8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Chữa mề đay bằng gừng là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng vì cách thực hiện đơn giản, có độ lành tính cao và giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng còn là nguyên liệu dễ tìm kiếm, có thể áp dụng bất cứ khi nào bệnh tái phát. Để biết chi tiết về cách sử dụng cũng như các lưu ý liên quan, bạn nên hãy dành ra vài phút tham khảo bài viết dưới đây của Dr Vitamin.
Tác dụng của gừng trong việc chữa bệnh nổi mề đay
Mề đay là bệnh ngoài da có tính dai dẳng, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân chính hình thành bệnh đến nay vẫn chưa thể xác định nhưng chúng có liên quan tới phản ứng cơ thể với các yếu tố gây dị ứng như thời tiết, côn trùng cắn, lông động vật, phấn hoa, thực phẩm có chứa protein cao,… Từ đó kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin – chất trung gian trong phản ứng dị ứng.
Bệnh hình thành với các biểu hiện rõ ràng, cụ thể là là các mẩn đỏ có kích thước đa dạng, nổi từng nốt hoặc theo mảng lớn gây ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Mề đay thường xuất hiện đột ngột và biến mất sau vài giờ tới vài ngày. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, chúng có thể xuất hiện thường xuyên, nhất là khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Mề đay mãn tính thường khó kiểm soát và tính nguy hiểm cũng cao hơn so với mề đay cấp. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể dẫn tới các cơn sốc phản vệ, khó thở,… và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Để điều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc thì nhiều người lại lựa chọn những mẹo chữa dân gian. Trong đó, các cách chữa mề đay bằng gừng được đánh giá cao hơn cả vì chúng an toàn, cho hiệu quả tốt và dễ thực hiện tại nhà.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, gừng hay còn gọi là sinh khương là vị thuốc có dược tính cay nồng, mùi thơm tính ấm, quy vào kinh tỳ, phê và vị. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc giải độc, sát khuẩn, tán hàn, chỉ thống. Cụ thể là chữa bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, đường hô hấp, răng miệng, các bệnh viêm da và nổi mề đay.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy tác dụng của việc chữa mề đay mẩn ngứa nhờ vào hoạt chất Zingerol hay Gingerol. Khi được tận dụng đúng cách, các thành phần này sẽ phát huy tối đa khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu da và rút ngắn thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa.
Nhìn chung, gừng có khả năng kiểm soát bệnh mề đay và một số bệnh viêm da. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ dừng lại ở những trường hợp có mức độ bệnh nhẹ tới trung bình. Các mẹo chữa chỉ giải quyết triệu chứng của bệnh một cách tạm thời, không có tác dụng thay thế thuốc hay trị bệnh triệt để. Với những đối tượng bị tổn thương nặng hơn, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám, điều trị theo chỉ định từ những bác sĩ có chuyên môn.
8 cách chữa mề đay bằng gừng đơn giản, hiệu quả cao
Các cách chữa mề đay bằng gừng được dân gian áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Dựa theo yếu tố cơ địa, tình trạng bệnh lý và nguyên nhân bị mề đay cụ thể, bạn có thể lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp. Để đạt được hiệu quả bệnh tốt nhất, bạn có thể áp dụng mẹo chữa theo hướng dẫn cụ thể dưới đây:
Đắp trực tiếp gừng lên da chữa mề đay
Gừng tươi sẽ giúp phát huy công dụng tốt nhất khi chữa mề đay tại nhà. Cách làm này được thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần cắt chúng thành từng lát mỏng hoặc giã nhuyễn để các tinh chất có trong gừng có thể thẩm thấu vào da tốt hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ cải thiện cũng như làm lành các tổn thương trên da nhanh chóng.
Các bước thực hiện:
- Gọt, rửa sạch 1 – 2 củ gừng tươi, giã nát hoặc cắt thành lát mỏng.
- Vệ sinh dùng da bị mề đay rồi đắp trực tiếp gừng lên trên trong khoảng 10 phút.
- Thực hiện ngày 1 lần.
Tắm nước gừng
Các nốt mề đay có thể mọc thành từng đám tại một số vị trí nhất định nhưng cũng có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Để làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, hạn chế mẩn đỏ lan rộng thì bạn có thể dùng gừng nấu nước tắm.
Các thành phần hoạt tính có trong gừng lúc này sẽ giúp làm dịu da, sát khuẩn, chống viêm, cắt cơn ngứa và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tiến triển thêm. Chưa kể, việc tắm bằng nước gừng ấm còn giúp tinh thần thư giãn, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đã cạo vỏ, rửa sạch, thái lát và 1 ít muối hạt.
