Danh Sách 7 Thuốc Điều Trị Bàng Quang Tăng Hoạt Tốt Nhất
Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt giúp thắt chặt và thư giãn các cơ cần thiết để ngăn chặn dòng nước tiểu. Thuốc cũng giúp thư giãn bàng quang và giảm cảm giác muốn đi ngoài. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu các loại thuốc hiệu quả nhất, người bệnh có thể tìm hiểu thêm.
Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì – 7 loại hiệu quả nhất
Có nhiều phương pháp và loại thuốc khác nhau giúp khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt. Các loại thuốc có thể giúp phục hồi chức năng bình thường ở bàng quang, chống són tiểu, đi tiểu thường xuyên hoặc cần đi tiểu gấp. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:
1. Darifenacin – Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Darifenacin là thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, thuốc nhóm chống co thắt, hoạt động bằng cách thư giãn các cơ ở bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát nhu cầu cần đi tiểu. Thuốc giúp giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu, hạn chế cảm giác cần đi tiểu gấp và đi tiểu thường xuyên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên nuốt cả viên thuốc với một cốc nước đầy. Không nhai hoặc nghiền nát viên thuốc, điều này có thể dẫn đến việc giải phóng thước cùng lúc, tăng nguy cơ tác dụng phụ và các rủi ro khác.
- Liều lượng đề nghị thường là 1 viên mỗi ngày. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn. Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Tác dụng phụ:
- Táo bón
- Buồn nôn
- Khô miệng
- Đau dạ dày
- Mờ mắt
- Khô mắt
- Chóng mặt
- Suy nhược cơ thể
Để giảm khô miệng, người bệnh có thể ngậm kẹo cứng không đường hoặc viên đá tan trong miệng. Ngoài ra, cần uống nhiều nước và chất lỏng để tránh mất nước. Để ngăn ngừa táo bón, hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Nếu các triệu chứng táo bón kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy thông báo với bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng:
- Thông báo với bác sĩ nếu dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử khó tiểu, bí tiểu, có các vấn đề về bàng quang, tắc nghẽn dạ dày, bệnh gan, bệnh thận hoặc có vấn đề thần kinh.
- Thuốc có thể gây chóng mặt và tầm nhìn mờ. Do đó, hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
- Thuốc có thể khiến người bệnh ít đổ mồ hôi hơn, điều này dễ gây đột quỵ do nhiệt. Do đó, tránh các hoạt động gây quá nóng, chẳng hạn như làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục dưới thời tiết nóng bức. Khi thời tiết nóng, cần uống nhiều nước và mặc quần áo thoáng mát để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Oxybutynin – Thuốc đặc trị bàng quang kích thích
Oxybutynin được sử dụng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, giúp cải thiện tình trạng đi tiểu quá mức bằng cách thư giãn các cơ trong bàng quang. Thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước tiểu, giảm cảm giác cần đi tiểu gấp và thường xuyên.
Thuốc được chỉ định ở người lớn và trẻ em ít nhất 6 tuổi có bàng quang hoạt động quá mức do tật nứt đốt sống.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc đặc trị bàng quang kích thích Oxybutynin được sử dụng bằng đường uống. Có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn đều được.
- Nuốt cả viên thuốc cùng với một ly nước đầy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không nhai, cắn, nghiền nát hoặc làm vỡ thuốc, điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Liều lượng đề nghị: 1 viên mỗi ngày. Liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Khô miệng
- Táo bón
- Tiêu chảy
Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu:
- Táo bón
- Tầm nhìn mờ
- Đau mắt
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
- Mất nước với các dấu hiệu chóng mặt, lú lẫn, đi tiểu ít hoặc đổ mồ hôi
Không sử dụng thuốc này nếu:
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa, dạ dày
Thận trọng khi sử dụng:
- Thông báo với bác sĩ nếu các tiền sử viêm loét đại tràng, bệnh Parkinson, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh, huyết áp cao, bệnh nhược cơ hoặc có vấn đề về tiêu hóa.
- Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân suy gan, suy thận, phì đại tuyến tiền liệt.
- Tránh các môi trường quá nóng hoặc mất nước khi tập thể dục. Điều này có thể dẫn đến giảm mồ hôi và say nóng.
- Thuốc có thể gây mờ mắt, suy giảm khả năng phán đoán, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc để tránh các rủi ro liên quan.
- Ngừng sử dụng thuốc nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài. Đến bệnh viện ngay khi cảm da nóng, khô, cực kỳ khát nước, đau dạ dày nghiêm trọng hoặc ngừng đi tiểu.
