Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Suy nhược thần kinh ngoại biên là rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại biên. Bao gồm nhiều hội chứng đặc trưng bởi những rối loạn ở nhiều mức độ khác nhau như đau, yếu và teo cơ, giảm phản xạ gân xương và các triệu chứng rối loạn vân mạch. Các triệu chứng suy nhược thần kinh này rất nguy hiểm, nó tiến triển âm thầm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Bài dưới dưới đây sẽ gửi tới bạn một số thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Suy nhược thần kinh ngoại biên là gì?

Suy nhược thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra bởi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Trong đó, dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não, tủy sống đến các cơ và mô trong cơ thể.

Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này đó là gặp các rối loạn về cảm giác như tê bì và đau ở chân tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các vấn đề về khác ở cơ bắp, hệ tiêu hóa và tim mạch.

Suy nhược thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra bởi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương
Suy nhược thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra bởi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương

Cụ thể, dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng bệnh thần kinh ngoại biên:

  • Đau và tê ngứa ở các chi: Dấu hiệu thường gặp nhất của hiện tượng suy nhược thần kinh thường là ngứa ran hoặc rát ở tay chân. Người bệnh bắt đầu cảm nhận được ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân có hiện tượng đau nhức. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị mất cảm giác ở cánh tay và chân. Điều này khiến cho người bệnh không thấy cảm nhận được gì khi chạm vào các vật quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Vấn đề về cơ bắp: Các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương có thể khiến cơ bị yếu. Chính vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi cử động, đôi khi nhận thấy cơ bắp bị co cứng, co giật hoặc teo lại.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nhanh no hoặc ợ nóng mặc dù chỉ ăn một ít thức ăn. Một số trường hợp người bệnh có thể nôn ra các thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa.
  • Vấn đề về tim mạch: Người bệnh cảm thấy choáng váng, ngất xỉu mỗi khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường gặp phải các cơn đau thắt ngực cùng với các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn.
  • Triệu chứng khác: Ngoài ra, người mắc chứng suy nhược thần kinh ngoại biên còn xuất hiện một số triệu chứng như: Rối loạn cương dương, khó đạt cực khoái khi quan hệ, rò rỉ nước tiểu, đổ quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi, khô miệng, khô mắt, thay đổi da và tóc, rối loạn lo âu, khó kiểm soát được cảm xúc,…

Nguyên nhân gây bệnh

Trên thực tế hầu hết các bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên thường không xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Do đó không có phương pháp điều trị nào thực sự hiệu quả buộc người bệnh phải giải quyết các triệu chứng riêng lẻ.

Bệnh thần kinh ngoại biên thường không xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể
Bệnh thần kinh ngoại biên thường không xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên, bao gồm:

  • Các bệnh tự miễn: Bao gồm bệnh lupus, hội chứng Sjogren, hội chứng Guillain-Barre, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm đa dây thần kinh khử men mãn tính và viêm mạch máu.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng khá lớn đến bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên, gần 50% những người lớn mắc bệnh tiểu đường và thường gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loét bàn chân và phải cắt cụt chi dưới.
  • Nhiễm trùng: Bao gồm một số bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như bệnh Lyme, zona, virus Epstein-Barr, viêm gan B và C, bệnh phong, bạch hầu, HIV.
  • Rối loạn di truyền: Các rối loạn như Charcot-Marie-Tooth là loại bệnh thần kinh di truyền có thể gây ra triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên.
  • Các khối u: Đây là một dạng rối loạn thoái hóa được gọi là hội chứng paraneoplastic. Sự phát triển của khối u có thể gây chèn ép vào các dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh viêm đa dây thần kinh có thể phát sinh do một số bệnh ung thư có liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. 
  • Rối loạn tủy xương: Bao gồm một protein bất thường trong máu, một dạng ung thư xương, ung thư hạch bạch huyết và bệnh hiếm gặp amyloidosis.
  • Những căn bệnh khác: Bao gồm bệnh thận, gan, suy thận và rối loạn mô liên kết.
Rối loạn tủy xương cũng gây suy nhược thần kinh
Rối loạn tủy xương cũng gây suy nhược thần kinh

Bệnh thần kinh ngoại biên cũng có thể do các nguyên nhân bên ngoài gây ra như:

