Đau Đầu 2 Bên Thái Dương
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Những cơn đau dai dẳng, âm ỉ thường khiến người bệnh rất khó chịu. Ngoài ra, những người hay bị đau 2 bên thái dương và sau gáy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý thần kinh nguy hiểm. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này.
Bệnh đau đầu 2 bên thái dương là gì?
Đau đầu là một trong những vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Đặc biệt, đau đầu hai bên thái dương dù không quá nghiêm trọng như các dạng bệnh khác, nhưng nó sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân. Vì những cơn đau đầu ở 2 bên thái dương thường tái phát vào thời gian “nhạy cảm” trong ngày, phần lớn là vào sáng sớm và đêm muộn khiến giấc ngủ của người bệnh bị xáo trộn.
Triệu chứng của đau đầu 2 bên thái dương
Một số các biểu hiện của đau đầu 2 bên thái dương là:
- Cơn đau thường xuất hiện một cách tự nhiên và tăng cấp độ đau khi có tác động nhẹ vào vùng đầu như chải đầu, gội đầu hoặc thay đổi tư thế đột ngột...
- Cơn đau có tính chất dai dẳng, cảm giác đau nhói như kim châm dưới da đầu. Bắt đầu từ thái dương, sau đó đau lan ra cả vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh đầu.
- Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh sẽ bị nhức đầu 2 bên thái dương, nhất là về ban đêm.
- Những người bị nhức đầu 2 bên thái dương và sau gáy sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ, đau buốt hoặc đau nhói ở một hay cả hai vùng thái dương từ vài phút cho đến vài giờ.
- Một số trường hợp còn gặp tình trạng sưng, đỏ, tăng nhiệt tại vùng thái dương, đây có thể là dấu hiệu của viêm động mạch thái dương nông.
Nguyên nhân gây đau đầu 2 bên thái dương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu 2 bên thái dương, căn nguyên có thể là từ đau đầu do căng thần kinh, đau đầu mệt mỏi hoặc do các vấn đề ở răng miệng hoặc do sau chấn thương. Hiện tượng đau đầu này còn có thể là dấu hiệu của viêm màng não hay xuất hiện khối u.
Theo ý kiến các chuyên gia, những cơn đau đầu thường xuất phát từ 3 cơ chế, cụ thể như:
- Đau do kích thích thụ cảm thể: Do chứa nhiều thụ cảm thể nên da, cơ xương khớp, mạch máu có thể cảm nhận được triệu chứng đau. Khi các cấu trúc này bị đè nén, co thắt hoặc bị kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ, khiến cơ thể cảm nhận được từng cơn đau.
- Đau do tổn thương thần kinh: Khi bị chèn ép, có dấu hiệu tổn thương hoặc gốc tự do gia tăng có thể phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh. Từ đó, khiến xung điện bị rò rỉ gây ra những cơn đau châm chích, âm ỉ, kéo dài nhiều ngày không dứt.
- Tổn thương động mạch mắt: Hiện tượng đau nhức 2 bên thái dương và trán là do cơ thể thiếu máu, không thể cung cấp đến khu vực này nên gây tổn thương đến động mạch mắt, chẩm, mặt, cơ nhai. Do đó, những người mắc bệnh Horton thường có cảm giác như phần hàm bị lệch, đau nhói khi nhai hoặc đau cả lưỡi, họng, khiến người bệnh khó nuốt, nói khó.
Tình trạng đau đầu 2 bên thái dương có nguy hiểm không?
Tình trạng đau nhức đầu tuy không quá nghiêm trọng nhưng các bạn cũng không nên chủ quan. Dù là người người lớn hay trẻ bị đau đầu 2 bên thái dương cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Nếu tình trạng nhức đầu 2 bên thái dương kéo dài, có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Viêm động mạch tế bào khổng lồ
Bệnh này thường tạo nên những cơn đau dữ dội và nóng rát vùng đầu. Các cơn đau thường xuất hiện chủ yếu ở hai thái dương, sau đó lan ra khắp đầu. Người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, đau thái dương,…
Chấn thương sọ não nhẹ
Hiện tượng này thường là do tác động lực vào vùng đầu khiến người bệnh đau đầu 2 bên thái dương. Một vài trường hợp còn có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, ù tai, mệt mỏi, rối loạn tinh thần và cảm xúc, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung.
Chứng phình động mạch não
Phình động mạch não là nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi. Chứng phình động mạch não hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện, có tỉ lệ tử vong rất cao. Trung bình 10% bệnh nhân xuất huyết dưới nhện tử vong trước khi vào viện, 25% tử vong trong vòng 24h và 45% tử vong trong vòng 30 ngày.
