Vẩy Nến Khi Mang Thai
Vẩy nến khi mang thai không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Mặc dù nó lành tính và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng lại khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu. Vậy điều trị bệnh vẩy nến như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé? Nội dung dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh da liễu này, hãy cùng tham khảo!
Bệnh vẩy nến khi mang thai là gì?
Vẩy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính, có thể khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Đây là một bệnh lý tự miễn nên rất khó có thể điều trị triệt để. Các phương pháp chữa bệnh hiện nay chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Trong đó phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Thực tế, bệnh vẩy nến không làm ảnh hưởng tới thai kỳ của bạn cũng như không gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Vì thế nếu có bị vẩy nến khi mang thai thì người bệnh cũng có thể an tâm điều trị, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh khỏi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở thai phụ
Phụ nữ mang thai nếu mắc phải căn bệnh vẩy nến sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sau:
- Vùng da bị tổn thương đỏ ửng, hình tròn và có lớp vảy dày màu bạc.
- Da khô ráp, nứt nẻ, nghiêm trọng hơn có thể bị chảy máu.
- Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng da bị bệnh, nhất là khi bị quần áo cọ vào.
- Tổn thương móng có thể là những chấm lõm hoặc những vân ngang ở mặt móng, xuất hiện những đốm trắng trên móng, bong móng, mất móng, dày sừng dưới móng,...
- Tổn thương khớp với biểu hiện đau, sưng viêm ở một hoặc một vài khớp.
- Tổn thương niêm mạc quy đầu, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.
- Vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất là lưng, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu, trên má.
Hầu hết bệnh sẽ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó giảm dần, biến mất và lại tiếp tục bùng phát theo chu kỳ.
Việc lơ là điều trị hoặc không chữa đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn, phải điều trị tốn kém. Do đó để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ, ngay khi vừa phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị vẩy nến
Một số nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai dễ mắc phải căn bệnh vẩy nến có thể kể đến như sau:
Nguyên nhân chủ yếu:
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi về thể chất và tinh thần. Lúc này lượng hormone bị thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm khiến các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus, vi khuẩn,... dễ dàng xâm nhập vào da và cơ thể để gây bệnh.
Đặc biệt, khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, tế bào lympho T sẽ hoạt động không đúng cách. Ở trạng thái khỏe mạnh, tế bào lympho T giống như tấm lá chắn để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên khi sức đề kháng suy yếu, chúng có thể tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh.
Điều này làm kích hoạt cơ chế chữa lành vết thương sai thời điểm. Hệ thống miễn dịch coi tế bào da là yếu tố tiêu cực nên nhanh chóng đào thải ra ngoài. Từ đó thúc đẩy nhanh chu kỳ thay da, đào thải tế bào cũ và nhanh chóng sản sinh các tế bào mới. Khi các tế bào da xếp chồng lên nhau sẽ khiến xảy ra tình trạng viêm nhiễm, đóng vảy, bong tróc, dày sừng trở nên nghiêm trọng.
Nguyên nhân thứ yếu:
Bên cạnh đó, việc thai phụ bị mắc bệnh vẩy nến cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
- Do di truyền bẩm sinh: Bệnh vẩy nến có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái là 8-41%. Do đó nếu bố mẹ có tiền sử mắc phải căn bệnh này thì trong bộ gen của thai phụ đã có chứa yếu tố gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ nhanh chóng bị phát tác. Sau đó, đứa trẻ trong bụng cũng sẽ có nguy cơ cao bị di truyền căn bệnh này từ bạn.
- Do thời tiết: Ở thời điểm giao mùa, thời tiết khô hanh hoặc ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và virus sinh sôi phát triển. Dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp cũng như bệnh ngoài da, trong đó có vẩy nến.
- Do tổn thương bên ngoài: Những vết trầy xước, vết thương hở trên da nếu không được xử lý đúng cách sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Do căng thẳng, trầm cảm: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, áp lực, stress,... cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh.
