Suy Nhược Thần Kinh Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Để Đẩy Lùi Bệnh?
Biết chính xác việc suy nhược thần kinh có gây nguy hiểm không sẽ giúp bạn lường trước được những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bởi không ít người chủ quan vẫn cho rằng đây là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại nên không cần quá lo lắng. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ cho bạn thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà chứng suy nhược thần kinh có thể gây ra cho sức khỏe.
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không và các tác động của nó?
Suy nhược thần kinh là tình trạng vỏ não và một số trung khu dưới não bị rối loạn chức năng, nguyên nhân chủ yếu là do tế bào não phải làm việc căng thẳng với công suất cao, từ đó sinh ra quá tải. Bệnh này thường xảy ra ở những người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay, đồng thời tỷ lệ mắc của nam giới cao hơn nữ giới và tập trung trong độ tuổi từ 20 – 45.
Suy nhược thần kinh tuy không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người, song những ảnh hưởng về lâu dài mà nó để lại cho sức khỏe và tinh thần người bệnh thì cũng không kém gì ung thư hay các căn bệnh nguy hiểm khác. Đặc biệt, nhiều người chủ quan cho rằng suy nhược thần kinh và triệu chứng của nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khi gặp căng thẳng, áp lực quá độ. Thế nhưng nếu không được phát hiện, quan tâm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến vô cùng nguy hiểm như:
Hội chứng kích thích suy nhược
Người mắc phải hội chứng suy nhược kích thích thường rất dễ bị kích động, kể cả khi nghe thấy những tiếng động nhỏ cũng trở nên khó chịu, bực bội. Không chỉ vậy, bạn còn cảm thấy cơ thể dễ rơi vào trạng thái đau nhức, mệt mỏi, có thể kéo dài tới hơn 3 tháng.
Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng này, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất. Vì mệt mỏi, khó chịu do hội chứng kích thích suy nhược gây ra thường sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi bạn nghỉ ngơi.
Gây ảnh hưởng cho tim mạch
Khi hệ thần kinh gặp phải vấn đề dẫn tới suy nhược, điều này sẽ tác động lên hệ thần kinh giao cảm và hệ tim mạch. Chính vì vậy mà các chức năng của tim mạch cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh có nguy cơ bị kích thích tuyến mồ hôi, co mạch, đánh trống ngực, tăng huyết áp…
Không chỉ vậy nó còn kèm theo một số biểu hiện như: Thở gấp và dồn dập, khó thở, thở nông, tức ngực, tăng co thắt, tăng tiết dịch, đau nhói vùng tim, rối loạn nhịp tim… Đặc biệt, đối với những người có tiền sử về bệnh tim lại càng nguy hiểm. Còn với những người chưa có tiền sử bệnh tim khi gặp phải các triệu chứng này, mặc dù đi thăm khám nhưng không phát hiện ra bệnh lý bất thường về tim mạch sẽ tạo tâm lý hoang mang, lo lắng. Từ đó khiến cho tình trạng của bệnh suy nhược thần kinh ngày càng trầm trọng hơn.
Gây nhức đầu
Suy nhược thần kinh còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức đầu âm ỉ tại vùng trán, đỉnh đầu hoặc thái dương. Tần suất của các cơn đau có thể kéo dài và xảy ra đột ngột trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Thông thường, khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hay xúc động quá mức thì tình trạng này sẽ tăng lên và trong lúc ngủ nó sẽ giảm dần đi.
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc hay rối loạn giấc ngủ là một trong những biến chứng khá phổ biến của suy nhược thần kinh, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, công việc, học tập và sức khỏe người bệnh. Lúc này, dù rất buồn ngủ nhưng bạn vẫn rất khó để có được một giấc ngủ ngon, đặc biệt khi đi vào giấc ngủ thường không sâu giấc, dễ bị giật mình tỉnh dậy và khó ngủ trở lại.
Mất ngủ về đêm sẽ khiến bạn trở nên mất tập trung, khó tỉnh táo vào ban ngày và luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, nó còn gây ra nhiều hệ luỵ khác như các cơn đau đầu vào mỗi sáng thức dậy, kéo dài từ nhẹ tới nặng hay đau âm ỉ cả ngày.
Tạo các triệu chứng thần kinh
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không khi nó gây ra những triệu chứng về thần kinh? Lúc này người bệnh sẽ gặp phải vấn đề về rối loạn cảm giác, giác quan, hoa mắt, chóng mặt… Kèm theo đó là biểu hiện đau mỏi cột sống, buốt xương sống, mỏi vùng cổ… Các cơ cũng bị đau nhức và xuất hiện cảm giác khó chịu ở ngoài da như: Nóng lạnh thất thường, cảm giác kiến bò, kim châm, run tay chân, rối loạn cảm xúc.
