Tiểu Đường Bị Ngứa Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng ngứa ngáy trên da. Trong một nghiên cứu vào năm 2021 của Aleksandra cho thấy có khoảng 36% các ca bị đái tháo đường đều gặp phải biến chứng này. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu đường bị ngứa da là gì? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cùng người bệnh tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Tiểu đường bị ngứa da là hiện tượng gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ngứa da là triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị tiểu đường. Tình trạng này thường xảy ra do quá trình lưu thông máu gặp vấn đề hoặc do làn da phản ứng với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Hầu hết người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như: Da bị k

Tiểu đường bị ngứa da là biến chứng thường gặp gây khó chịu cho người bệnh
Tiểu đường bị ngứa da là biến chứng thường gặp gây khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân người bệnh tiểu đường bị ngứa da

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy trên da ở bệnh nhân bị tiểu đường, bao gồm: 

  • Suy thận, suy gan: Những người bị tiểu đường kèm theo tình trạng suy gan, suy thận thường có nguy cơ bị ngứa da cao hơn so với những người khác.
  • Vi khuẩn: Lượng đường trong máu cao sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, các vết nứt, phồng rộp trên da cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ngứa ngáy.
  • Nhiễm nấm: Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng da. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm candida, chúng thường phát triển ở các nếp gấp của da như khuỷu tay, chân, háng, cổ, nách…
  • Dị ứng thuốc: Bệnh nhân tiểu đường có thể bị ngứa da do dị ứng với một số loại thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc giảm cholesterol trong máu,…
  • Da khô: Khi hàm lượng đường glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ loại bỏ chúng bằng cách hút chất lỏng từ các tế bào để tạo ra nước tiểu và bài tiết ra ngoài. Tình trạng sẽ khiến cho da bị khô, mất nước và trở nên ngứa ngáy.
  • Máu lưu thông kém: Bệnh tiểu đường làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu khiến tuần hoàn máu kém lưu thông. Điều này sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương, gây ngứa, nhiễm trùng, lở loét. Tình trạng này thường xảy ra ở phần bàn chân, bàn tay.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng ngứa da ở người bệnh

Ngứa da là một hiện tượng thường gặp và cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm da khác. Cảm giác này gây ra khi các tế bào thần kinh bị kích thích. Theo đó, tiểu đường bị ngứa da sẽ có những triệu chứng như sau: 

  • Ngứa da có thể xuất hiện toàn thân hoặc một vài khu vực nào đó trên cơ thể. Khoảng 70% người bệnh bị ngứa liên tục trong nhiều ngày, một số người sẽ bị ngứa vài lần một tuần.
  • Cảm giác nóng rát, ngứa ran.
  • Cơn ngứa xảy ra nghiêm trọng hơn vào buổi chiều hoặc vào ban đêm.
  • Tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, châm chích nghiêm trọng trên da
Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, châm chích nghiêm trọng trên da

Biến chứng trên da ở người bị tiểu đường

Tiểu đường bị ngứa da có thể xuất hiện thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm: 

  • Ngứa da: Ngứa da do tiểu đường là biến chứng phổ biến nhất, thường gặp ở khu vực tay, chân. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Da khô, nhiễm nấm, tuần hoàn máu kém lưu thông.
  • Biến chứng bàn chân: Biến chứng này xảy ra do tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, bàn chân là nơi chịu sức ép lớn của cơ thể nên dễ bị viêm loét. Thậm chí, còn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến phải cắt cụt chi.
  • Bóng nước trên da: Người bị tiểu đường trên da có thể xuất hiện các vết phồng rộp ở tay và chân. Những bóng nước này không ngứa, không gây đau và khá hiếm gặp, thường xuất hiện ở người bị tiểu đường lâu năm. Có 2 dạng bóng nước đó là bóng nước trong thượng bì và dưới thượng bì. Nếu gặp phải biến chứng này, người bệnh không được cào gãi, cọ xát để tránh gây nhiễm trùng.
  • Xơ cứng da: Xơ cứng da là một biến chứng thường gặp ở những người bị tiểu đường lâu năm. Nguyên nhân là do sự tăng của glycosylation khiến collagen đặc quánh và làm cho da bị căng cứng. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ở những ngón tay, sau đó lan rộng đến vùng cẳng tay, cánh tay, vai, cổ, vùng lưng trên, ngực, mặt.
  • Bệnh gai đen: Bệnh gai đen thường gặp ở những người đã đề kháng với insulin. Khi lượng insulin trong máu tăng, các tế bào sừng sẽ được hoạt hóa làm cho lớp thượng bì phát triển. Từ đó, gây ra chứng gai đen với các biểu hiện như: Da dày, sẫm màu, tăng sắc tố. Biến chứng này thường xuất hiện ở cổ, nách, bẹn,…
  • Bệnh đỏ da: Nguyên nhân gây ra bệnh đỏ da ở người tiểu đường có thể do sự giãn mạch. Vùng da có màu đỏ này thường xuất hiện ở mặt, cổ và các đầu chi. 
  • Phát ban dạng u vàng: Phát ban dạng u vàng thường gặp ở nam giới mắc tiểu đường type 1. Nguyên nhân là do nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao. Người bệnh xuất hiện nhiều sần ngứa, có màu vàng hoặc nâu đỏ. Các nốt mẩn ngứa này có thể mọc ở khắp cơ thể.
  • Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da xảy ra ở người mắc tiểu đường type 2. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn hoặc nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans.