Bị vẩy nến khi mang thai có gây nguy hiểm gì không?
Không giống như các căn bệnh da liễu nguy hiểm khác như thủy đậu, sởi hay rubella, bệnh vẩy nến tương đối lành và không làm nguy hại tới tính mạng của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên bệnh vẩy nến lại gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: Ngứa ngáy, đau rát, dày sừng, bong tróc da,... Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt, dễ cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ và stress.
Hơn nữa, một nghiên cứu trên Tạp chí Viện Da Liễu Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, những thai phụ bị vẩy nến ở mức độ nghiêm trọng khi sinh con sẽ nhẹ cân hơn so với những người không bị bệnh hoặc bị nhẹ.
Chưa kể, nỗi bận tâm lớn nhất của phụ nữ mang thai khi bị vẩy nến đó là dùng thuốc để điều trị. Nếu dùng không đúng thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh, rất nguy hiểm.
Điều trị vẩy nến khi mang thai
Để chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến khi mang thai, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết để xác định được nguyên nhân, loại bệnh và mức độ tổn thương của da. Từ đó giúp đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Bệnh vẩy nến khi mang thai sẽ diễn biến nghiêm trọng nếu không được dùng thuốc đúng cách và kịp thời. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh chủ yếu đó là liệu pháp tại chỗ, liệu pháp ánh sáng và mẹo chữa bệnh dân gian.
Dùng liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng PUVA được sử dụng trong trường hợp thai phụ không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc. UVA là tia cực tím A, có trong ánh nắng mặt trời. Tia này chỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp cùng với thuốc psoralen. Loại thuốc này có tác dụng giúp làm tăng tính nhạy cảm của da đối với ánh nắng.
Những thai phụ bị vẩy nến thể mảng hoặc bị vẩy nến ở bàn tay, bàn chân có thể sử dụng liệu pháp này. Tia PUVA sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào da bị bệnh và cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh vẩy nến gây ra. Tuy nhiên việc áp dụng cách điều trị này cho bà bầu vẫn chưa thực sự khả thi. Đòi hỏi chi phí cao, thiết bị máy móc hiện đại và cần được tư vấn bởi bác sĩ lành nghề. Do đó bạn vẫn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
Điều trị bằng các loại thuốc
Trước tiên, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Một số loại thuốc bôi được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Kem bôi có chất kháng viêm steroid.
- Thuốc bôi chứa corticoid.
- Kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da và giảm ngứa ngáy.
- Các loại thuốc/nước sát khuẩn.
Trong trường hợp thai phụ đã sử dụng phương pháp này nhưng không có hiệu quả hoặc bệnh đã lan rộng ra toàn cơ thể. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên những thuốc này cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian ngắn để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, thai phụ cần tránh sử dụng một số loại thuốc như Adalimumab (Humira), Etanercept (Enbrel), Infliximab (Remicade), Methotrexate (Trexall), Coal tar (dẫn xuất của than đá), Tazarotene, Cyclosporine và acitretin (Soriatane). Vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, dị tẩm bẩm sinh, hở hàm ếch ở trẻ,...
Xem thêm: Vảy Nến Đồng Tiền: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Áp dụng mẹo dân gian điều trị vẩy nến khi mang thai
Sử dụng mẹo dân gian để trị vẩy nến là phương pháp chữa bệnh được rất nhiều phụ nữ mang thai áp dụng. Cách trị bệnh này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, hiệu quả cao và có thể dùng lâu dài.
