Liệt Trong Giấc Ngủ

Liệt trong giấc ngủ là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi gặp phải tình trạng này. Để biết thêm thông tin chi tiết về chứng bệnh này cũng như cách phòng tránh hiệu quả, hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây cùng DrVitamin.

Liệt trong giấc ngủ là gì?

Liệt trong giấc ngủ hay Sleep Paralysis là cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động trong thời gian ngắn (1 - 2 phút).  Hiện tượng này được gọi là mất trương lực cơ, xảy ra khi bạn mới rơi vào giấc ngủ hoặc khi vừa tỉnh giấc.

Người bị liệt trong khi ngủ có thể cảm giác không thể cử động hay phát ra âm thanh trong vài giây hoặc vài phút, dù có thể nhận thức được. Bên cạnh đó, có những trường hợp sẽ cảm thấy áp lực, bị nghẹt thở, sợ hãi hoặc như có người đang ở bên cạnh, ngay trước mặt.

Liệt trong giấc ngủ hay Sleep Paralysis là cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động
Liệt trong giấc ngủ hay Sleep Paralysis là cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động

Liệt trong khi ngủ có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ (buồn ngủ vào ban ngày). Đây được xem là tình trạng rối loạn giấc giấc ngủ mãn tính do khả năng điều hòa của não có vấn đề.

Nguyên nhân gây liệt trong giấc ngủ

Nguyên nhân gây ra tình trạng liệt trong giấc ngủ vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên hiện tượng này thường có liên quan tới những yếu tố như:

  • Rối loạn hoảng sợ.
  • Mất ngủ.
  • Rối loạn lo âu.
  • Thói quen ngủ ngắt quãng do trễ máy bay, chứng ngủ rũ hoặc làm việc theo ca. 
  • Tiền sử trong gia đình có người từng bị liệt trong giấc ngủ.

Liệt trong giấc ngủ xảy ra khi nào?

Chứng liệt trong lúc đang ngủ thường xảy ra ở một trong hai thời điểm của giấc ngủ. Cụ thể là:

  • Khi chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái ngủ: Đây gọi là giai đoạn mwo ngủ hoặc liệt trong giấc ngủ, do khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể từ từ thư giãn. Lúc này khả năng nhận biết giảm và gần như bạn không nhận thấy sự thay đổi trạng thái của cơ thể. Tuy nhiên nếu ý thức nhận thức được điều này, bạn sẽ thấy rằng cơ thể mình không cử động và bạn cũng không thể nói chuyện được.
  • Khi bạn chuyển từ trạng thái ngủ sang thái thái thức: Đây là chứng liệt sau ngủ, mắt có hiện tượng chuyển động nhanh, bắt đầu xuất hiện những giấc mơ. Song phần còn lại của cơ thể vẫn đang ở trạng thái thư giãn và các cơ không hoạt động. Tương tự, nếu ý thức của bạn nhận thức được điều này, bạn sẽ thấy cơ thể mình không di chuyển và không nói chuyện được.

Tê liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không?

Liệt trong giấc ngủ có thể xảy ra ở mỗi lứa tuổi và thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy các ước tính về tỷ lệ người bị liệt trong giấc ngủ không giống nhau, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, có khoảng 8% dân số sẽ trải qua tình trạng này trong đời.

Chứng bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng khiến mọi người cảm thấy bối rối, lo lắng
Chứng bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng khiến mọi người cảm thấy bối rối, lo lắng

Trên thực tế, chứng liệt trong khi ngủ thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng và không xảy ra liên tục. Song có khoảng 10% số người bị liệt trong khi ngủ trải qua các đợt tái phát, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ. Từ đó làm tăng những cảm xúc tiêu cực, họ trở nên lo lắng về việc đi ngủ hoặc giảm thời gian ngủ xuống. Điều này gây ra tình trạng thiếu ngủ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Phương pháp điều trị chứng tê liệt trong giấc ngủ

Muốn điều trị chứng tê liệt trong giấc ngủ, điều đầu tiên các bạn cần làm là nói chuyện với bác sĩ để xác định nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề. Nếu triệu chứng này có liên quan tới tình trạng ngủ rũ hay chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị phù hợp khác.

Hiện nay, có rất ít phương pháp điều trị tối ưu cho chứng tê liệt khi ngủ. Do đó, tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị theo hướng cải thiện và “vệ sinh” giấc ngủ. Biện pháp điều trị này sẽ tập trung vào việc bố trí phòng ngủ, thay đổi thói quen xấu trước khi ngủ và thiết lập lại đồng hồ sinh học một cách phù hợp hơn.

Dưới đây là một số mẹo lành mạnh để góp phần vào việc cải thiện vệ sinh giấc ngủ hiệu quả hơn:

  • Bỏ hết muộn phiền, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tuân theo một lịch ngủ - thức dậy hàng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Mua và sử dụng nệm giường, gối ngủ thoải mái.
  • Thiết lập phòng ngủ thông thoáng, hạn chế được tiếng ồn, ánh sáng tối hoặc yếu.
  • Không dung nạp các chất kích thích vào buổi tối.
  • Cất các thiết bị điện tử, nhất là điện thoại, ipad ít nhất nửa giờ trước khi ngủ.
  • Kết hợp áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiềm chế suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.

Cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng liệt khi đang ngủ?

Để hạn chế nguy cơ bị liệt trong giấc ngủ, các bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 11h và nên cố định giờ ngủ và thức dậy.
  • Không ăn quá no, hút thuốc, uống rượu bia, cà phê trước giờ đi ngủ.
  • Không dùng điện thoại, các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ tối thiểu 1 giờ.

Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút
Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút

  • Tránh nằm ngửa khi ngủ, vì điều này có thể khiến bạn dễ bị liệt trong lúc ngủ hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng cần tránh tập thể dục - vận động mạnh trước lúc đi ngủ khoảng 3 - 4 tiếng.
  • Nên dành thời gian thư giãn bằng cách ngâm chân với nước nóng, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng để dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Liệt trong giấc ngủ là hiện tượng phổ biến nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Song nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để có những biện pháp can thiệp cải thiện phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Điều Kiện Để Có Một Giấc Ngủ Tốt Là Gì?

Bạn đang gặp khó khăn khi muốn ngủ ngon và ngủ sâu mỗi đêm? Bạn muốn biết điều kiện để có một giấc ngủ tốt là gì? Hãy cùng DrVitamin tìm hiểu như thế nào là một giấc ngủ chất lượng và để có giấc ngủ tốt cần những điều...

Uống Gì Để Có Giấc Ngủ Sâu?

Uống gì để có giấc ngủ sâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đang bị mất ngủ, khó ngủ nhiều ngày. Để giúp các bạn nâng cao sức khỏe và có một giấc ngủ chất lượng hơn. DrVitamin sẽ chia sẻ đến bạn top 10 thức...

Ăn Gì Để Cải Thiện Giấc Ngủ?

Ăn gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu khoa học đều cho biết, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, từ đó...

Giấc Ngủ Quan Trọng Như Thế Nào?

Ai trong chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi và ngủ nghỉ sau một ngày dài. Tổng thời gian và nhu cầu ngủ nghỉ ở từng độ tuổi và giai đoạn sẽ khác nhau. Vậy tại sao chúng ta cần ngủ, giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với...

Thường Xuyên Buồn Ngủ Dù Ngủ Đủ Giấc?

Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người hiện nay. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong một vài ngày thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu nó kéo dài trong nhiều tháng thì đây có thể là...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *