Đau Đầu Căng Thẳng
Hiện nay, thói quen sinh hoạt, lối sống và các tác nhân bên ngoài có thể gây nên nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc, một trong số đó là bệnh đau đầu. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết này để hiểu rõ hơn về chứng đau đầu căng thẳng - nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất.
Đau đầu căng thẳng thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh
Đau đầu căng thẳng là một trong các dạng đau đầu phổ biến nhất, có thể được gọi bằng những cái tên khác như: Đau đầu căng cơ, đau đầu nguyên phát hay đau đầu stress. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau lan tỏa từ nhẹ đến trung bình, giống như có một vòng buộc chặt quanh đầu. Cùng với đó, đầu của họ bị căng ra và thấy nặng ở 2 bên mắt.
Các cơn đau đầu thường không theo nhịp mạch và không đi kèm các triệu chứng buồn nôn hay nôn, đồng thời cảm giác đau kéo dài khoảng 30 phút đến nhiều giờ đồng hồ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu căng thẳng, có thể kể đến như:
- Áp lực trong công việc và cuộc sống: Cuộc sống hiện đại có rất nhiều vấn đề phải lo lắng, tuy nhiên nếu bạn luôn trong trạng thái phải suy nghĩ, áp lực, stress,... sẽ khiến bạn bị mắc bệnh nhức đầu căng thẳng.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Khi bạn thức khuya, ngủ ít, làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và dẫn đến đau đầu giật dây thần kinh.
- Tư thế ngồi làm việc, sinh hoạt không đúng, ngồi quá lâu một chỗ, lais xe đường dài, làm việc trong trạng thái cổ bị căng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau đầu.
- Người bệnh gặp các vấn đề như thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp hay một số bệnh lý khác cũng dễ gặp tình trạng đau đầu dạng căng thẳng.
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích quá nhiều là một trong các lý do bạn bị đau đầu.
Biểu hiện cụ thể của bệnh đau đầu căng thẳng
Chứng đau đầu căng thẳng thường làm xuất hiện các cơn đau đầu ở 2 bên, tình trạng này khác với các loại đau đầu do bệnh lý về thần kinh. Một số biểu hiện cụ thể của bệnh nhức đầu do căng thẳng có thể kể đến như:
- Cơn đau đầu dai dẳng, âm ỉ kèm thao cảm giác nặng ở vùng đầu và mắt.
- Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, hay bị mất ngủ, khó ngủ.
- Các cơ vùng quanh đầu, cổ và mặt dễ bị co cứng.
- Khi xuất hiện tiếng ồn, gặp các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống, các cơn đau sẽ tăng mức độ nhiều hơn.
- Người bị nhức đầu căng thẳng vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày, không bị ảnh hưởng đến thị lực hay khả năng thăng bằng.
Rất nhiều người nhầm lẫn đau đầu do căng thẳng với đau đầu do đột quỵ, điều này ảnh hưởng đến nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh. Cơn đau đầu do đột quỵ không chỉ âm ỉ và dai dẳng mà còn kèm theo dấu hiệu yếu liệt một nửa cơ thể. Bên cạnh đó, các hoạt động như đi lại, nói chuyện, thị lực trở nên khó khăn.
Chứng đau đầu căng thẳng ban đầu chỉ xuất hiện thoáng qua, tuy nhiên lâu dần có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Nếu có các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, cơn đau sẽ chuyển biến thành các dạng như:
- Đau đầu căng thẳng thành từng đợt: Tình trạng này thường bắt đầu từ từ và mang đến cảm giác đau nhức vào giữa ngày, xuất hiện ít hơn 15 ngày trong tháng.
- Đau đầu căng thẳng mãn tính: Có thể xảy ra nhiều hơn 15 ngày một tháng, mức độ cơn đau có thể tăng hoặc giảm tùy điều kiện nhưng thường không dừng hẳn. Trong trường hợp này, người bệnh thường được chỉ tính các loại thuốc giãn mạch, giảm đau và sẽ phải sống chung với bệnh.
Theo thống kê, đa số người trưởng thành đều mắc chứng đau đầu dạng căng thẳng, trong đó chỉ khoảng 3% người bị đau đầu căng thẳng mãn tính hàng ngày và nữ giới là đối tượng dễ gặp tình trạng này hơn nam giới. Những người bị căng thẳng nhức đầu đều theo từng đợt nhưng không quá hai lần trong một tháng. Đồng thời, bệnh nhân đau đầu mãn tính thường xuất hiện bệnh hơn 60 - 90 ngày.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Vậy đau đầu nên làm gì? Với đau đầu căng thẳng thần kinh tuy không phải chứng bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên nếu để bệnh xuất hiện trong thời gian dài không được điều trị, sẽ gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe và cuộc sống. Người bệnh có thể tham khảo một số các chữa đau đầu do căng thẳng dưới đây:
Mẹo dân gian cho người bị căng thẳng nhức đầu
Đối với những cơn đau đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể nhanh chóng thực hiện các mẹo tại nhà sau:
Chườm nóng hoặc lạnh giảm đau đầu
Khi các cơn đau đầu xuất hiện, dùng khăn chườm nóng hoặc lạnh là giải pháp đơn giản được nghĩ đến đầu tiên. Bạn có thể tận dụng khăn sạch, mềm hoặc túi chườm để thực hiện:
- Gói một vài viên đá vào khăn mỏng, sau đó đặt lên phần trán trong vài phút. Lúc này hơi lạnh sẽ có tác dụng làm tê vùng trán và ngăn chặn các cơn đau hiệu quả. Lưu ý, bạn không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên đầu vì có thể gây bỏng lạnh.