Một số mẹo điều trị bệnh vẩy nến cho phụ nữ mang thai tại nhà, bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, sát khuẩn, giảm ngứa ngáy trên da hiệu quả. Vì vậy thai phụ có thể dùng lá trầu không đun với nước để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị vẩy nến. Mỗi ngày áp dụng một lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Dùng nghệ vàng: Hoạt chất curcumin và dưỡng chất khác có trong nghệ có thể tiêu diệt mọi loại vi khuẩn đang khu trú trên da, giúp chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa oxy hóa, tăng cường độ đàn hồi và không để lại sẹo trên da. Mẹ bầu chỉ cần thoa nước cốt nghệ lên vùng da cần điều trị mỗi ngày 3 lần. sau vài ngày bệnh vẩy nến sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Dùng lá khế: Lá khế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm. Vì vậy mẹ bầu có thể sử dụng lá khế đun nước tắm để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm trên da. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá khế giã nát, cho vào nồi đun sôi với một ít nước để uống trong ngày, giúp điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả.
- Dùng nha đam: Trong gel nha đam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho làn da, giúp giảm viêm, sát trùng, làm dịu da, cải thiện ngứa ngáy, bong tróc. Thai phụ chỉ cần dùng một nhánh nha đam, tách vỏ để lấy phần gel bên trong. Thoa trực tiếp gel lên da mỗi ngày 1-2 lần để bệnh nhanh khỏi.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều vitamin, axit béo và khoáng chất, có tác dụng dưỡng ẩm, giảm viêm nhiễm, sưng đỏ và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Người bệnh chỉ cần thoa đều dầu dừa lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng và rửa lại sau 1 tiếng. Mỗi ngày áp dụng một lần sẽ giúp làm mềm và nới lỏng các vảy trên da.
Tuy nhiên những mẹo điều trị dân gian này chỉ áp dụng cho những trường hợp bị vẩy nến ở giai đoạn nhẹ, chưa bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp bị bệnh nặng, thai phụ vẫn cần phải kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ vết thương nhanh được chữa lành.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến cho bà bầu
Để giúp bệnh vẩy nến nhanh khỏi đồng thời phòng ngừa bệnh quay trở lại, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không được cào gãi lên vùng da bị bệnh bởi tay có chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây trầy xước, nhiễm trùng khiến vùng da bị viêm lan rộng và khó điều trị hơn.
- Bổ sung đầy đủ các vitamin, axit omega 3 và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Cụ thể, phụ nữ mang thai khi bị vẩy nến cần tích cực sử dụng các loại thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, cá saba., trái bơ, cà rốt, xoài, vừng đen, bông cải xanh, ngao, sò, ngũ cốc nguyên cám, uống nhiều nước.
- Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm người bệnh cần hạn chế hoặc ngưng sử dụng trong thời gian điều trị bệnh như: Tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, thịt gà, thịt đỏ, đồ hộp, trứng, rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt, đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp...
- Chú ý dưỡng ẩm cho da, nhất là vào mùa đông, thời tiết hanh khô. Nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, dầu argan,...
- Giữ cho phòng ốc được sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên giặt giũ chăn, màn, gối, ga giường,... để tránh vi khuẩn, rệp, rận, nấm mốc khu trú và gây bệnh.
- Nên thường xuyên thay quần áo, tránh mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô. Đồng thời nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bí bách, bó sát vào cơ thể.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lựa chọn các loại dầu gội, sữa tắm có thành phần an toàn cho da, không gây kích ứng. Đồng thời nên thận trọng khi dùng các loại mỹ phẩm như nước hoa, son phấn, kem bôi da, thuốc nhuộm tóc...
- Mẹ bầu cũng nên chú ý tới việc tắm nắng thường xuyên mỗi ngày 10-15 phút để ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào quá mức. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để mẹ bầu thư giãn đó là từ 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều. Bạn chú ý khi tắm nắng thì không cần dùng đồ che chắn hay kem chống nắng.
- Bên cạnh đó thai phụ cũng cần khám thai định kỳ và sử dụng các loại thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, nhất là với các loại thuốc uống.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh vẩy nến khi mang thai mà bạn cần nắm rõ. Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm để tránh bệnh lây lan, kéo dài và khó điều trị.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!