TOP 7 Thuốc Trị Viêm Phế Quản Mới Và Tốt Nhất Hiện Nay
Thuốc trị viêm phế quản được chỉ định để phá vỡ kết cấu của chất nhầy, giúp đào thải đờm ra khỏi cổ họng và làm thông thoáng hệ thống hô hấp. Thuốc cũng giúp phục hồi chức năng phổi, ngăn ngừa các biến chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây DrVitamin.vn sẽ cập nhật các loại thuốc viêm phế quản mới và tốt nhất, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng.
Viêm phế quản uống thuốc gì – Top 7 loại tốt nhất hiện nay
Thuốc trị viêm phế quản được sử dụng để kiểm soát cơn ho, làm giảm chất nhầy trong cổ họng, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp phòng ngừa các biến chứng liên quan và tăng cường chức năng phổi. Dưới đây là các loại viêm phế quản tốt nhất, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng.
1. Philmyrtol 300 mg – Thuốc trị viêm phế quản, viêm xoang
- Nhà sản xuất: Phil Inter
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất chính: Myrtol
- Dạng bào chế: Viên nang mềm
- Giá bán tham khảo: 180.000 đồng / Hộp 6 vỉ x 10 viên
Philmyrtol 300 mg là thuốc trị viêm phế quản có hoạt chất chính là Myrtol, có tác dụng làm loãng đờm, điều trị các chứng viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm họng và cải thiện hoạt động của hệ thống hô hấp. Đây là thuốc không kê đơn có thể sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.
Thành phần chính:
- Hoạt chất Myrtol 300 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên nang bao gồm nước tinh khiết, dầu đậu nành, glycerin đậm đặc, dầu lecithin, gelatin, ethyl vanillin, tartrazin, brilliant blue FCF, titan dioxyd.
Philmyrtol 300 mg hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy trong cổ họng, kích thích quá trình bài tiết và giúp người bệnh loại bỏ chất nhầy dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có công dụng làm sạch các lông mao ở tế bào niêm mạc, giúp loại bỏ các chất nhớt, đờm và chất thải ra khỏi cổ họng. Điều này giúp hệ thống hô hấp trở nên thông thoáng, người bệnh dễ hít thở và cảm thấy dễ chịu hơn.
Chỉ định sử dụng thuốc:
- Hỗ trợ làm loãng đờm, tăng cường khả năng di chuyển của đờm và chất lỏng trong cổ họng, giúp người bệnh loại bỏ đờm một cách dễ dàng hơn.
- Điều trị viêm mũi, viêm xoang.
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng đối với người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không sử dụng.
- Bệnh nhân sỏi mật, sỏi thận không sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Philmyrtol 300 mg được sử dụng thông qua đường uống, với một ly nước đầy, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Có thể uống liều thuốc cuối trước khi đi ngủ để làm thông thoáng cổ họng, loại bỏ đờm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Liều lượng đề nghị:
- Trẻ em từ 7 – 11 tuổi:
- Đối với các triệu chứng cấp tính: Sử dụng 1 viên mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày
- Đối với các triệu chứng mạn tính: Uống 1 viên mỗi lần, 1 – 2 viên mỗi ngày
- Trẻ em từ 12 tuổi và người trưởng thành:
- Viêm phế quản cấp tính: 1 viên / lần, 3 – 4 lần / ngày
- Viêm phế quản mãn tính: 1 viên / lần, 2 lần / ngày
Có thể sử dụng thêm một viên Philmyrtol 300 mg vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa tình trạng nhiều đờm vào buổi sáng.
Tác dụng phụ không mong muốn:
- Ít gặp: Đau dạ dày hoặc đau / khó chịu vùng thượng vị
- Hiếm gặp: Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
- Rất hiếm gặp: Gây thay đổi khẩu vị, tổn thương chức năng gan, mật, thận, tiết niệu
Thận trọng khi sử dụng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Người bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh thận, viêm đường ruột không nên uống thuốc với nước nóng hoặc uống nước nóng sau bữa ăn.
- Thuốc có chứa đậu nành và tác dược màu Tartrazine, có thể gây dị ứng.
Philmyrtol 300 mg thuộc nhóm dược lý long đờm, được sử dụng để điều trị viêm phế quản viêm xoang mũi và làm sạch đường hô hấp. Thuốc có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các rủi ro không mong muốn.