- Cho gừng vào nồi đun với 2 lít nước, bỏ thêm ít muối hạt và đun cho tới khi sôi được 5 phút thì tắt bếp.
- Pha thêm 3 lít nước mát vào cùng 2 lít nước gừng và dùng nước này tắm.
- Ngày tắm nước gừng 1 lần sẽ giúp giải quyết tốt tình trạng ngứa ngáy, nổi sần trên da.
Chữa mề đay bằng gừng tươi và lá trà xanh
Trà xanh không chỉ là thức uống được nhiều người yêu thích mà còn là vị thuốc được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và kháng khuẩn. Nhiều người đã tận dụng thảo dược này để chữa bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, mề đay,…
Chè xanh và gừng khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả chống viêm, sát khuẩn, làm dịu và làm sạch da hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, giúp da sáng khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát.
Các bước thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá trà xanh tươi, không bị sâu bệnh, rửa sạch rồi để cho ráo hết nước. Còn gừng rửa sạch và cạo bỏ vỏ bên ngoài, thái thành từng lát mỏng.
- Đun sôi 2 lít nước, bỏ 2 nguyên liệu trên vào đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
- Cho thêm 1 muỗng muối vào cùng nước để gia tăng khả năng trị viêm, kháng khuẩn cho da.
- Đổ nước ra chậu, có thể pha thêm nước hoặc không, khi nước còn khoảng 40 độ thì dùng chúng để tắm.
- Tần suất thực hiện cách chữa mề đay với gừng và lá trà xanh tốt nhất là 1 lần/ngày.
Dùng gừng và lá trầu không chữa bệnh nổi mề đay tại nhà
Chữa mề đay bằng lá trầu không và gừng là cách nhanh nhất để giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Lá trầu không có dược tính sát khuẩn, chống viêm, thúc đẩy làn da bị tổn thương cũng như có khả năng ngăn các tổn thương lan rộng. Khi được dùng với gừng tươi, chúng sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, nóng rát.
Mặt khác, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả tốt nếu bị viêm da dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa hay thậm chí là bệnh vảy nến, tổ đỉa,…
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu và 1 củ gừng tươi.
- Lá trầu mang rửa sạch, để ráo còn gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ và đập dập.
- Đun 2 lít nước cho sôi rồi cho gừng, lá trầu không vào đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- Cho thêm khoảng 3 lít nước mát nữa rồi sử dụng nước này tắm rửa hàng ngày.
Trị mề đay bằng lá khế và gừng tươi
Chữa mề đay bằng lá khế và gừng tươi là một trong những mẹo dân gian mà bạn không nên bỏ qua. Lá khế là thảo dược tự nhiên không chứa độc, khá lành tính nên có thể dùng để chữa mề đay, mẩn ngứa cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Y học cổ truyền và các nghiên cứu Y học hiện đại đều ghi nhận các thành phần có trong lá khế có khả năng chống viêm, sát khuẩn, giảm ngứa ngáy và tiêu độc khá hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn đang muốn tăng hiệu quả trị mề đay của gừng thì có thể kết hợp sử dụng với lá khế. Công thức này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa bệnh mề đay tái phát, giúp da tăng sức đề kháng tốt.
Các bước thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi đã được rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Hái 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi ngâm qua nước muối pha loãng trong ít nhất 5 phút, vớt ra để ráo nước.
- Bỏ gừng và lá khế vào nồi đun cùng 2 lít nước cho tới khi sôi được 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước đun ra chậu, cho thêm nước lạnh cho nước ấm khoảng 40 độ thì dùng chúng tắm.
- Mỗi ngày tắm 1 lần cho tới khi các triệu chứng của bệnh mề đay biến mất thì dừng lại.
Chữa mề đay bằng gừng ngâm rượu
Mặc dù rượu không có tác dụng chữa mề đay, mẩn ngứa hay các bệnh viêm da. Nhưng nếu sử dụng rượu để ngâm gừng sẽ giúp cắt cơn ngứa ngáy, giảm đau rát khó chịu hiệu quả. Lúc này rượu sẽ đóng vai trò như chất xúc tác giúp gừng phát huy công dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh mề đay.
Trên thực tế, việc sử dụng rượu gừng sẽ có hiệu quả tốt hơn nhiều lần so với việc chữa mề đay bằng cách tắm nước gừng thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong thời gian dài, bạn cần bảo quản rượu gừng ở nhiệt độ phù hợp và luôn đậy kín nắp sau khi dùng xong.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 2 lít rượu trắng cùng 1 kg gừng tươi.
