Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Nên Dùng Thế Nào?
Lá tía tô là một loại thảo dược quen thuộc và được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Ngoài việc ăn kèm với các món ăn, lá tía tô còn hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như tim mạch, viêm khớp, đau dạ dày, điều hòa huyết áp… Vậy lá tía tô có làm tăng huyết áp không? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này.
Lá tía tô có làm tăng huyết áp không?
Lá tía tô là một loại dược liệu quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Loại cây này có thể dùng để ăn sống, làm tăng thêm hương vị cho các món ăn hoặc nấu lấy nước uống. Theo nghiên cứu, trong thành phần của lá tía tô có chứa các hoạt chất như Aldehyde, Hydrocarbon, Xeton, Furan, Acid Rosmarinic, Acid Alpha – linolenic, Quercetin, Perilla, Luteolin, Tanin, Glucosid, Aldehyde, Omega 3…
Những hoạt chất này có tác dụng trị hen suyễn, chống viêm, trị đau dạ dày, chống oxy hóa, giảm đau viêm khớp, thư giãn đầu óc, làm đẹp da, phòng ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu,…. Tuy nhiên nhiều người vẫn phân vân không biết lá tía tô có làm tăng huyết áp không?
Thực tế, các hoạt chất có trong lá tía tô có thể làm tăng huyết áp cho những người bị huyết áp thấp. Nhưng nó lại không gây tăng huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Hay nói cách khác, lá tía tô giúp huyết áp của bạn luôn ở mức an toàn và ổn định. Vì vậy người bị huyết áp cao có thể dùng được lá tía tô mà không lo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên người bệnh chỉ nên dùng lá tía tô khi huyết áp đã ổn định, nhằm phòng ngừa huyết áp xuống thấp hoặc tăng cao quá mức. Không nên sử dụng lá tía tô khi huyết áp đang lên cao hoặc xuống thấp vì khi đó có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Hướng dẫn nấu nước lá tía tô giúp làm ổn định huyết áp
Người bị cao huyết áp có thể sử dụng lá tía tô để cải thiện bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô bạn có thể tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi, 3-4 lát chanh tươi, 2-2,5 lít nước.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và rửa sạch lá tía tô, ngâm dược liệu với nước muối loãng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Cho lá tía tô vào nồi đun với lượng nước đã chuẩn bị.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm khoảng 5 phút nữa. Không nên đun sôi quá lâu vì có thể làm mất đi các hoạt chất có trong lá.
- Sau khi nước nguội bạn đổ nước vào chai thủy tinh, cho thêm 3-4 lát chanh tươi và bảo quản trong tủ lạnh.
- Nên uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn 30 phút.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa cao huyết áp
Lá tía tô là một dược liệu lành tính, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây là những lưu ý quan trọng người bệnh nhất định phải biết.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng lá tía tô trị cao huyết áp. Không được tự ý sử dụng một cách bừa bãi để tránh dùng quá liều.
- Không dùng nước lá tía tô khi đang bị tiêu chảy bởi nó có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Một số người bệnh có thể bị dị ứng với lá tía tô. Vì vậy nếu bạn mẫn cảm với loại dược liệu này thì không nên dùng.
- Không được lạm dụng việc uống nước lá tía tô để điều trị tăng huyết áp. Người bệnh nên dùng đúng liều lượng đã quy định để tránh gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi và khó chịu dạ dày.
- Nếu đã dùng được một thời gian nhưng không thấy hiệu quả thì nên đổi sang phương pháp khác.
- Nếu trong quá trình dùng lá tía tô gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, táo bón, thở nông, choáng váng, tiểu tiện đỏ… thì nên dừng lại và đến bệnh viện để được thăm khám.
- Chỉ nên uống nước lá tía tô trong ngày, không nên để qua đêm vì nó có thể biến chất, sản sinh nhiều vi khuẩn và gây hại cho sức khỏe.
- Hoạt chất có trong lá tía tô có thể xung đột với một số loại thực phẩm, thảo dược hoặc các loại thuốc Tây y khác. Vì vậy bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng loại lá này đúng cách.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề lá tía tô có làm tăng huyết áp không. Tuy nhiên để sử dụng dược liệu được đúng cách và hiệu quả, người bệnh vẫn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!