  • Do thói quen nghiện rượu: Những người nghiện rượu có thể dễ bị suy nhược thần kinh ngoại biên hơn những người khác.
  • Tiếp xúc với các chất độc: Các chất độc hại bao gồm hóa chất công nghiệp hoặc các kim loại nặng như chì, thủy ngân,… có thể làm tổn thương thần kinh.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư (hóa trị liệu) và HIV/AIDS có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Tổn thương dây thần kinh: Các chấn thương như tai nạn xe cộ, ngã, chấn thương thể thao,… có thể làm đứt hoặc làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Một số hành động như bó bột, sử dụng nạng hoặc lặp lại một chuyển động nhiều lần cũng có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Thiếu hụt vitamin: Các vitamin B1, B6, B12, vitamin E và niacin rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ thần kinh. Cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin này có thể gây ra bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên.
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên ở một số người vẫn chưa được biết rõ, đây được gọi là bệnh thần kinh vô căn.

Suy nhược thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thần kinh bị suy yếu sẽ khiến người bệnh mất cảm giác ở các chi, da và các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị tổn thương. 

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh
Suy nhược thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

Nếu không được điều trị kịp thời hậu quả của suy nhược thần kinh sẽ rất khôn lường. Cụ thể, căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương da: Người bệnh mất cảm giác đau và phản ứng với nhiệt độ. Điều này có thể khiến da của bạn bị tổn thương hoặc bị bỏng.
  • Nhiễm trùng: Những vị trí bị mất cảm giác do thần kinh ngoại biên gây ra thường dễ bị nhiễm trùng.
  • Té ngã: Mất cảm giác, cơ bắp yếu, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt có thể khiến người bệnh mất cân bằng và dễ té ngã.

Có thể thấy bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó bạn cần phải tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng suy nhược phát triển nghiêm trọng.

Chẩn đoán bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên

Bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó bác sĩ cần chú trọng vào các yếu tố sau để chẩn đoán bệnh.

  • Hỏi về tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh một cách kỹ càng như lối sống, tiếp xúc với các chất độc hại, thói quen sinh hoạt, ăn uống và bệnh lý thần kinh của người thân.
  • Thăm khám hệ thần kinh: Đánh giá chức năng hệ vận động, cảm giác và hệ thần kinh thực vật.
  • Thực hiện xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng vitamin, đường máu, tuyến giáp, chức năng gan, thận và các bất thường của hệ miễn dịch.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT, MRI để phát hiện các bệnh lý bất thường gây chèn ép dây thần kinh.
  • Điện cơ: Các bác sĩ sẽ đặt các điện cực trên da của người bệnh. Sau đó, nó sẽ phát xung một lượng điện cực nhỏ qua các dây thần kinh để xem liệu các dây thần kinh – cơ có hoạt động truyền tín hiệu đúng cách hay không. 
  • Sinh thiết: Sinh thiết dây thần kinh, sinh thiết da bằng cách lấy một mẫu nhỏ sợi thần kinh hoặc da đem đi kiểm tra xem có bất thường hay không.

Xem thêm

Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh được chính xác
Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh được chính xác

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên

Mục tiêu của việc điều trị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên đó là điều trị các bệnh lý nền và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm dùng thuốc Tây y, Đông y và áp dụng một số mẹo dân gian, cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây y để làm giảm cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống co giật: Bao gồm: Phenyltoin, Carmabazepin, Gabapetin, được sử dụng để làm giảm các cơn đau do thần kinh suy yếu ở người bệnh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm: Amitriptylin, Desipramin, Nortriptylin… được chỉ định để làm giảm các cơn đau ở bệnh nhân bị suy nhược thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.
  • Thuốc chống động kinh: Bao gồm: Pregabalin (Lyrica), Topiramate (Topamax), Gabapentin (Neurontin) có công dụng điều trị bệnh động kinh.
  • Miếng dán Lidocain: Miếng dán này có chứa chất gây tê tại chỗ lidocaine. Khi áp miếng dán này lên khu vực bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng để làm giảm các cơn đau cho người bệnh. Thuốc này cần được sử dụng theo đơn của bác sĩ để đảm bảo không bị lạm dụng, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh có thể dùng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhanh chóng
Người bệnh có thể dùng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhanh chóng

Các loại thuốc được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh ngoại biên luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý tăng giảm thời gian dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Đối với các tình trạng suy nhược thần kinh ở mức độ nghiêm trọng hoặc việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh ngoại biên. 