- Bạn sử dụng túi chườm nóng, đặt vào sau gáy hoặc cho nước nóng vừa phải ra bồn tắm để ngâm tay khoảng 10 - 15 phút, không nên dùng nước quá nóng sẽ bị bỏng. Lúc này hơi nóng sẽ làm giãn cơ và đẩy lùi cảm giác đau đầu.
Làm giảm đau đầu căng thẳng bằng cách bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng được nhiều người sử dụng khi bị đau đầu và mang đến hiệu quả cao. Người bệnh nên chọn không gian yên tĩnh, kín gió để tiến hành xoa bóp bấm huyệt.
Khi thực hiện, bạn dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt thái dương theo đường vòng cung. Cùng với đó, bạn bấm huyệt ở hai bên thái dương, sau đó di chuyển lên vùng trán và dừng lại ở phần chân mày. Việc day ấn huyệt có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, giảm đáng kể triệu chứng đau đầu. Một lưu ý nhỏ rằng sau khi thực hiện phương pháp này, bạn nên chờ một lát mới đứng dậy để tránh bị chóng mặt và ngã.
Phương pháp xông lá
Xông lá là một trong các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng khi bị đau đầu. Bạn có thể dùng các loại lá như: Lá bưởi, lá sả, lá chanh, lá hương nhu, ngải cứu... rửa sạch, cho vào nồi, đun ngập nước đến khi sôi khoảng 15 phút là được. Sau đó, người bệnh cho nồi nước lại gần, trùm kín trong chăn và mở hé vung để hơi nước thoát ra làm giảm các cơn đau đầu. Chú ý chỉ nên mở hé vung để tránh bị bỏng và xông đến khi nồi nước hết hơi là được.
Dùng tỏi trị đau đầu
Tỏi không chỉ là loại gia vị cho bữa ăn thêm đậm đà mà còn được dùng để trị bệnh đau đầu hiệu quả và nhanh chóng được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện chữa đau đầu bằng tỏi:
- Bạn chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ rồi giã nát. Sau đó người bệnh lấy một cái khăn mỏng, lọc vỏ bã, giữ lại phần nước cốt tỏi và uống trực tiếp.
- Mỗi ngày bạn dùng 1 lần và kiên trì khoảng 1 tuần để thấy kết quả.
Biện pháp Tây y trị bệnh
Khi gặp tình trạng đau đầu do căng thẳng, người bệnh thường tìm đến thuốc Tây y để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên Tây y có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời chú ý uống đúng liều lượng được chỉ định. Một số thuốc trị đau đầu căng thẳng phổ biến là:
- Thuốc an thần: Dạng thuốc này dùng cho người bị đau đầu do lo lắng, căng thẳng để giúp an thần, ổn định thần kinh. Thuốc an thần thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc NSAID: Đây là loại thuốc không cần kê đơn để giảm các triệu chứng của bệnh đau đầu căng thẳng, tuy nhiên bạn vẫn cần sự tư vấn của chuyên gia trước khi dùng. Thuốc NSAID thường dùng là ibuprofen, naproxen,....
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Được dùng chủ yếu cho những người thường xuyên phải làm việc lao động trí óc, căng thẳng, áp lực.
- Thuốc Opioid là loại thuốc đau đầu có thể gây nghiện, dùng trong trường hợp bệnh nặng và khi người bệnh không phù hợp với các loại thuốc NSAIDs.
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thực hiện các biện pháp phản hồi sinh học hay hóa dược trị liệu để trị bệnh:
- Phản hồi sinh học: Các chuyên viên sẽ gắn các điện cực trực tiếp lên da của người bệnh để phát hiện các tín hiệu từ cơ cổ và vai. Sau đó, người bệnh sẽ được học cách nhận ra thời điểm cơ thể trở nên căng thẳng và thực hiện các cách để cơ thể thư giãn trước khi bị siết chặt gây đau đầu.
