Hôi Miệng Lâu Năm
Hôi miệng lâu năm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Để loại bỏ tình trạng này một cách đơn giản, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có thể áp dụng đúng cách điều trị. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về căn bệnh trên, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tổng quan chứng hôi miệng lâu năm
Hôi miệng nặng, lâu năm là tình trạng hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu, kéo dài và không thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị tạm thời như súc miệng, hay đánh răng thông thường. Mùi hôi miệng của mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều có thể tự nhận biết được mùi khó chịu trong hơi thở của mình khi đói bụng hoặc sau khi thức dậy.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi vệ sinh nướu và răng miệng, đồng thời nước bọt có xu hướng chuyển sang màu nâu sẫm. Để có thể chữa trị dứt điểm tình trạng hôi miệng lâu năm, các bạn cần áp dụng những biện pháp điều trị lâu dài.
Theo các chuyên gia, để biết mình có bị hôi miệng nặng không, các bạn có thể kiểm tra bằng cách thổi hơi thở vào 1 chiếc cốc, sau đó ngửi xem hơi thở có mùi hôi không. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thìa inox để cào nhẹ mặt lưỡi nếu ngửi thấy mùi hôi khó chịu kèm các mảng bám trắng tức thì có nghĩa là bạn đã bị hôi miệng.
Tình trạng hôi miệng lâu năm có nguy hiểm không cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều mắc bệnh lý về răng miệng quan tâm đến. Nhìn chung chứng hôi miệng lâu năm không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuy nhiên nó sẽ gây ra nhiều phiền toái trong giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chính vì vậy, nếu cảm thấy bản thân đang bị hôi miệng hoặc nghi ngờ bản thân bị hôi miệng, bạn cần đi khám để có biện pháp khắc phục kịp thời. Tránh trường hợp để tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Một số nguyên nhân hôi miệng lâu năm thường gặp
Tương tự như chứng hôi miệng tạm thời, hôi miệng lâu năm gây ra do hiện tượng sinh khí sulfur của hại khuẩn trong khoang miệng. Cụ thể sulfur là hợp chất dễ bay hơi, do đó khi thở và giao tiếp, mùi hôi khó chịu sẽ tỏa ra gây ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin. Về nguyên nhân khiến vi khuẩn trong khoang miệng tăng sản sinh khí sulfur khá đa dạng, với chứng hôi miệng lâu năm có thể do:
Mắc các bệnh nha khoa mãn tính
Theo thống kê có khoảng hơn 90% các trường hợp bị hôi miệng lâu năm đều liên quan đến những vấn đề răng miệng. Điển hình trong đó có các bệnh nha khoa là phổ biến nhất. Cụ thể bị hôi miệng trong thời gian dài đều do bị sâu răng, viêm nha chu, hay viêm nướu răng,...
Các bệnh lý về răng miệng thường xảy ra khi vi khuẩn tăng sinh quá mức, tấn công vào các mô nướu gây đau nhức, viêm nhiễm. Đồng thời sự gia tăng của vi khuẩn cũng làm tăng lượng khí sulfur ở khoang miệng, tạo ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt với những người bị viêm nha chu, vi khuẩn có thể phát triển trong túi nha chu tạo ra dịch, mủ. Đây chính là vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn cùng với các tế bào chết gây mùi hôi khó chịu.
Hút thuốc lá lâu năm
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, hút thuốc lá lâu năm còn dẫn đến chứng hôi miệng mãn tính. Đặc biệt các chất độc hại trong khói thuốc sẽ làm quá trình sản xuất nước bọt bị gián đoạn, từ đó dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi lượng nước bọt giảm chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển trong cổ họng, lưỡi, nướu, răng,... từ đó tạo ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến việc giao tiếp.
CLICK ĐỌC NGAY: 8 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Cao Và Tiết Kiệm
Bên cạnh đó, chất nicotin có trong khói thuốc còn làm co mạch máu, giảm khả năng đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa như tụt lợi, sâu răng, viêm nha chu,... Đây đều là những bệnh lý gây ố vàng, hôi miệng và xỉn màu răng. Hơn nữa, những người hút thuốc lá lâu năm sẽ có tuổi thọ răng thấp hơn, răng dễ bị lung lay, suy yếu.
Do chứng trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề liên quan đến tiêu hóa mãn tính, khá phổ biến với người trung niên và cao tuổi. Tình trạng này thường xảy ra khi van thực quản suy yếu khiến thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản và khoang miệng. Khi thức ăn đã được trộn lẫn với dịch vị dạ dày sẽ sinh ra mùi khó chịu khiến cho cả khoang miệng và hơi thở đều có mùi.
Bên cạnh đó, tình trạng nôn trớ thức ăn liên tục xảy ra còn làm thay đổi môi trường khoang miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và sinh ra khí sulfur. Ngoài chứng hôi miệng, bệnh lý này còn làm gia tăng nguy cơ sâu răng, răng xỉn màu, ố vàng, viêm amidan, viêm họng hạt,... Tuy nhiên trào ngược dạ dày là bệnh lý mãn tính nên rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Song các triệu chứng có thể kiểm soát được thông qua việc dùng thuốc và điều chỉnh lối sống.
Mắc các bệnh hô hấp mãn tính
Bên cạnh các bệnh nha khoa mãn tính, tình trạng hôi miệng lâu năm còn có thể do những bệnh hô hấp mãn tính như sỏi amidan, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm thanh quản,... Những bệnh lý này đều làm tăng tiết dịch hô hấp khiến dịch chảy xuống cổ họng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và giải phóng khí sulfur.
Với những người bị sỏi amidan, khoang miệng thường có mùi hôi vô cùng khó chịu, nguyên nhân do vi khuẩn trú ngụ bên trong các khe của amidan cùng với thức ăn thừa và tế bào chết. Để cải thiện được mùi hôi khó chịu do các bệnh lý hô hấp mãn tính kéo dài nhiều năm thì cần điều trị và làm giảm các triệu chứng.
Các bệnh toàn thân
Bên cạnh đó, chứng hôi miệng lâu năm cũng có thể xảy ra do nguyên nhân là các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, hay các vấn đề liên quan đến gan thận. Nguyên nhân do những bệnh lý này khi kéo dài có thể khiến cơ thể xuất hiện mùi Ketone bởi sự phân hủy của các mô mỡ. Song trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra.
Hướng dẫn phương pháp điều trị hôi miệng lâu năm thường gặp
Bệnh hôi miệng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm dù đã bị qua nhiều năm, nếu như người bệnh tìm đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng cách. Cụ thể dưới đây là một số cách chữa mang đến hiệu quả tối ưu.
Mẹo dân gian tại nhà
Khi bị hôi miệng lâu năm, các bạn có thể tận dụng chính những dược liệu có sẵn trong nhà để điều trị, cải thiện mùi hơi thở. Gồm có một số cách như sau:
Lá trà xanh
Lá trà sở hữu hương thơm dịu nhẹ, vị chát và hàm lượng oxy hóa dồi dào. Chính vì vậy màng lại công dụng rất tốt trong việc loại bỏ các loại vi khuẩn bên trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
- Các bạn dùng lá trà xanh đem rửa sạch, vò nát, sau đó cho vào trong nồi đun sôi khoảng 5 phút.
- Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày 3 - 5 lần.
Tinh dầu tràm trà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu tràm trà sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ mùi hôi miệng, diệt khuẩn và mang lại hơi thở thơm mát hơn.
Cách thực hiện:
- Mỗi lần đánh răng, các bạn hãy nhỏ thêm 2 - 3 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải.
- Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng nước cốt bạc hà và tinh dầu tràm làm nước súc miệng.
Lá ổi
Trong lá ổi chứa các hoạt chất chống oxy hóa, tannin và những thành phần kháng khuẩn tốt. Chính vì vậy, nguyên liệu này có khả năng loại bỏ chứng hôi miệng lâu năm và ngăn chặn vi khuẩn phát triển bên trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng lá ổi chữa hôi miệng bằng cách nhai trực tiếp, nuốt phần nước, còn bỏ bã.
- Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần sẽ đạt được hiệu quả loại bỏ mùi hôi miệng rất tốt.
Trị hôi miệng lâu năm bằng bài thuốc Đông y
Hiện nay cũng có nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn các bài thuốc Đông y trị bệnh hôi miệng nặng, hôi miệng lâu năm. Bởi những bài thuốc này đều sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 45g quế tâm, 45g độc diệp thảo, 90g cam thảo, 15g đinh hương, 30g hương thảo. Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, vo thành viên nhỏ với khối lượng khoảng 5g, sau đó trước khi đi ngủ sử dụng 1 viên để trị hôi miệng.
- Bài thuốc 2: Dùng quất bì, cam thảo, tế tân, quế tâm mỗi loại khoảng 50g. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, sau đó sử dụng mật ong và táo nhục kết hợp để vo thành viên từ 5 - 10g. Trước khi đi ngủ các bạn dùng 1 viên, áp dụng liên tục trong vài tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Điều trị tại nha khoa
Nếu áp dụng các phương pháp trên trong thời gian dài vẫn không thấy có dấu hiệu tiến triển, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng phổ biến trong nha khoa.
