Tại Sao Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận? Cơ Chế Hình Thành 

Theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ, số bệnh nhân suy thận do cao huyết áp tại quốc gia này có xu hướng tăng vọt, chỉ đứng thứ 2 sau nguyên nhân đái tháo đường. Thậm chí, khi bị suy thận tình trạng cao huyết áp còn có thể trầm trọng hơn và đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tại sao tăng huyết áp gây suy thận, triệu chứng như thế nào? 

Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế tăng huyết áp gây suy thận
Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế tăng huyết áp gây suy thận

Lý giải tại sao tăng huyết áp gây suy thận?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi máu được bơm từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà lượng máu tăng lên tạo ra áp lực lớn, từ đó huyết áp tăng. Một bệnh nhân được coi là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Vậy lý do tại sao tăng huyết áp gây suy thận?

Trong khi đó, thận đảm nhận vai trò chính là lọc máu và đào thải cặn bã của cơ thể ra ngoài qua nước tiểu. Đồng thời, cơ quan này cũng tham gia điều hoà thể tích máu, hoà tan chất trong máu, hỗ trợ kiểm soát nồng độ pH của dịch ngoại bào. 

Tình trạng tăng huyết áp có thể làm tổn thương và phá hủy mạch máu trong cơ thể, các mạch máu xung quanh thận dần xơ cứng, giảm lượng máu đẩy đến thận. Khi huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, vì vậy mà thận mất đi chức năng loại bỏ tạp chấp và nước dư thừa vốn có. Khi nước ứ đọng lại càng làm tăng huyết áp, do đó cao huyết áp dẫn đến suy thận. Đây là cơ chế tăng huyết áp gây suy thận mạn nói chung.

Bệnh huyết áp cao gây suy thận là hoàn toàn có cơ sở
Bệnh huyết áp cao gây suy thận là hoàn toàn có cơ sở

Cao huyết áp không ngay lập tức dẫn đến tổn thương thận hay suy thận mà có thể sẽ diễn biến trong nhiều năm. Thế nhưng, tăng huyết áp thường không có triệu chứng, ngay cả khi đã dẫn đến suy thận thì các triệu chứng cũng sẽ rất mờ nhạt. Vì vậy việc sớm can thiệp, ngăn chặn huyết áp tăng, áp dụng các biện pháp kiểm soát là điều vô cùng cần thiết.

Mối liên hệ giữa bệnh thận và tình trạng cao huyết áp

Suy thận là một trong những biến chứng khá nguy hiểm mà bệnh nhân cao huyết áp có thể gặp phải. Ngược lại, một trong những vấn đề thường gặp nhất là bệnh nhân thận là cao huyết áp. “Vòng tuần hoàn” lặp đi lặp lại này khiến cho bệnh thận ngày càng trở nặng, đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Với những bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát do bệnh thận, khi chức năng của thận bị suy giảm việc đào thải độc tố sẽ gặp cản trở, gây áp lực cho thành mạch khiến huyết áp tăng. Khi huyết áp tăng lại khiến hệ thống mạch máu ở thận bị phá huỷ, từ đó thận ngừng làm việc.

Tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe
Tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe

Triệu chứng ở bệnh nhân suy thận và cao huyết áp

Cao huyết áp rất khó nhận biết do bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhất là khi thể bệnh nhẹ. Khi chỉ số huyết áp tăng cao, bệnh nhân thường đau đầu, chóng mặt, đôi khi buồn nôn, mặt nóng phừng…

Còn đối với suy thận, ở giai đoạn sớm bệnh nhân cũng không có nhiều triệu chứng. Chỉ khi bệnh tiến triển đến giai đoạn toàn phát mới có các dấu hiệu điển hình như:

  • Phù chân, phù tay hoặc phù nề toàn thân do nước và muối ứ đọng.
  • Bụng chướng, to, tích dịch làm đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu gây nên cảm giác khó thở.
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn, sụt cân bất thường, nôn và buồn nôn.
  • Da xanh xao, sạm, khô và ngứa.
  • Huyết áp tăng, đau tức ngực, đau đầu, có cảm giác khó thở khi tim hoặc phổi bị tác động.
  • Mệt mỏi, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, đau mỏi cơ.
  • Ít tiểu, bí tiểu, nồng độ đạm trong nước tiểu cao, màu nước tiểu đục và có nhiều bọt, nước tiểu lẫn mủ máu hoặc tiểu ra máu hoàn toàn.
Triệu chứng suy thận ở bệnh nhân huyết áp khá nghiêm trọng
Triệu chứng suy thận ở bệnh nhân huyết áp khá nghiêm trọng

Biện pháp kiểm soát tăng huyết áp gây suy thận

Việc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận và kiểm soát huyết áp, ngăn chặn nguy cơ suy thận là vô cùng cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, duy trì tuổi thọ cho bệnh nhân.

Để ngăn chặn suy thận do tăng huyết áp, bệnh nhân nên chủ động thăm khám định kỳ để đáng giá chức năng thận. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều lượng hay bỏ thuốc/đổi thuốc khi chưa được hướng dẫn.
  • Ăn kiêng và xây dựng lối sống phù hợp với bệnh suy thận, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây… Hạn chế chất béo, đồ ăn mặn, chất béo, đồng thời kiểm soát tốt lượng protein dung nạp mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng, nên giảm cân nếu như đang béo phì thừa cân.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, tham gia vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc bất cứ loại chất kích thích nào.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin hữu ích giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc: “Tại sao tăng huyết áp gây suy thận”. Cần nhấn mạnh, suy thận là biến chứng nguy hiểm ở người bệnh cao huyết áp, cần chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe, tránh những hậu quả khó lường.

Bài đọc thêm: 

Array
[Góc Tư Vấn] Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

[Góc Tư Vấn] Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Ai cũng biết là trà gừng là loại đồ uống quen thuộc đối với những người bị huyết áp thấp. Nó có tác dụng giúp…
[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Có Ăn Được Thịt Bò Không?

[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Có Ăn Được Thịt Bò Không?

Thịt bò là một loại thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng và thường có mặt trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên đối…
Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Nên Dùng Thế Nào?

Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Nên Dùng Thế Nào?

Lá tía tô là một loại thảo dược quen thuộc và được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Ngoài việc ăn kèm với các món…
Bị Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? Cần Lưu Ý Gì?

Bị Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? Cần Lưu Ý Gì?

Nước lá vối là một loại nước quen thuộc của mùa hè, được nhiều người dân sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và hỗ…
Huyết Áp Cao Có Uống Được Hoạt Huyết Dưỡng Não Không? 

Huyết Áp Cao Có Uống Được Hoạt Huyết Dưỡng Não Không? 

Hoạt huyết dưỡng não là một sản phẩm khá quen thuộc trên thị trường. Loại thuốc bổ này có chứa các thành phần từ tự…
Người Cao Huyết Áp Có Xông Hơi Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Người Cao Huyết Áp Có Xông Hơi Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Xông hơi là hình thức chăm sóc sức khỏe đã ra đời từ hàng trăm năm trước. Với công dụng giải toả căng thẳng, giảm…
Người  Bị Huyết Áp Cao Ăn Yến Được Không? Lưu Ý Khi Dùng

Người Bị Huyết Áp Cao Ăn Yến Được Không? Lưu Ý Khi Dùng

Yến sào là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn…
[Tư Vấn] Bị Tăng Huyết Áp Uống Nước Chanh Được Không?

[Tư Vấn] Bị Tăng Huyết Áp Uống Nước Chanh Được Không?

Quả chanh là một loại trái cây quen thuộc, có vị chua, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các loại axit. Chanh là nguồn thực…