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin. Chứng suy giảm trí nhớ cũng xuất hiện từ đó và trở thành tiền đề phát các bệnh hệ luỵ như Parkinson, Alzeimei… Lúc này, việc điều trị sẽ tốn nhiều công sức, tiền bạc, gây gánh nặng cho cả bệnh nhân lẫn người thân trong gia đình.
Gây rối loạn thực vật, nội đa trạng
Suy nhược thần kinh khi biến chứng thành bệnh rối loạn thực vật và nội đa trạng có thể gây ra một số biểu hiện như mạch không đều, ngực khó chịu, đau tim, rối loạn huyết áp, thân nhiệt tăng hoặc giảm không ổn định… Thêm vào đó, nó có thể xuất hiện thêm hiện tượng tăng tiết mồ hôi, liệt dương hay rối loạn vòng kinh.
Dẫn tới các triệu chứng tâm thần, rối loạn hành vi, cảm xúc
Người bệnh thường xuyên bị rơi vào trạng thái mất tập trung, rối loạn về cảm xúc, lo âu, hồi hộp, khí sắc trầm hơn. Phần lớn đều trở nên dễ nổi nóng, cáu gắt, tâm trạng bất ổn, khó kiểm soát hành vi của bản thân. Biến chứng nặng nề hơn là trầm cảm, khiến cho người bệnh mất tinh thần, sụt giảm ý chí làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, học tập.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân dần sống thu mình, tâm trạng luôn bất ổn, nếu để kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, khả năng giao tiếp xã hội, dẫn đến tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người có xu hướng tìm tới các chất kích thích, chất gây nghiện để giải toả tâm lý, số khác lại có biểu hiện huỷ hoại bản thân. Người thân và bạn bè nên dành nhiều quan tâm, chú ý để sớm có biện pháp can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý chữa trị phù hợp.
Cách đẩy lùi chứng suy nhược thần kinh
Thực tế, tình trạng suy nhược thần kinh trong cuộc sống hiện đại thường bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh như: Sống chung với căng thẳng, áp lực ở mức độ quá cao mà không thể giải tỏa, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện (cà phê, bia rượu, thuốc lá…), hay nổi nóng, cãi cọ với mọi người xung quanh, chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, ăn nhiều đồ ăn nhanh, nghỉ ngơi không điều độ…
Chính vì thế cách để đẩy lùi và phòng ngừa tác hại của suy nhược thần kinh chính là thay đổi lối quen sống hàng ngày. Bạn nên xây dựng kế hoạch cho mình và tuân thủ theo lối sống tích cực và lành mạnh hơn, loại bỏ cảm xúc căng thẳng, giải tỏa áp lực, stress. Cụ thể:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đúng và đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng, kết hợp cùng việc nghỉ ngơi đầy đủ để nạp thêm năng lượng sau một ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi.
- Không nên dùng bia rượu, thuốc lá, đồng thời tránh các tác nhân gây căng thẳng như: Xung đột, mâu thuẫn… với mọi người xung quanh. Nếu áp lực quá, hãy chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng, giảm sự mệt mỏi và dồn nén trong cảm xúc.
- Nếu phát hiện mình có những triệu chứng về sức khỏe thì nên đi thăm khám, tuân thủ theo quá trình điều trị. Mặt khác nên dũng cảm đối mặt thay vì sợ hãi, lo âu, trốn tránh, điều này chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn mà thôi.
- Dành thời gian để thư giãn đầu óc, nâng cao thể chất bằng các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên.
- Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, chúng ta không nên tự ý sử dụng các loại thuốc để đối phó mà tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị thích hợp nhất. Bởi các loại thuốc như an thần hoặc điều trị thần kinh nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến tình trạng không những không được cải thiện mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bạn cũng không nên ép bản thân vào những mục tiêu quá cao, vượt quá khả năng của mình. Điều này sẽ tạo ra các áp lực lớn cho bản thân, dẫn tới buồn phiền, thất vọng và chán nản. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra suy nhược thần kinh ngoại biên, đôi khi hãy biết tự hào về những gì mà mình đang có.
Bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào mức độ, tình trạng cũng như biểu hiện của mỗi người. Vì vậy chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan, ơ thờ với căn bệnh này, thay vào đó hãy tới các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi phát hiện ra các biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Click xem ngay: Khám Suy Nhược Thần Kinh Ở Đâu? TOP 11 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!