Hậu Quả Của Suy Nhược Thần Kinh Và Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả
Xã hội ngày càng phát triển, áp lực căng thẳng rất dễ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và suy nhược tinh thần. Có rất nhiều người không hiểu rõ về bệnh lý này nên khá chủ quan, không khắc phục sớm mà luôn cố gắng chịu đựng. Điều này khiến bệnh càng ngày càng nặng và gây ra không ít hệ lụy về sau. Vậy hậu quả của suy nhược thần kinh là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng DrVitamin tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của suy nhược thần kinh có nghiêm trọng không?
Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần rất phổ biến hiện nay. Bệnh lý này chiếm tới 60 – 70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh chủ yếu liên quan tới vấn đề tâm lý, căng thẳng hoặc stress kéo dài trong cuộc sống.
Cụ thể đó là những áp lực, mâu thuẫn, lo âu từ bạn bè, gia đình, môi trường làm việc,… Những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và về lâu dài có thể dễ dẫn tới tình trạng, suy nhược thần kinh ngoại biên, suy nhược thần kinh mãn tính hoặc trầm cảm.
Các chuyên gia cho biết, những yếu tố thuận lợi làm dẫn tới chứng suy nhược thần kinh gồm có:
- Lao động trí óc quá sức dẫn tới tình trạng kiệt sức.
- Cơ địa hệ thần kinh quá yếu.
- Cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng và nhiều vấn đề để suy nghĩ, lo toan.
- Bệnh lý viêm nhiễm mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật,…
- Uống rượu nhiều dẫn tới tình trạng nghiện rượu làm tổn thương hệ thần kinh.
- Mất ngủ kéo dài.
- Thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày làm cơ thể không có đủ dưỡng chất để giúp cơ thể hoạt động tốt.
Suy nhược thần kinh tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng những hậu quả của chúng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh.
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Theo đó, hậu quả của suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng tới người bệnh thông qua những triệu chứng sau đây:
- Rối loạn tâm lý: Khi bị suy nhược thần kinh đến thể nặng và kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại liên tục sẽ khiến cảm xúc người bệnh bị rối loạn. Lúc này, bạn sẽ luôn có cảm giác lo lắng, bất an, dễ xúc động và không thể tập trung. Bệnh nếu không được kịp thời can thiệp xử lý thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm.
- Mất ngủ triền miên: Người bệnh sẽ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giữa đêm. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất, tinh thần cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Chưa kể, họ còn phải thường xuyên chịu đựng những cơn đau đầu, kéo dài âm ỉ gây suy giảm trí nhớ hoặc không thể tập trung.
- Nhức đầu: Người bệnh bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy đau nhức âm ỉ ở vùng trán, vùng thái dương. Những cơn đau sẽ đến đột ngột và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ, thậm chí là cả một ngày dài. Đặc biệt, khi bệnh nhân mệt mỏi hay xúc động mạnh thì mức độ đau đầu càng tăng lên.
- Rối loạn thực vật, nội tạng: Tụt huyết áp, thân nhiệt tăng giảm bất ổn, mạch đập không đều, đánh trống ngực, đau tim, tiết mồ hôi,… Thậm chí là rối loạn nội tiết gây ra hiện tượng liệt dương ở nam hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Tình trạng kích thích suy nhược: Đây là biểu hiện của tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt kéo dài. Lâu dần, người bệnh sẽ khó có khả năng tự chủ cảm xúc và rất dễ dàng bị kích thích bởi những tác động nhỏ xung quanh.
- Triệu chứng về thần kinh: Bạn có thể bị đau cột sống, buốt xương sống, mỏi vùng cổ,… Đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn cảm giác, giác quan, nội tạng, hoa mắt, chóng mặt,…
- Có ý định tự sát: Trong trường hợp sức khỏe suy kiệt, tâm lý bất ổn, những người bị suy nhược thần kinh thường xuyên rơi vào tình trạng sợ hãi, ám ảnh. Họ dần có những ý nghĩ tiêu cực, luôn cho rằng bản thân là gánh nặng của gia đình, là người không quan trọng với bất cứ ai. Chính bởi những ý nghĩ tiêu cực này mà dễ dàng thôi thức những hành động sai lầm như tự làm đau bản thân, tự sát để nhanh chóng thoát khỏi thực trạng mệt mỏi này.