2. Danospan – Thuốc đặc trị viêm phế quản phổi
- Nhà sản xuất: Danapha
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất chính: Chiết xuất Thường xuân
- Dạng bào chế: Siro
- Giá bán tham khảo: 59.000 đồng / Hộp 1 chai 100 ml
Danospan là thuốc trị viêm phế quản cấp và mạn tính hiệu quả, được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Thuốc được sản xuất từ cao Thường xuân với hoạt chất chính là Saponin (bao gồm Alpha hederin và hederacoside C) có tác dụng chống co thắt, tan đờm, kích thích các tuyến dịch nhầy và giúp làm sạch hệ thống hô hấp.
Bên cạnh đó, siro Danospan cũng giúp làm giãn cơ trơn phế quản, thanh nhiệt ở niêm mạc họng, cải thiện các triệu chứng ho, giúp long đờm, thông mũi và giảm đau họng.
Thành phần chính của thuốc:
- Cao lá Thường xuân khô 0.7 g
- Tá dược vừa đủ 100 ml siro bao gồm acid citric monohydrat, kali sorbat, dung dịch sorbitol 70 %, sucralose, xanthan gum và nước tinh khiết.
Chỉ định sử dụng:
- Viêm phế quản, viêm đường hô hấp có kèm ho
- Điều trị các triệu chứng và biến chứng viêm phế quản, chẳng hạn như ho dai dẳng kéo dài, thở khò khè, khó thở, tức ngực, sốt và mệt mỏi
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với thuốc không sử dụng
Hướng dẫn sử dụng:
- Lắc kỹ trước khi sử dụng.
- Sử dụng dụng cụ đong đi kèm với chai thuốc.
- Sử dụng thông qua đường uống.
Thời gian sử dụng thuốc phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng như hơi thở nông, hụt hơi, khó thở, có đờm có máu hoặc mủ, cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Liều dùng đề nghị:
- Trẻ sơ sinh – 12 tháng tuổi: Dùng 2.5 ml mỗi lần, 1 – 2 lần mỗi ngày
- Trẻ từ 1 – 4 tuổi: Dùng 2.5 ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày
- Trẻ từ 4 – 12 tuổi: Dùng 5 ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày
- Trẻ em lớn hơn 12 tuổi và người trưởng thành: Dùng 5 ml mỗi lần và 3 lần mỗi ngày
Tác dụng phụ:
- Siro viêm phế quản Danospan thường dung nạp tốt và không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể gây nhuận tràng do thành phần sorbitol có trong thuốc.
Thận trọng khi sử dụng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng khi bác sĩ chỉ định.
- Đối với những trường hợp không dung nạp fructose, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Siro Danospan có thể bị thay đổi màu sắc tự nhiên, tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
3. Thuốc Hen P/H trị viêm phế quản hiệu quả
- Nhà sản xuất: Phúc Hưng
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất chính: Tế tân, Gừng, Ma hoàng
- Dạng sản xuất: Cao lỏng
- Giá bán tham khảo: 84.000 đồng / chai 250 ml
Thuốc Hen P/H là thuốc trị viêm phế quản được bào chế theo công thức của bài thuốc Tiểu thanh long gia giảm, nhằm điều trị các triệu chứng như ho khó thở đau tức ngực. Thuốc được sản xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên, do đó mang lại hiệu quả cao, an toàn, ổn định và hạn chế các rủi ro tái phát.
Bên cạnh đó, Thuốc Hen P/H cũng được sử dụng để phòng ngừa viêm phế quản và hen tái phát. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như không tự ý thay đổi, kết hợp thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Thành phần chính:
- Ma hoàng 20 g
- Ngũ vị tử 20 g
- Bán hạ (thân và rễ) 30 g
- Tỳ bà diệp 20 g
- Tế tân 6 g
- Trần bì 20 g
- Can khương 20 g
- Bối mẫu 20 g
- Cảm thảo 20 g
- Hạnh nhân 20 g
Chỉ định sử dụng:
- Hen phế quản, đặc biệt là thể mạn tính
- Viêm phế quản mạn tính
- Viêm phế quản thể co thắt
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các triệu chứng như ho, cổ họng nhiều đờm, khó thở, đau tức ngực
Chống chỉ định:
- Trẻ dưới 30 tháng tuổi
- Trẻ em có tiền sử sốt cao dẫn đến co giật hoặc động kinh
- Bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn tiết mồ hôi
Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi ngày uống hai lần sau bữa ăn.
