[Tư Vấn] Bị Tăng Huyết Áp Uống Nước Chanh Được Không?
Quả chanh là một loại trái cây quen thuộc, có vị chua, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các loại axit. Chanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nên nước chanh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Vậy những đối tượng bị tăng huyết áp uống nước chanh được không? Nên sử dụng nước chanh cải thiện cao huyết áp như thế nào? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
Người bệnh bị tăng huyết áp uống nước chanh được không?
Nếu bạn đang thắc mắc người bị tăng huyết áp uống nước chanh không thì câu trả lời là CÓ. Theo nghiên cứu của Đông Y, chanh có vị chua, tính ấm, có công dụng chỉ khát, khai vị, tiêu thực, sinh tân, trừ thử, an thai, thông tiểu tiện, giảm mỡ máu, chữa tăng huyết áp, cải thiện bệnh mạch vành.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của nước cốt chanh có chứa hàm lượng lớn các axit citric, axit xitrat, axit malic, canxi, kali, sắt, chất xơ, đường interverti, sacaroza, protein, vitamin C, vitamin B1, B6 và riboflavin.
Các chuyên gia cho biết, những hoạt chất này có trong chanh có tác dụng làm tăng chỉ số cholesterol tốt HDL và giảm cholesterol LDL xấu. Khi hàm lượng cholesterol về mức ổn định thì huyết áp của người bệnh cũng sẽ trở về trạng thái bình thường. Vì vậy nước chanh rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị sỏi thận, giúp lợi tiểu, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và giúp làn da khỏe mạnh hơn.
Công thức hạ huyết áp bằng nước chanh
Như vậy, sau khi đã có được câu trả lời cho thắc mắc cao huyết áp có uống nước chanh được không, người bệnh cũng rất quan tâm đến các phương pháp làm giảm huyết áp từ chanh. Cụ thể, người bị huyết áp cao nên uống nước chanh với 3 công thức sau:
Công thức 1: Giảm huyết áp với chanh, dứa và cà chua
Chuẩn bị: 15ml nước cốt chanh tươi, 150g cà chua, 150g dứa.
Cách thực hiện:
- Dứa gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Cà chua rửa sạch, thái lát.
- Cho hai nguyên liệu trên vào máy ép để lấy nước.
- Trộn đều hỗn hợp trên cùng với nước cốt chanh.
- Chia hỗn hợp thành nhiều lần trong ngày.
Công thứ 2: Hỗn hợp chanh, cà chua và rau cần
Chuẩn bị: 80g quả chanh, 500g cà chua, 250g rau cần.
Cách thực hiện:
- Cà chua rửa sạch, thái lát.
- Rau cần rửa sạch, để ráo nước, cắt thành những đoạn ngắn.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào ép lấy nước.
- Trộn đều với nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Chia nước này thành nhiều lần và uống trong ngày.
Công thức 3: Cải thiện huyết áp với nước chanh, cà rốt và dâu tây
Chuẩn bị: 5ml nước cốt chanh, 250g cà rốt, 250g dâu tây, 2-3 cục đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ và thái thành từng miếng nhỏ.
- Dâu tây rửa sạch , bỏ cuống.
- Cho hai nguyên liệu trên vào máy ép để ép lấy nước.
- Trộn đều nước ép này cùng với nước chanh và đường phèn.
- Chia hỗn hợp thành nhiều phần và uống hết trong ngày.
Công thức 4: Huyết áp cao uống nước chanh và hạt chia
Chuẩn bị: 1/2 quả chanh, 10g hạt chia, 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Cho hạt chia vào nước ấm, khuấy đều và đợi 10 phút.
- Khi hạt chia nở ra bạn vắt thêm nước cốt chanh và cho mật ong vào.
- Dùng thìa trộn đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Mỗi ngày uống 1 ly nước chanh, hạt chia sẽ giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng nước chanh cho người bị cao huyết áp
Nước chanh là loại đồ uống có tác dụng giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hiệu quả trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người bệnh khi pha nước chanh không nên sử dụng thêm đường. Bởi nguyên liệu này có thể làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu và gây ra các bệnh về tim mạch.
- Nên kết hợp nước chanh với các nguyên liệu khác như: Lựu, dưa chuột, bí đao, củ đậu, hoa atiso, củ dền,… để tăng cường bổ sung vitamin và các khoáng chất cho cơ thể.
- Những người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,… không nên lạm dụng nước chanh vì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không dùng nước chanh vào buổi sáng khi bụng còn rỗng bởi điều này sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày.
- Người có men răng yếu cũng không nên dùng quá nhiều nước chanh. Bởi tính axit trong chanh có thể khiến men răng bị mòn, gây ê buốt răng hoặc sâu răng.
- Những người bị dị ứng với các loại trái cây có múi không nên sử dụng nước cốt chanh vì nó có thể gây tăng huyết áp.
- Người bệnh cần kết hợp việc bị huyết áp cao uống nước chanh với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để điều hòa huyết áp của mình.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tăng huyết áp uống nước chanh được không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích trong việc cải thiện tình trạng cao huyết áp của mình. Để đảm bảo việc điều trị là đúng người, đúng bệnh, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ mẹo điều trị nào.
Bài viết hấp dẫn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!