- Cạo vôi răng: Đây là phương pháp điều trị khá đơn giản có thể giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày. Được biết vôi răng chính là thủ phạm gây ra mùi hôi khó chịu. Đồng thời khi loại bỏ mảng bám, tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.
- Điều trị nha chu: Phương pháp này giúp loại bỏ các túi mủ và vi khuẩn có hại với nướu, cũng như dây chằng. Các nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng và làm bóng bề mặt răng, nhờ đó răng chắc khỏe hơn, cũng như ngăn chặn được việc tái phát bệnh. Bởi vậy cũng giúp cải thiện và trị dứt điểm mùi hôi tanh khó chịu do viêm, chảy máu hoặc các túi mủ nha chu gây ra.
- Điều trị các bệnh lý răng miệng khác: Đối với những trường hợp mắc bệnh lý như viêm tủy, sâu răng,... gây ra hôi miệng thì nha sĩ sẽ dùng kỹ thuật để điều trị. Sau khi điều trị xong, bệnh nhân sẽ phục hình lại hình thể răng, cũng như ngăn chặn bệnh lý tái phát và không cho mùi hôi quay trở lại.
Một số lưu cần nhớ để tránh bị hôi miệng lâu năm
Nếu như tình trạng hôi miệng lâu năm của bạn không phải do nguyên nhân bệnh lý thì hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện hơi thở thơm mát của mình.
Về vệ sinh răng miệng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các bạn nên chải răng ít nhất 1 - 2 lần/ngày và bắt buộc cần thực hiện nếu bạn muốn sở hữu một hơi thở thơm tho, cũng như hàm răng chắc khỏe. Chính vì vậy, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, các bạn nên đánh răng trong khoảng 2 phút để loại bỏ vụn thức ăn và mảng bám trong miệng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn hôi miệng có điều kiện xâm nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chỉ nha khoa cũng rất có lợi với sức khỏe răng miệng. Cụ thể các kẽ răng được làm sạch một cách an toàn, nhờ đó tránh được tình trạng hơi thở có mùi hôi do thức ăn hiệu quả.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng thêm các loại nước súc miệng được nha sĩ khuyên dùng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn trong khoang miệng. Trên thị trường hiện nay đa dạng rất nhiều loại nước súc miệng được sản xuất mùi hương trái cây rất dễ chịu mà các bạn có thể sử dụng.
Loại bỏ những thói quen xấu
Tình trạng hôi miệng chỉ được khắc phục hoàn toàn nếu như người bệnh loại bỏ thói quen hút thuốc lá, không sử dụng cà phê, chất kích thích hay nước ngọt. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp đẩy lùi mùi hôi của hơi thở.
Bên cạnh đó, để giữ cho miệng không bị khô, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Đồng thơi nhai thêm kẹo cao su không đường để tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả. Đặc biệt với những người bị khô miệng mãn tính, các nha sĩ sẽ kê thêm nước bọt nhân tạo hoặc một loại thuốc uống nhằm kích thích quá trình tiết nước bọt.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống khoa học cho người hôi miệng là vô cùng cần thiết. Bởi bệnh lý này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình trong đó là từ thức ăn. Chính vì vậy, các bạn cần chú ý điều chỉnh một số vấn đề như sau:
- Không nên ăn những thực phẩm nặng mùi như hành tây, tỏi, mắm tôm,... hay những món ăn có chứa nhiều đường đều khiến hơi thở trở nên nặng mùi hơn.
- Các loại thịt dai sẽ dễ mắc kẹt trong kẽ răng, khó lấy ra được nên cũng sẽ gây mùi hôi miệng khó chịu và cả bệnh sâu răng. Chính vì vậy, bạn cần chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống của mình.
- Tránh ăn nhiều các loại hoa quả và rau củ để lại mùi lâu trong miệng như su hào, dưa muối, hành muối, sầu riêng,... Bởi khi tiêu hóa những thực phẩm này sẽ ngấm vào trong dạ dày và gây ra mùi hôi qua hơi thở.
- Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng làm thơm miệng và hỗ trợ điều trị hôi miệng lâu năm, gồm có rau chứa mùi thơm, hoa quả nhiều vitamin C,...
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về tình trạng hôi miệng lâu năm mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc răng miệng của bản thân. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào muốn được giải đáp, người bệnh hãy để lại lời nhắn ngay phía dưới bài viết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!