Chẩn đoán tình trạng tiểu đường bị ngứa da

Ngứa da ở bệnh nhân bị tiểu đường cho thấy các dây thần kinh đang bị tổn thương và bệnh có xu hướng khó kiểm soát. Bác sĩ sẽ đánh giá bệnh để xác định xem đây có phải là biến chứng của bệnh đái tháo đường hay không.

Ngoài việc hỏi thăm về triệu chứng bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán theo những phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết và tình trạng nhiễm trùng.
  • Sinh thiết da để tìm xem có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi nấm hay không.
  • Đo điện cơ thể để đánh giá hoạt động của các dây thần kinh.
Thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng bệnh
Thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng bệnh

Cách điều trị tiểu đường bị ngứa da

Trước tiên, người bệnh nếu nhận thấy làn da của mình bị ngứa ngáy khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Tuy nhiên bệnh tiểu đường rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp được áp dụng hiện nay chủ yếu giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng ngứa da khi bị tiểu đường bạn có thể tham khảo: 

Dùng mẹo dân gian

Đối với tình trạng tiểu đường bị ngứa da, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để làm giảm cơn ngứa một cách an toàn hiệu quả. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và ít gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lá khế: Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính ấm, giúp thanh nhiệt, giải độc, đồng thời hỗ trợ giảm sưng viêm, trị ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da hiệu quả.

  • Người bệnh chuẩn bị 200g lá khế tươi, đem rửa sạch.
  • Cho lá khế vào nồi đun sôi cùng 1/2 thìa muối.
  • Dùng nước này để tắm mỗi ngày 1 lần sẽ giúp giảm ngứa da hiệu quả.

Lá trầu không: Lá trầu không có chứa hoạt chất menthol, giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng ức chế vi khuẩn và vi nấm, cải thiện các vấn đề về da liễu hiệu quả. 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi đun với 2 lít nước.
  • Đun sôi hạ nhỏ lửa trong vòng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng nước trầu không pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi ngứa.

Trà xanh: Lá trà xanh có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giảm ngứa ngáy, đồng thời giúp chữa lành những tổn thương trên da.

  • Chuẩn bị 100g lá trà xanh, đem rửa sạch, vò nát.
  • Cho vào nồi nấu cùng với 2-3 lít nước.
  • Nước trà thu được pha cùng với nước lạnh rồi tắm.
  • Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày để giảm ngứa da hiệu quả.
Tiểu đường bị ngứa da có thể giảm ngứa bằng trà xanh
Tiểu đường bị ngứa da có thể giảm ngứa bằng trà xanh

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng điều trị tình trạng ngứa da nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải tác dụng phụ. Một số loại thuốc Tây phải kể đến như: 

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy trên da hiệu quả. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như: Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Mepramin, Chlopheniramin, Phenyramin,… Nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc mỡ steroid

Các loại thuốc mỡ có chứa steroid có tác dụng giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng viêm trên da hiệu quả. Thuốc được chỉ định bôi trong thời gian ngắn, không nên dùng trong thời gian dài. Bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm mỏng da. Vì vậy người bệnh cần chú ý trước khi sử dụng loại thuốc này.