Nhìn chung, khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh thường dễ bị kích động, hay cáu gắt và luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tiêu cực, dẫn tới bế tắc. Về lâu dài, căn bệnh này còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Những cách khắc phục chứng suy nhược thần kinh
Hiện nay có rất nhiều cách để giúp khắc phục tình trạng suy nhược cũng như ngăn ngừa những hậu quả của suy nhược thần kinh gây ra. Trong đó, có 2 biện pháp được các chuyên gia khuyên áp dụng phổ biến nhất. Cụ thể:
Sử dụng thuốc Tây để giảm hậu quả của suy nhược thần kinh gây ra
Được biết, cơ chế của thuốc điều trị suy nhược thần kinh sẽ tác động đến quá trình hưng phấn của hệ thần kinh để làm giảm đi tình trạng suy nhược. Những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn gồm có: Asthenal, Sulbutiamine hoặc thuốc tăng cường tuần hoàn não như Piracetam,…
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bạn một vài loại thuốc an thần gây ngủ như Chlordiazepoxide, Diazepam, Imidazopyridin hoặc thuốc giảm đau như Paracetamol để làm giảm hậu quả của suy giảm thần kinh gây ra.
Do các loại thuốc tây y nêu trên đều là thuốc tổng hợp hóa học nên sẽ gây ra không ít tác dụng phụ cho người dùng. Đặc biệt, những loại thuốc an thần này còn gây ngủ nên rất hại cho gan thận và thần kinh. Khi sử dụng thuốc trong thời gian lâu dễ gây nhờn thuốc, nghiện hoặc lệ thuộc vào thuốc. Trường hợp ngưng sử dụng thuốc đột ngột sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vậy nên, các chuyên gia sẽ khuyến cáo người bệnh thay vì dùng thuốc để cải thiện thì nên xây dựng lối sống lành mạnh để đẩy lùi bệnh một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố giúp bạn trở nên năng động và hoạt bát hơn. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, khiến tinh thần và sức khỏe bạn được cải thiện. Dưới đây là một số cách giúp làm giảm hậu quả của suy nhược thần kinh gây ra với cách xây dựng lối sống lành mạnh:
- Cần ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ để giúp khôi phục năng lượng sau ngày dài hoạt động mệt mỏi.
- Các bạn nên ăn những thực phẩm có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do và tăng dẫn truyền thần kinh. Nhằm bảo vệ não bộ khỏi tổn thương, căng thẳng, mệt mỏi như cá loại Vitamin A, B, C, E,… Các loại hợp chất như acid glutamic, tryptophan, Omega -3,… Ngoài ra, những chất có trong bí đỏ sẽ giúp tăng khả năng đào thải amoniac, tăng trí nhớ của não bộ, làm giảm trầm cảm, lo âu ở người. Các loại hải sản cũng có chứa nhiều magie, selen là những coenzyme quan trọng giúp quá trình chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào thần kinh.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe,…
- Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh xa những tác nhân khiến bạn căng thẳng như mâu thuẫn ở công ty, xung đột gia đình,… bằng cách thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân về những vấn đề trong cuộc sống hay trong công việc mà bạn đang gặp phải.
- Hãy thư giãn đầu óc, nâng cao thể chất bằng các tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập đi bộ, tập yoga, ngồi thiền để giúp tâm trạng được ổn định và thư thái hơn.
- Trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì nên đi khám bác sĩ, tuân thủ theo quá trình điều trị cũng như dũng cảm đối mặt với nó thay vì sợ hãi hoặc trốn tránh.
- Nếu cảm thấy bản thân đang bị suy nhược thần kinh thì bạn không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y điều trị. Lúc này, bạn nên tới thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về hậu quả của suy nhược thần kinh cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất. Cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều căng thẳng, áp lực dẫn tới tình trạng suy nhược thần kinh. Vậy nên, mong rằng với những chia sẻ trên các bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, chán nản. Thay vào đó hãy tập cho mình những thói quen tốt và kết bạn, chia sẻ nhiều hơn để sống tích cực và vui vẻ hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!