Huyết Áp Cao Khó Thở
Huyết áp cao khó thở, chóng mặt, nôn nao… có thể là biểu hiện ở bệnh nhân tăng huyết áp kịch phát. Nếu không kịp thời có biện pháp can thiệp, tình trạng này có thể gây ra hàng loạt vấn đề như suy tim, đau thắt ngực, phù phổi cấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, mỗi người cần chủ động nhận biết sớm, phòng tránh phù hợp để bảo vệ sức khoẻ.
Bệnh cao huyết áp có gây khó thở không? Vì sao?
Cao huyết áp tiếng Anh là hypertension, thuật ngữ này dùng để mô tả tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Khi diễn biến trong thời gian dài và ngày càng tăng về cấp độ, bệnh gây ra các tổn thương tim, mạch máu, thận,... Thậm chí, cao huyết áp còn được xếp vào nhóm bệnh gây tử vong sớm với tỷ lệ cao.
Thông thường, huyết áp cao sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nôn và buồn nôn, đỏ phừng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi,... Khi chỉ số huyết áp tăng đột ngột và vượt ngưỡng cao sẽ làm gia tăng các triệu chứng ở người bệnh, nhất là cơn khó thở và đau tức ngực. Tình trạng này được y khoa gọi là tăng huyết áp kịch phát.
Lý giải về vấn đề huyết áp cao khó thở, các bác sĩ cho biết bệnh tăng huyết áp và tình trạng khó thở có mối liên hệ với nhau. Khi huyết áp cao, tim sẽ phải gắng sức để đẩy máu tới mạch ngoại biên.
Lâu ngày hoạt động với cường độ cao, cơ tim dày lên, cứng hơn và ít đàn hồi, bị giãn nở hơn so với tim bình thường, đồng thời chức năng hút máu về tim suy giảm. Từ đó mà bệnh nhân cao huyết áp đối diện với triệu chứng suy tim, máu khó về tim và ứ đọng tại phổi gây khó thở, tức ngực và giảm khả năng làm việc gắng sức.
Bị huyết áp cao khó thở cảnh báo điều gì?
Huyết áp tăng kèm theo cơn khó thở, đau tức ngực, cơ thể nôn nao mệt mỏi cảnh báo tăng huyết áp kịch phát. Tình trạng này cần được xử lý sớm, càng chậm trễ bệnh nhân lại càng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đau tim, phù phổi cấp, mất trí nhớ,...
Không những vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân còn đối diện với nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận… đe dọa tử vong nếu không can thiệp sớm. Chính vì vậy, nếu cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” thì tình trạng cao huyết áp kèm theo khó thở đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nếu chủ quan xem nhẹ không xử lý sớm.
Xem thêm: Bệnh Huyết Áp Cao Gây Đau Đầu Không? Điều Trị Thế Nào?
Tăng huyết áp gây khó thở xử trí thế nào?
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau tức ngực, khó thở, bệnh nhân cao huyết áp cần được hỗ trợ ngay lập tức, mục đích trước hết là đưa chỉ số huyết áp về ngưỡng cân bằng. Với những trường hợp có dấu hiệu ngưng thở cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Trong thời gian chờ xe cấp cứu, người chăm sóc có thể tiến hành một số thao tác hỗ trợ bệnh nhân như sau:
- Đỡ bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, không bị nắng.
- Trường hợp bệnh nhân bị khó thở dữ dội nên đỡ người bệnh dậy, dùng gối kê sau lưng cho dễ thở hơn.
- Nếu bệnh nhân có dấu hiệu không thở được, nên tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
- Với những bệnh nhân tăng huyết áp khó thở kèm nôn, nên để họ ở tư thế nằm nghiêng tránh gây tắc đường hô hấp.
Ngoài ra, người chăm sóc tuyệt đối KHÔNG NÊN LÀM:
- Không cho người bệnh ăn/uống bất cứ đồ ăn/nước uống nào vì điều này có thể làm gia tăng tình trạng khó thở do thức ăn vô tình sẽ trở thành dị vật ở đường thở.
- Tuyệt đối không để người bệnh đi lại vì có thể gây choáng, ngất.
- Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc khi không có bác sĩ hướng dẫn.
Phòng tránh khó thở ở bệnh nhân cao huyết áp
Để ngăn chặn huyết áp cao gây khó thở do suy tim, mỗi người cần chủ động kiểm soát chỉ số huyết áp, thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm tác động của bệnh tăng huyết áp đến cơ quan này.
Cụ thể như sau:
- Kiểm soát lượng muối tiêu thụ: Thay đổi thói quen ăn mặn, nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, đồ ăn chứa muối khoáng.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi: Nguồn thực phẩm giúp cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, đem lại hiệu quả củng cố thành mạch, tăng cường sức khỏe trái tim, ổn định hiệu quả huyết áp.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu bị thừa cân, béo phì mỗi người nên áp dụng chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý, duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng (18,5-22,9).
- Hạn chế rượu bia: Bia rượu là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân cao huyết áp. Việc sử dụng rượu bia có thể khiến huyết áp tăng, dẫn đến suy tim nghiêm trọng.
- Thể dục hợp lý: Bệnh nhân cao huyết áp nên chạy bộ, đi bộ và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày 30-60 phút để cải thiện sức khỏe.
Tình trạng huyết áp cao khó thở đe dọa biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp sớm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang đối diện với những vấn đề nghiêm trọng. Do vậy, hãy chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất thường của cơ thể, đừng nên chủ quan mà “đánh đổi” tính mạng.
Không nên bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!