3. Fesoterodine – Thuốc trị kích thích bàng quang
Fesoterodine được sử dụng để điều trị một số vấn đề về bàng quang, chẳng hạn như bàng quang hoạt động quá mức do kích thích thần kinh. Thuốc hoạt động bằng cách thư giãn các cơ trong bàng quang, giúp cải thiện các triệu chứng đi tiểu thường xuyên, tiểu đột ngột hoặc khó kiểm soát nước tiểu hoặc tiểu không chủ ý.
Bên cạnh đó, Fesoterodine cũng có tác dụng chống co thắt, giúp giảm nguy cơ rò rỉ nước tiểu, cảm giác cần đi tiểu ngay lập tức hoặc cần đi về sinh thường xuyên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống, có hoặc không có thức ăn.
- Nuốt cả viên thuốc với một ly nước đầy. Không nghiền nát hoặc nhai thuốc, điều này có thể dẫn đến phóng thích thuốc cùng lúc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, không được chia nhỏ các viên thuốc, trừ khi nhận được chỉ định của bác sĩ.
- Liều lượng sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, độ tuổi và khả năng đáp ứng của người bệnh.
- Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được đề nghị để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không tăng liều hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn. Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Tác dụng phụ:
- Khô miệng
- Khô mắt
- Táo bón
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Mờ mắt
Thông báo cho bác sĩ ngay nếu táo bón kéo dài hơn 3 ngày hoặc khi đau dạ dày, đau bụng dữ dội, khó đi tiểu, có dấu hiệu nhiễm trùng thận, đau thắt lưng hoặc đi tiểu đau.
Thận trọng khi sử dụng:
- Trước khi sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ nếu dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng ở người bệnh bị bí tiểu, tắc nghẽn dạ dày, viêm đại tràng, suy thận, suy gan, bệnh nhược cơ hoặc có một số tình trạng mắt nhất định.
- Thuốc có thể gây chóng mặt, nhìn mờ, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
- Thuốc có thể làm giảm khả năng tiết mồ hôi, do đó không nên thực hiện các hoạt động tiết mồ hôi quá mức hoặc tập thể dục khi thời tiết nóng. Điều này có thể dẫn đến say nắng và các phản ứng phụ khác.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
4. Solifenacin 10 mg – Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Solifenacin 10 mg là thuốc trị kích thích bàng quang, hoạt động bằng cách thư giãn các cơ trong bàng quang, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát nhu cầu đi tiểu của người bệnh. Thuốc làm giảm sự rò rỉ nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng cần đi tiểu gấp và thường xuyên. Thuốc cũng được chỉ định ở trẻ em ít nhất 2 tuổi để điều trị bàng quang tăng hoạt liên quan đến các vấn đề thần kinh, tủy sống.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Nên nuốt cả viên thuốc cùng với một cốc nước đầy, không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.
- Liều lượng sử dụng được chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng và cân nặng của người bệnh. Liều thông thường là 5 mg uống một lần mỗi ngày. Nếu đáp ứng tốt có thể sử dụng liều duy trì 5 – 10 mg, uống một lần mỗi ngày.
- Không tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng thuốc lâu hơn hướng dẫn, điều này có thể làm tăng các tác dụng phụ. Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện.
Tác dụng phụ:
- Khô miệng
- Táo bón
- Buồn ngủ
- Đau dạ dày
- Mờ mắt
- Khô mắt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Suy nhược cơ thể bất thường
Nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thận trọng khi sử dụng:
- Thông báo với bác sĩ nếu mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không nên sử dụng thuốc nếu bị tăng nhãn áp góc hẹp chưa được điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được. Người bệnh tắc nghẽn đường tiêu hóa nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ đang cho con bú không được sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Solifenacin 10 mg.
5. Tolterodine – Thuốc đặc trị bàng quang kích thích
Tolterodine có thể giúp thư giãn các cơ ở bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát việc đi tiểu của người bệnh. Thuốc giúp cải thiện tình trạng rò rỉ nước tiểu, cảm giác cần đi tiểu gấp hoặc đi vệ sinh thường xuyên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống có hoặc không có thức ăn.
- Nên nuốt toàn bộ viên thuốc, không nhai hoặc nghiền nát thuốc.
- Liều lượng đề nghị: 2 mg / lần x 2 lần / ngày. Liều duy trì từ 1 – 2 mg / lần x 2 lần / ngày. Liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý tăng liều, điều này không khiến các triệu chứng được cải thiện nhanh chơn, nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tác dụng phụ:
- Khô miệng
- Chóng mặt
- Táo bón
- Đau bụng
- Đau đầu
Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Ảo giác
- Lú lẫn
- Đau dạ dày nghiêm trọng
- Tiểu đau hoặc tiểu khó
Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thận trọng khi sử dụng:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt mà không thông báo với bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc nếu mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu bị tắc nghẽn dạ dày, tiêu hóa chậm, tăng nhãn áp hoặc khó làm rỗng bàng quang.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc nếu nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Đôi khi Tolterodine có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim. Mặc dù tình trạng này không phổ biến, tuy nhiên hãy thông báo với bác sĩ nếu bị chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu.
- Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với thuốc, điều này dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ ngay khi bị táo bón, khó đi tiểu, lú lẫn, buồn ngủ.
- Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
6. Trospium – Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Trospium giúp thư giãn các cơ ở bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát việc đi tiểu, ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước tiểu, cần đi tiểu ngay hoặc đi tiểu thường xuyên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Uống thuốc chính xác theo liều lượng bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc giảm liều so với khuyến cáo.
- Nên uống thuốc lúc bụng đói, ít nhất là 1 giờ trước bữa ăn. Thuốc được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài, do đó nên sử dụng thuốc 1 lần vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không nghiền nát hoặc nhai viên thuốc. Nuốt toàn bộ viên thuốc để tránh việc giải phóng thuốc cùng lúc dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Liều lượng sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Không tự ý thay đổi liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ:
- Khô miệng hoặc khô cổ họng
- Đau đầu
- Táo bón nhẹ
- Khó chịu ở dạ dày
- Đầy hơi, chướng bụng
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Khô mắt
Ngừng sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Trospium và thông báo với bác sĩ nếu:
- Đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc đầy hơi nghiêm trọng
- Táo bón nặng
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Nhầm lẫn hoặc lú lẫn
Thận trọng trước khi dùng:
- Không sử dụng thuốc nếu mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh tăng nhãn áp góc hẹp, tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa, tắc nghẽn đường tiểu cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Không uống rượu, bia và đồ uống có cồn trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi sử dụng Trospium.
- Thuốc có thể gây mờ mắt, ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc phản ứng bất kém, do đó không lái xe, vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
- Tránh thời tiết nóng hoặc tập thể dục trong thời tiết nóng. Trospium có thể dẫn đến giảm tiết mồ hôi, điều này khiến người bệnh dễ bị say nóng và đột quỵ. Uống nhiều nước hơn khi sử dụng thuốc Trospium.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
7. Terazosin – Thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức
Terazosin là thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp cải thiện nhu cầu cần đi tiểu thường xuyên hoặc gấp. Terazosin thuốc nhóm thuốc chẹn alpha, hoạt động bằng cách thư giãn các cơ ở tuyến tiền liệt và một phần của bàng quang. Điều này giúp cải thiện tình trạng khó bắt đầu dòng nước tiểu, dòng nước tiểu yếu, nhu cầu đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm).
Bên cạnh đó, Terazosin cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp và cải thiện tình trạng đi tiểu thường xuyên ở nam giới tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng bằng đường uống, có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn.
- Liều khởi đầu: 1 mg / ngày. Dùng quá liều lượng quy định có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột, gây chóng mặt, ngất xỉu.
- Liều duy trì: 1 – 5 mg / ngày, uống một lần. Liều tối đa 10 mg mỗi ngày, không được vượt quá liều lượng quy định.
- Tùy thuộc vào hiệu quả và khả năng đáp ứng của người bệnh, bác sĩ có thể tăng liều hoặc giảm liều để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Choáng váng
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Buồn ngủ
- Mờ mắt
- Đau đầu
- Nghẹt mũi
Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy thông báo với bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng:
- Terazosin có thể gây chóng mặt hoặc ngất xỉu, đặc biệt là ở người mới sử dụng lần đầu. Do đó, hãy thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tập trung.
- Không sử dụng thuốc nếu dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt.
- Không sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Lời khuyên cho bàng quang tăng hoạt
Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt thường mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng hoặc kết hợp các loại thuốc mà không thông báo với bác sĩ.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Tập luyện bàng quang có thể giúp thay đổi hoạt động của hệ thống tiết niệu và bàng quang, từ đó cải thiện tình trạng cần đi tiểu thường xuyên.
- Tránh uống nhiều caffeine, trà, soda, rượu, nước trái cây hoặc uống nhiều chất lỏng trước khi hoạt động.
- Không uống chất lỏng trước khi đi ngủ. Hãy uống nhiều nước trong ngày để giữ nước và các chất điện giải.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh có thể giảm căng thẳng lên bàng quang và tránh nhu cầu đi tiểu thường xuyên.
- Không hút thuốc lá. Khói thuốc lá có thể gây kích thích bàng quang, gây ho khan và rò rỉ nước tiểu.
Bàng quang hoạt động quá mức có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng cần đi tiểu gấp, thường xuyên hoặc rò rỉ nước tiểu, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả và an toàn. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: