Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?
Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau do có triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, hai bệnh lý này khác nhau về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị. Bài viết này DrVitamin sẽ giúp mọi người cách phân biệt chính xác nhất.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao là một bệnh lý tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi, người già. Tình trạng này xảy ra khi áp lực máu đẩy lên thành động mạch khi tim bơm máu đi các bộ phận khác trên cơ thể quá cao. Tình trạng này thường xuyên xảy ra có thể dẫn tới những vấn đề xấu về sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Huyết áp ổn định hay không sẽ xác định vào sự thay đổi của chỉ số huyết áp của từng người. Đối với người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp dao động từ 90 – 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 – 80 với huyết áp tâm trương trong ngày. Nhưng khi bị cao huyết áp chỉ số này có thể tăng lên cao hơn 140/90 mmHg.
Với người bình thường khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp tăng cao nhưng lại không có triệu chứng gì thì đây cũng không được coi là bệnh. Theo chuyên gia, đây là chỉ số huyết áp bình thường, việc chẩn đoán huyết áp có tăng cao hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Tiền sử bệnh lý nền.
- Tuổi tác, giới tính.
- Chỉ số huyết áp bình thường được đo trước đó.
- Tâm trạng khi đo huyết áp.
Người bị huyết áp cao có thể xuất hiện một số triệu chứng đột ngột như:
- Hoa mắt, chóng mắt dẫn đến cơ thể mất cân bằng.
- Mắt nhìn mờ, nhìn không rõ.
- Ù tai,đau ngực, thở dốc.
- Chảy máu mũi, tiểu ra máu.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
- Tim đập nhanh.
Ở mức độ nặng hơn, tăng huyết áp quá cao sẽ làm vỡ mạch máu, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là gây tử vong cực kỳ nguy hiểm.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là hệ thống nhiều dây thần kinh nằm phía sau ốc tai, có vai trò kiểm soát tư thế, phối hợp các động tác và dáng điệu. Rối loạn tiền đình là hậu quả của sự mất kiểm soát tại bộ máy tiền đình và hệ thần kinh trung ương.
Bệnh rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng như da nhợt nhạt xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, ù tai, khó thở, mất cân bằng,… Tình trạng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, nhưng phổ biến nhất vẫn một số yếu tố như:
- Viêm thần kinh tiền đình: Đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình phổ biến thường gặp. Tình trạng dây thần kinh ở tai trong bị viêm gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tiền đình, khiến cơ thể dễ gặp phải những cơn chóng mặt dữ dội.
- Do rối loạn tiền đình trung ương: Các bệnh lý nền như nhồi máu tiểu não, hạ huyết áp, u tiểu não,… là các yếu tố tác động trực tiếp gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.
- Mất máu quá nhiều: Những người bị chấn thương mất nhiều máu, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, phụ nữ sau sinh,… thường có nguy cơ bị rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não.
- Thường xuyên stress, căng thẳng: Tình trạng này sẽ kích thích tim đập nhanh hơn, cơ thể đau nhức, sức khỏe suy yếu, đau đầu, thậm chí là gây ra tình trạng rối loạn tiền đình mãn tính
Ngoài ra với những người có tiền sử bị tụt huyết áp, hoa mắt sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình rất lớn trong tương lai. Đặc biệt, với những người trên 40 tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này cao hơn so với người trẻ.
Huyết áp cao và rối loạn tiền đình có mối quan hệ như thế nào?
Theo Y học, bệnh huyết áp cao và rối loạn tiền đình có liên quan đến nhau. Bởi tình trạng huyết áp cao có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình. Khi chỉ số huyết áp tăng cao dẫn đến tình trạng tim, thận, não và các mạch máu bị ảnh hưởng. Từ đó hình thành mảng xơ vữa, thu hẹp mạch máu não và lượng máu được truyền lên não bị thiếu hụt. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình.
Tình trạng cao huyết áp rối loạn tiền đình thường gặp ở nữ giới, người cao tuổi. Những ai bị rối loạn tiền đình do huyết áp cao thường xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Thậm chí có thể gặp khó khăn khi đi lại hoặc tăng nguy cơ bị đột quỵ nếu bệnh tiến triển nặng. Vậy nên người bệnh cần phải có kế hoạch phòng ngừa bệnh lý rối loạn tiền đình do cao huyết áp tốt nhất.
Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình do huyết áp cao
Bí quyết tốt nhất để phòng ngừa bệnh lý rối loạn tiền đình do tăng huyết áp là bạn cần kiểm soát tốt mức huyết áp của mình. Theo chuyên gia cần giữ huyết áp ở mức an toàn là dưới 120mg với mức huyết áp tâm thu và dưới 80mmHg với mức huyết áp tâm trương.
Để kiểm soát tốt bệnh huyết áp cao, người bệnh tiền đình cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp duy trì chế độ sinh hoạt khoa học.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và tốt cho não, hệ tim mạch như ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế mỡ động vận là cần thiết. Ngoài ra, bạn nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể và quá trình trao đổi chất diễn ra được trơn chu.
Rèn luyện thể thao
Thực hiện các bài tập giảm đau vùng cổ, vai, gáy sẽ rất tốt cho người bị tiền đình. Chuyên gia khuyên rằng mọi người nên tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay đưa lên áp vào 2 bên tai 50 – 100 lần/ngày.
Mỗi ngày bạn nên rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, chơi các bộ môn thể thao vận động ít nhất 30 phút để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.
Hạn chế ăn quá nhiều muối
Việc nạp quá nhiều iot vào cơ thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Vậy nên lời khuyên của bác sĩ là mọi người chỉ nên nấu ăn có vị nhạt vừa phải, đảm bảo lượng muối bổ sung cho cơ thể chỉ khoảng 5gr/ngày.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Khi đứng lên, ngồi xuống bạn tránh thực hiện quá đột ngột dễ gây choáng váng, hoa mắt hay thậm chí là bị ngã rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, tuyệt đối không điều khiển các phương tiện giao thông, không đọc sách báo trên ô tô khi thấy có dấu hiệu bệnh tiền đình đang tái phát. Bởi việc này có thể gây ra những nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh.
Hạn chế uống rượu bia
Thường xuyên nạp các chất có cồn, rượu bia vào cơ thể sẽ khiến tình trạng huyết áp cao và rối loạn tiền đình tiến triển nghiêm trọng hơn. Đây cũng là yếu tố hàng đầu gây khởi phát các biến chứng do tăng huyết áp như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,….
Vậy nên, bạn hãy hạn chế tối đa việc uống rượu bia và thay vào đó bằng các loại nước khoáng, nước ép, sinh tố khi cơ thể đang có những bệnh lý nền mãn tính.
Trong trường hợp tình trạng bệnh huyết áp cao và rối loạn tiền đình thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bạn nên đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải pháp chi tiết nhất.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!