Các mẹo dân gian

Với tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên mới khởi phát, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị bệnh tại nhà. Phương pháp này khá an toàn, lành tính, dễ kiếm và dễ thực hiện. Một số mẹo dân gian điều trị bệnh suy nhược thần kinh không dùng thuốc có thể tham khảo như:

  • Chuối sứ

Chuối sứ là một loại trái cây quen thuộc, có vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong chuối còn có rất nhiều dưỡng chất như: Glucose, sucrose, sắt, canxi, vitamin A, B1, B6, C… Chính vì vậy chuối giúp phát triển hệ thần kinh và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên hiệu quả. Người bệnh chỉ ăn 2 quả chuối vào buổi sáng lúc còn đói để điều trị bệnh. 

Chuối xứ là mẹo dân gian giúp hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh tại nhà
Chuối xứ là mẹo dân gian giúp hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh tại nhà
  • Gừng

Không chỉ là một loại gia vị, gừng còn là một bài thuốc nam có tác dụng làm thuyên giảm chứng tê bì chân tay. Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất như zingiberene, shogaol, gingerol… có công dụng làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân. Mỗi ngày bạn hãy ngâm chân vào nước gừng ấm 10 phút để giúp lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay. Thực hiện đều đặn trong một thời gian dài bệnh tình của bạn sẽ được cải thiện.

  • Cây xấu hổ

Cây xấu hổ là vị thuốc dân gian có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng an thần, giảm đau, kháng viêm, chữa đau nhức và tê bì chân tay hiệu quả. Cách đơn giản nhất để sử dụng cây xấu hổ điều trị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên đó là tẩm rễ cây với rượu rồi đem sắc, lọc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Với phương pháp này, bạn nên kiên trì áp dụng trong khoảng tối thiểu 2 tháng cho đến khi khỏi bệnh.

Các mẹo dân gian điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong nhiều ngày để làm thuyên giảm các triệu chứng.

Lưu ý khi bị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên

Suy nhược thần kinh mặc dù là căn bệnh nguy hiểm và rất khó lường trước. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên hiệu quả, dưới đây là những lưu ý bạn có thể tham khảo:

  • Tuân thủ theo những chỉ định và liệu pháp điều trị của bác sĩ y khoa.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ với đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh và làm giảm các cơn đau do suy nhược thần kinh gây ra.
  • Cần tránh các tư thế sinh hoạt xấu như ngồi xổm, ngồi quá lâu gây chèn ép lên các dây thần kinh ngoại biên.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, chất hóa học và các đồ uống có cồn như rượu bia,…
  • Kiểm soát hàm lượng đường huyết trong cơ thể, đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong ngưỡng cho phép.
  • Các bệnh nhân bị tiểu đường cần chú ý chăm sóc tốt cho bàn chân để tránh bị hoại tử, viêm loét.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình điều trị bệnh và có sự can thiệp sớm nếu cần.

Suy nhược thần kinh ngoại biên không phải là một bệnh duy nhất mà là một triệu chứng với nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, người bệnh ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng lối sống khoa học lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.

Bài viết không nên bỏ qua

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Bé 2 tuổi khó đi vào giấc ngủ là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cha mẹ phải…
Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và duy trì sức khỏe. Song có không ít trường hợp thường…
Cách Thiết Lập Đồng Hồ Sinh Học Giấc Ngủ Của Cơ Thể

Cách Thiết Lập Đồng Hồ Sinh Học Giấc Ngủ Của Cơ Thể

Đồng hồ sinh học giấc ngủ là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Để biết chính xác đồng hồ…
Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy nhược thần kinh mất ngủ là hiện tượng khá nhiều người gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất…
Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất…
Hậu Quả Của Suy Nhược Thần Kinh Và Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Hậu Quả Của Suy Nhược Thần Kinh Và Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Xã hội ngày càng phát triển, áp lực căng thẳng rất dễ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và suy nhược tinh thần. Có…
Chóng Mặt Khi Nằm Ngửa Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Cụ Thể]

Chóng Mặt Khi Nằm Ngửa Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Cụ Thể]

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bạn có thể gặp phải tình trạng này…
Chia sẻ
Bỏ qua