- Sau đợt điều trị ban đầu, các triệu chứng viêm phế quản, hen sẽ nhẹ và thời gian xuất hiện thưa dần. Tuy nhiên, sau đợt đầu, người bệnh cần điều trị thêm 3 – 4 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tuần để tránh cơn hen tái phát.
Liều lượng:
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 5 ml / lần
- Trẻ từ 6 – 14 tuổi: 20 ml / lần
- Trẻ trên 14 tuổi và người trưởng thành: 30 ml / lần
Thận trọng khi sử dụng:
- Người bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần kiêng ăn cua, ốc, rượu, các loại mắn, chuối tiêu, rượu, bia và hạn chế tình trạng làm việc quá sức.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy các cơn hen suyễn hoặc các triệu chứng viêm phế quản nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc tân dược để cắt cơn hen.
- Một số người bệnh có thể bị ho nghiêm trọng hơn trong thời gian đầu khi sử dụng Thuốc Hen P/H. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm đẩy đờm, chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp, từ đó giúp phổi thông thoáng, dễ thở hơn. Các triệu chứng ho sẽ biến mất theo thời gian sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng:
- Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc đủ đợt điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hen là bệnh lý dễ tái phát, do đó người bệnh được khuyến khích sử dụng thuốc dự phòng mỗi năm vào khoảng 4 – 6 tuần trước khi giao mùa hoặc khi cảm thấy các triệu chứng bệnh. Việc uống thuốc dự phòng có thể giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh tái phát.
- Đối với bệnh hen nặng cần điều trị với cao lỏng đủ đợt sau đó chuyển sang dạng viên hoàn.
- Không sử dụng thuốc bị mốc, thay đổi màu sắc hoặc có vị kỳ lạ.
4. Eprazinone Mebiphar 50 mg – Thuốc đặc trị viêm phế quản phổi
- Nhà sản xuất: Mebiphar
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất chính: Eprazinone
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Giá bán tham khảo: 800 đồng / Viên và 24.000 đồng / Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thuốc trị viêm phế quản Eprazinone 50 mg được chỉ định để điều làm loãng chất nhầy, long đờm. Thuốc cũng tác động giải co thắt phế quản, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, cúm, ho hen, suy giảm hô hấp.
Thành phần chính:
- Hoạt chất Eprazinon dihydroclorid 50 mg
- Tá dược vừa đủ cho một viên bao gồm tinh bột sắn, bột talc, lactose, magnesi stearat, ethanol 96%,
- PVP, titan dioxyd, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, màu đỏ Erythrosin lake
Chỉ định:
- Điều trị viêm phế quản, suy hô hấp mạn tính
- Cải thiện các triệu chứng viêm mũi, hen phế quản, cúm
Chống chỉ định:
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Người có tiền sử co giật, động kinh
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng thông qua đường uống
- Người lớn mỗi ngày uống 3 – 6 viên, chia thành 3 lần
- Lưu ý: Không sử dụng thuốc quá 5 ngày liên tục, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ
Tác dụng phụ không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa
- Đôi khi người bệnh cũng bị dị ứng da, đau đầu, buồn ngủ, chóng mắt
- Thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng phụ.
Thận trọng khi sử dụng:
- Bệnh nhân bệnh phổi hoặc phế quản mạn tính nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người bệnh có đờm đặc, chất nhầy cổ họng có mủ hoặc sốt, cần thận trọng khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ. Nếu đang sử dụng thuốc và phát hiện có thai, vui lòng thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Không sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
5. Siro Drenoxol 30 mg / 10ml – Thuốc trị viêm phế quản mới
- Nhà sản xuất: Laboratorios Vitoria
- Xuất xứ: Bồ Đào Nha
- Hoạt chất: Ambroxol
- Dạng bào chế: Siro
- Giá bán tham khảo: 196.000 đồng / Hộp x 20 ống
Siro Drenoxol là thuốc theo toa, được chỉ định để tiêu đơm, giảm chất nhầy cổ họng và tăng tiết đờm thông quá hoạt động ho, khạc. Thuốc cũng kích thích tuyến dịch nhầy tiết dịch và loại bỏ acid glycoprotein trong chất nhầy, khiến chất nhầy bớt dính, loãng hơn và dễ đi ra khỏi cổ họng. Bên cạnh đó, thuốc cũng kích thích các lông nhầy hoạt động, làm sạch các lông nhầy, giúp loại bỏ đờm ở cổ họng và thông thoáng đường hô hấp.
Thành phần:
- Hoạt chất chính Ambroxol hydrochloride 30 mg
- Tá dược vừa đủ bao gồm Propyl p-hydroxybenzoate, Propylene glycol, Methyl p-hydroxybenzoate, Acid citric, dung dịch Sorbitol 70%, hương dâu, nước tinh khiết.
Chỉ định:
- Điều trị các bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính
- Điều trị các bệnh lý đường hô hấp liên quan đến sự bài tiết bình thường của phế quản
- Vận chuyển chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp, làm sạch phổi và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc chó người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ loại thuốc nào.
- Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng thông qua đường uống, không được tiêm.
- Khi dùng, bẻ gãy đầu ống thuốc, rót nước thuốc trực tiếp vào miệng.
- Nên dùng thuốc cùng bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Liều lượng đề nghị:
- Người lớn mỗi lần sử dụng 1 ống 30 mg, 2 – 3 lần mỗi ngày
- Trẻ em trên 5 tuổi sử dụng ½ ống 9 15 mg) mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày
- Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 5 tuổi
Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn và nôn
- Ít gặp: Dị ứng, thường là nổi mề đay và phát ban da
- Hiếm gặp: Sốc phản vệ cấp tính
Thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thận trọng khi sử dụng:
- Siro Drenoxol là thuốc tiêu nhầy có thể làm mất tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày nên thận trọng khi sử dụng.
- Bệnh nhân suyễn và có bệnh đường hô hấp nặng, người bệnh yếu, phản xạ họ kém, có nguy cơ nghẽn đường thở nên thận trọng khi sử dụng.
- Người bệnh mắc chứng khó tiêu, rối loạn đường tiêu hóa nên sử dụng thuốc sau bữa ăn.
- Những bệnh nhân mẫn cảm có thể bị tiêu chảy khi sử dụng thuốc.
- Siro Drenoxol có chứa sorbitol, do đó có thể dẫn đến nhuận tràng hoặc tiêu chảy.
- Siro Drenoxol có chứa paraben, có thể gây dị ứng.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận cần giảm liều và theo dõi sức khỏe khi sử dụng thuốc.
6. Siro Fluidasa – Thuốc đặc trị viêm phế quản phổi mới
- Nhà sản xuất: Laboratorios Farmindustria
- Xuất xứ: Peru
- Hoạt chất chính: Acetylcystein
- Dạng bào chế: Siro
- Giá bán tham khảo: 56.000 đồng / Hộp 120 ml
Siro Fluidasa là thuốc trị viêm phế quản không cần kê đơn với hoạt chất chính là Acetylcystein. Công dụng chính của thuốc là điều trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản, các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp, điều trị dự phòng và ngăn ngừa các biến chứng cảm lạnh, cúm.
Thành phần chính:
- Hoạt chất Acetylcystein 100 mg
- Tá dược vừa đủ bao gồm dinatri edetate dihydrate, methylparaben, propylparaben, natri hydroxyd, sorbitol solution 70%, propylenglycol, natri saccharin, hương vị dâu, nước cất pha tiêm.
Chỉ định:
- Điều trị viêm phế quản, viêm phổi đốm, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm khí quản và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Dự phòng và điều trị các biến chứng của cảm lạnh, cúm như hen phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm xuất tiết
- Điều trị hen phế quản do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm
- Điều trị và dự phòng các đợt kịch phát của viêm phế quản mãn tính, các bệnh khí thũng
Chống chỉ định:
- Người cao tuổi bị suy hô hấp nghiêm trọng và bệnh nhân hen suyễn
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc
- Ở đối tượng bị chảy máu đường tiêu hóa, chẳng hạn như loét dạ dày hoặc giãn tĩnh mạch thực quản, cần cân nhắc khi sử dụng
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc thông qua đường uống
- Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng
Liều lượng đề nghị:
- Người lớn mỗi lần sử dụng 10 ml, sau mỗi 8 giờ uống thuốc một lần
- Người cao tuổi có thể điều chỉnh liều lượng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể
- Liều lượng dành cho trẻ em:
- Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ em khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi: 1 ml / lần, 3 lần / ngày
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: 2.5 ml / lần, 2 lần / ngày
- Trẻ từ 6 – 12 tháng: 2.5 ml / lần, 3 lần / ngày
- Trẻ từ 1 – 4 tuổi: 5 ml / lần, 2 – 3 lần / ngày tùy theo chỉ định điều trị
- Trẻ từ 4 tuổi: 5 ml / lần, 3 lần / ngày, có thể thay đổi tùy theo chỉ định điều trị
Tác dụng phụ:
- Phản ứng quá mẫn cảm chẳng hạn như co thắt phế quản và phát ban, nổi mề đay
- Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
Các tác dụng phụ thường không nghiêm trọng và không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, hãy thông báo với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng.
Thận trọng:
- Fluidasa có thể tương tác với kháng sinh penicillin bán tổng hợp và kháng sinh cephalosporin thế hệ 1, do đó không sử dụng kết hợp các loại thuốc này.
- Bệnh nhân hen phế quản cần được theo dõi khi sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy dấu hiệu co thắt phế quản, cần ngừng sử dụng ngay lập tức.
- Thuốc có thể có mùi lưu huỳnh nhẹ, tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
- Nên sử dụng thuốc cùng với thức ăn để tránh rối loạn dạ dày.
7. Cốm Acehasan 200 – Thuốc trị viêm phế quản
- Nhà sản xuất:Hasan
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất: Acetylcystein
- Dạng sản xuất: Thuốc cốm
- Giá bán tham khảo: 32.000 đồng / Hộp 30 gói x 3 g
Thuốc cốm Acehasan 200 là thuốc tiêu chất nhầy trong các bệnh viêm phế quản, viêm phổi cấp tính và các chứng viêm đường hô hấp tăng tiết chất nhầy. Thuốc có tác dụng giảm độ đặc của đờm, hỗ trợ loại bỏ chất nhầy ra khỏi cổ họng thông qua đường ho và các dẫn lưu tư thế hoặc các biện pháp vật lý khác.
Thành phần chính của thuốc:
- Hoạt chất Acetylcystein 200 mg
- Tá dược vừa đủ bao gồm natri saccharin, saccharose, povidon K30, acid ascorbic và bột hương cam.
Chỉ định:
- Điều trị các chứng rối loạn bài tiết chất nhầy trong phế quản, đặc biệt là các tổn thương cấp tính như viêm phế quản cấp tính
- Điều trị và phòng ngừa viêm phế quản mạn tính
Chống chỉ định:
- Quá mẫn hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Trẻ em dưới 2 tuổi
Hướng dẫn sử dụng:
- Hòa tan thuốc cốm với 100 – 150 ml nước, dùng uống khi thuốc tan hết
- Người lớn mỗi ngày sử dụng 600 mg, chia thành 3 lần
- Trẻ em từ 2 – 7 tuổi sử dụng 400 mg / ngày, chia thành 2 lần
- Không sử dụng thuốc cốm quá 8 – 10 ngày mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ
Thận trọng khi sử dụng:
- Người bệnh hen phế quản cần được chăm sóc sức khỏe phù hợp trong quá trình điều trị. Nếu nhận thấy tình trạng co thắt phế quản cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức.
- Nếu xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản cần được hút đờm ngay lập tức để tránh nguy cơ ho.
- Thuốc có thể có mùi lưu huỳnh, khi hòa tan với nước sẽ có hương cam.
- Không sử dụng thuốc cốm với thuốc chống ho và thuốc có hoạt chất làm khô dịch tiết.
- Không sử dụng cho trẻ sơ sinh để tránh nguy cơ tắc nghẽn phế quản.
- Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
Các loại thuốc trị viêm phế quản được sử dụng để loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Ngừng thuốc quá sớm có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Tham khảo thêm: