chóng được điều trị nếu nữ giới biết cách chăm sóc bản thân và áp dụng một số phương pháp kể trên. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu xảy ra thường xuyên, hãy đi khám để phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!