- Gừng cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng rồi để cho ráo nước.
- Sau đó gừng, rượu vào hũ thủy tinh, đảm bảo gừng ngập trong rượu.
- Đậy kín nắp rồi bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát trong 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng.
- Mỗi lần bạn dùng một ít rượu ngâm gừng để thoa lên vùng da bị mề đay với tần suất ngày 2 lần.
Mẹo dùng gừng tươi và mật ong trị mề đay
Dùng gừng tươi và mật ong được dùng trong trường hợp bị mề đay mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm như tôm, ốc, cua, mực, thịt bò, thịt gà,… Đây là nhóm dị ứng có mức độ nguy hiểm cao, dễ gây sốc phản vệ nên cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng.
Theo đó, chữa nổi mề đay bằng gừng và mật ong tại nhà không chỉ giúp giảm biểu hiện trên da mà còn góp phần cải thiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau đầu, ho,… Tuy nhiên, không công thức này để điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay do phấn hoa.
Các bước thực hiện:
- Sau khi đã rửa sạch, gọt bỏ vỏ thì bạn thái gừng thành từng sợi.
- Cho gừng thái sợi vào cốc hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút.
- Tiếp đó bỏ vào cốc 1 muỗng mật ong nguyên chất rồi khuấy cho đều để thưởng thức.
Chế biến gừng trong các món ăn
Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa mề đay bằng gừng nêu trên, các bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để chế biến trong các món ăn thường ngày. Bên cạnh khả năng cải thiện tình trạng nổi mề đay do dị ứng thực phẩm, dùng gừng trong các món ăn còn giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Từ đó giúp phần ngăn ngừa và kéo dài thời gian tái phát mề đay.
Sử dụng gừng trong các món ăn còn giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Song song với đó là hiệu quả giảm đau bụng, khó tiêu, lạnh bụng và làm ấm cơ thể nhất là vào mùa đông.
Các món ăn phổ biến có dùng nguyên liệu này phải kể đến như mứt gừng, canh gừng chay, yến sào chưng gừng, thịt kho gừng,…. Các công thức nấu ăn bạn có thể tham khảo trên youtube hoặc trên mạng xã hội khác.
Lưu ý khi chữa mề đay bằng gừng
Các mẹo chữa mề đay bằng gừng được đánh giá cao bởi sự lành tính, an toàn và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn vẫn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn nếu áp dụng sai cách hoặc quá lạm dụng. Để tránh điều này xảy ra, mọi người cần lưu ý thêm những điều cơ bản sau:
- Nên dùng gừng tươi đã được đập dập hoặc cắt mỏng để thực hiện. Lưu ý không để gừng quá lâu sau khi đã cạo vỏ vì chúng có thể sinh ra độc tố và gây hại cho cơ thể.
- Chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bị mề đay từ nhẹ tới trung bình và chưa có dấu hiệu biến chứng, viêm nhiễm lan rộng.
- Không dùng trên vùng da có vết thương hở, bị lở loét hoặc đang bị chảy máu, viêm nhiễm nặng.
- Không cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da đang bị tổn thương để tránh làm da bị trầy xước, chảy máu, mề đay lan rộng.
- Các hoạt chất có trong gừng chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay một cách chậm rãi. Hơn nữa, các bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tốt.
- Nếu trong quá trình điều trị mề đay bằng gừng mà thấy da có những phản ứng kích ứng, viêm nhiễm nặng hơn thì nên ngưng sử dụng và tới gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
- Trường hợp bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên kết hợp với việc dùng thuốc trị mề đay theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng của bệnh tốt hơn.
- Với những đối tượng là trẻ nhỏ, người bị say nắng, viêm gan thận, viêm phổi, bị bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nước hoa, hải sản, đậu phộng,…
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất, ưu tiên những thực phẩm xanh, rau củ quả, trái cây. Hạn chế ăn đồ hải sản, thịt bò, sữa, trứng, rượu bia, nước ngọt, thuốc lá để tránh khiến bệnh trở nặng.
- Không mặc đồ khi cơ thể còn ướt hoặc khi quần áo vẫn còn ẩm, mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Thăm khám da liễu ngay nếu thấy da có dấu hiệu bất thường, nhất là những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng.
Trên đây những thông tin liên quan tới các bài thuốc dân gian chữa mề đay bằng gừng cùng những lưu ý quan trọng khác. Mề đay là bệnh mãn tính, không lây lan, không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh gặp phải vô số phiền phức. Muốn điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần hình thành cho mình lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!