Kem chống nấm

Nếu tình trạng ngứa ngáy trên da là do vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra thì bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại kem chống nấm. Một số loại thuốc bao gồm: Miconazole, fluconazole, ketoconazole, terbinafine, axit benzoic….

Sử dụng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh tiểu đường gây ngứa da là do ăn uống không khoa học kết hợp với sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm cho tạng phủ, vị, thận bị hư tổn. 

Việc điều trị bằng Đông y chủ yếu giúp bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, sinh tân dịch. Một số bài thuốc chữa tiểu đường được dùng phổ biến như: 

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Sinh địa 30g, đơn bì 16g, hoài sơn 16g, mạch môn 14g, tri mẫu 12g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, hoàng liên 10g. 
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lấy nước uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang cho đến khi tình trạng bệnh được thuyên giảm.
  • Công dụng: Thanh vị, tư thận âm.

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị: Sinh địa 30g, sơn thù 14g, mạch môn 12g, phục linh 12g, trạch tả 10g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, thiên hoa phấn 12g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào ấm thuốc và sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi bệnh được cải thiện.
  • Công dụng: Tư thận âm, bồi bổ can huyết.

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị: Thạch cao 20g, Sa sâm 12g, Thiên Môn 12g, Mạch môn 12g, Hoài Sơn 12g, Ý dĩ 12g, Biển đậu 12g, Tâm sen 8g.
  • Cách thực hiện: Những dược liệu vừa chuẩn bị bạn cho vào ấm sắc với nước để uống. Dùng mỗi ngày 1 thang, đều đặn trong vòng 1 tháng bệnh tình sẽ chuyển biến tốt.
  • Công dụng: Dưỡng âm, bổ thận, thanh nhiệt, sinh tân dịch.
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường bị ngứa da

Người bệnh bị tiểu đường kèm theo tình trạng ngứa da cần thực hiện một số biện pháp sau để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, tránh nhiễm trùng:

  • Người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để da có đủ độ ẩm, tránh khô ráp, ngứa ngáy.
  • Giữ cho da luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn các loại xà phòng hoặc sữa tắm dịu nhẹ, không hương liệu để chăm sóc da.
  • Tắm bằng nước ấm, không nên tắm với nước quá nóng.
  • Nếu thời tiết lạnh, hanh khô thì nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm để trong nhà, tránh làm khô da.
  • Hạn chế mặc các loại quần áo làm từ vải len hoặc vải khó thấm hút mồ hôi vì chúng dễ gây kích ứng da. Thay vào đó bạn nên chọn quần áo làm từ cotton, vải lanh, vải lụa,… để bảo vệ da.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress kéo dài để bảo vệ sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày 30 phút để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
  • Sử dụng gạc lạnh nếu da ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp không có gạc lạnh thì bạn có thể tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen để giảm ngứa.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác như đun bếp gas, bếp củi,… Bởi khi da tiếp xúc với nhiệt sẽ làm tăng phản ứng ngứa ngáy.
  • Tránh cọ xát da quá mức, hạn chế cào gãi để không gây nhiễm trùng và làm cho tình trạng mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng.
  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để các chuyên gia y tế đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó đưa ra cho bạn những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu đường bị ngứa da. Đây là một biến chứng thường gặp và gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó bạn cần chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng Da Quanh Mắt Bị Khô Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và các hoạt động hằng ngày. Đây có thể là…
Peel Da Xong Bị Ngứa Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Phục Hồi

Peel Da Xong Bị Ngứa Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Phục Hồi

Có rất nhiều người sau khi peel da xong bị ngứa ngáy, khó chịu. Vậy tại sao xuất hiện tình trạng này trên da? Nguy…
Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da Đầu Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nhu cầu nhuộm tóc làm đẹp đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, có không ít người…
Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị ngứa da vào ban đêm không chỉ đơn giản gây cảm giác khó chịu bứt rứt ngoài da, đây còn là dấu hiệu cảnh…
Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da Bị Nổi Sần Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào

Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại gây…
Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa Da Vào Mùa Đông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa ngáy là triệu chứng thường bắt gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết trở lạnh. Tình trạng này khởi phát do rất nhiều…
Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Ngứa Da Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Thế Nào?

Hiện tượng ngứa da sau khi tắm cho thấy làn da của bạn đã bị kích ứng với một yếu tố dị nguyên nào đó.…
Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Vùng Bụng Là Bệnh Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa da ở vùng bụng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến…
Chia sẻ
Bỏ qua