- Hóa dược trị liệu: Có rất nhiều trường hợp người bệnh bị đau đầu căng thẳng ở các khu vực nhạy cảm, thường gọi là điểm kích hoạt, nằm phía sau cổ và vai. Khi đó, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ vào những khu vực này để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo
Ngoài phương pháp dân gian và Tây y trị bệnh, khi bị đau đầu, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y an toàn, lành tính và hiệu quả như:
Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu bao gồm: Sơn chi, đỗ trọng, ngưu mẫu, dạ giao, ngưu tất, thiên ma, phục thần, hoàng cầm, tang ký sinh, câu đằng. Dùng mỗi ngày 1 thang và liên tục trong ít nhất 1 tuần.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị các vị thuốc: Câu đằng, mạn kinh tử, quyết minh tử, hương phụ, hạ khô thảo, chi tử. Sắc mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong ít nhất 7 ngày.
Bài thuốc 3: Sử dụng xuyên khung, xương truật, trần bì, cát cánh, cam thảo, màn kinh, khương hoạt, mộc hương, sài hồ, kinh giới,... sắc và uống trong ngày.
Chế độ ăn uống cho người bị đau đầu căng thẳng
Không chỉ dùng các mẹo dân gian, thuốc Đông, Tây y trị bệnh, người bị đau đầu căng thẳng có thể thay đổi chế độ ăn uống để góp phần đẩy lùi các triệu chứng khó chịu:
Những thực phẩm người bị nhức đầu căng thẳng nên ăn:
- Trái cây: Khi ăn nhiều trái cây, cơ thể được bổ sung nước, khoáng chất, magie có lợi, ngăn ngừa cảm giác căng cứng và đau nhức đầu. Vì vậy, bạn nên thêm cà chua, dưa chuột, dưa hấu, đu đủ, bưởi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Đây cũng là một trong các loại thực phẩm hỗ trợ làm giảm đau đầu nhanh chóng. Thực phẩm này giúp bạn bổ sung lượng vitamin, canxi, magie cần thiết cho não bộ, tránh cảm giác đau đầu.
- Thịt và cá: Các loại thực phẩm chứa axit béo có khả năng làm giảm quá trình sản sinh hormone gây viêm và đau nhức trong cơ thể, vì vậy ngăn ngừa được chứng đau đầu dạng căng thẳng. Bạn nên bổ sung thịt và cá đan xen nhau trong các bữa ăn hàng ngày.
- Các loại trà như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc,.... rất tốt cho cơ thể và đặc biệt có khả năng làm giảm nhanh các cơn đau đầu. Bạn có thể uống trà mỗi ngày để phòng ngừa bệnh hoặc dùng khi cơn đau xuất hiện.
Những thực phẩm người bị đau đầu dạng căng thẳng không nên ăn là:
- Đồ ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và sự tiện dụng. Tuy nhiên đây chính là tác nhanh khiến tình trạng đau đầu căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm bạn cần hạn chế như: Khoai tây chiên, mì ống, gà rán,....
- Đường tinh luyện: Loại đường này thường có trong nước giải khát, socola, bánh ngọt,... khiến người bệnh bị đau đầu với tần suất nhiều và mức độ nặng hơn.
- Caffeine được nhiều người yêu thích vì kích thích thần kinh và tăng sự tập trung, tuy nhiên đây lại vô tình trở thành tác nhân gây nên bệnh đau đầu, khiến người bệnh cảm thấy stress hơn, tim đập nhanh và mất ngủ.
- Rượu bia và thuốc lá là những thứ người bệnh đau đầu căng thẳng nên tránh xa. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau đầu, các đồ uống có cồn và chất kích thích này còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khác nguy hại cho sức khỏe.
Những lưu ý khi bị bệnh
Đau đầu căng thẳng thần kinh là chứng bệnh thường gặp, ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thường do các vấn đề về sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi không đúng. Vì vậy nếu muốn cải thiện tình hình sức khỏe của mình và nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau, người bệnh cần chú ý:
- Cân bằng giữa việc học tập, làm việc và nghỉ ngơi, tránh để rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực, stress quá lâu, dễ dẫn đến những cơn đau đầu.
- Người bệnh nên hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói để tránh kích thích thần kinh gây nên các cơn đau.
- Hạn chế lao lực quá mức, làm việc nặng để giảm các cơn đau đầu.
- Nếu gặp tình trạng nhức đầu căng thẳng, bạn nên dừng công việc và nghỉ ngơi khoảng 20 - 30 phút, tránh để cơn đau nặng hơn.
- Uống nhiều nước cũng là một trong các biện pháp đẩy lùi chứng nhức đầu căng thẳng hiệu quả.
- Bạn nên rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền, dưỡng sinh,.. và làm những công việc mình cảm thấy vui vẻ, thoải mái để tránh áp lực gây đau đầu.
- Khi sử dụng các biện pháp hoặc thuốc trị đau đầu căng thẳng không đạt hiệu quả, các cơn đau vẫn tiếp tục với mức độ và tần suất cao hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh những hệ quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng bệnh đau đầu căng thẳng bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức liên quan đến bệnh, để phát hiện kịp thời và tìm các biện pháp khắc phục, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!