U não
U não là một khối tế bào bất thường nằm trong não. Triệu chứng của tình trạng này là đau 2 bên thái dương, co giật, chóng mặt, buồn nôn,…
Chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng đau đầu 2 bên thái dương kèm một số triệu chứng như: Buồn nôn, sốt, co giật, tê bì,... các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có những cách chữa đau đầu 2 bên thái dương nào?
Khi bị đau đầu 2 bên thái dương, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách trị phù hợp, mang lại hiệu quả.
Nếu chưa thể đến phòng khám, người bệnh có thể tham khảo một trong số những cách chữa dưới đây:
Điều trị bằng thuốc Tây
Đa số bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu không cần kê đơn. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng dùng sai thuốc, sai liều gây tổn hại đến cơ thể.
Người bệnh có thể dùng một trong số những loại thuốc sau để làm dịu cơn đau đầu 2 bên thái dương:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol hoặc Alaxan…
- Thuốc chống trầm cảm: Citalopram (Celexa), Amitriptyline, Fluvoxamine (Luvox),…
- Thuốc chống co giật: Topiramate, Valium Diazepam, Phenytoin,….
- Thuốc ức chế beta: Acebutolol, Bisoprolol, Metoprolol, Atenolol, Propranolol,…
Với các bệnh như: Chấn thương sọ não, u não, viêm màng não sẽ phải áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị mới có thể điều trị dứt điểm đau đầu bị giật 2 bên thái dương.
Dùng mẹo dân gian trị đau đầu 2 bên thái dương
Nếu các cơn đau không quá dữ dội, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện những cơn đau nửa đầu, đau 2 bên thái dương hoặc đau sau gáy. Những cách làm dưới đây rất dễ thực hiện và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi.
Trà gừng
Gừng là nguyên liệu có tính ấm và vị cay nên chúng thường dùng để chống viêm, làm ấm cơ thể và giảm căng thẳng. Ngoài ra, gừng cũng thường được sử dụng để chữa trị các cơn đau đầu ở 2 bên thái dương. Nhiều người cho biết, uống trà gừng 2 – 3 lần/ngày sẽ không còn cảm giác nặng đầu hay những cơn đau đầu âm ỉ.
Trị đau đầu bằng lá ngải cứu
Các thành phần có trong lá ngải cứu giúp thư giãn thần kinh, từ đó giúp giảm chứng đau đầu nhanh chóng. Ngoài ra, loại lá này còn được dùng để trị đau nhức xương khớp, điều hòa kinh nguyệt và trị mẩn ngứa,…
Người bệnh có thể dùng ngải cứu trị đau đầu với 3 cách đơn giản sau:
- Cách 1: Kết hợp lá ngải cứu với lá sả, lá khuynh diệp và lá bưởi, nấu nước xông hơi từ 15 – 20 phút/ngày.
- Cách 2: Lấy nước cốt lá ngải cứu tươi pha thêm 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong uống mỗi ngày 1 cốc.
- Cách 3: Lấy lá ngải cứu nấu với trứng ăn 2 – 3 bữa/ tuần để cải thiện tình trạng đau đầu.
Trị nhức đầu dân gian bằng lá bưởi
Trong lá bưởi có chứa rất nhiều các hoạt chất giúp giảm đau đầu, trừ hàn, thông kinh lạc, cải thiện thần kinh và kháng khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng một trong các cách sau để cải thiện tình trạng đau nhức 2 bên thái dương:
- Cách 1: Giã nát lá bưởi tươi và hành tím. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên hai bên thái dương trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Cách 2: Lấy lá bưởi xông hơi hoặc dùng để tắm hằng ngày.
Chữa đau nhức đầu bằng củ tỏi
Tỏi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn nên có thể điều trị chứng căng thẳng và đau đầu hiệu quả.
Cách thực hiện chữa đau đầu bằng tỏi:
- Bóc lấy 2 tép tỏi to, sau đó đặt tỏi vào trong hai lỗ tai.
- Sức nóng của tỏi sẽ giúp máu được lưu thông và giúp não thư giãn.
- Ngoài ra, người bệnh có thể thêm tỏi vào các món ăn thường ngày để phòng tránh cảm cúm, nhức đầu.
Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên đầu và vai gáy
Việc chườm nóng hoặc lạnh sẽ giúp lượng máu lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm tái phát những cơn đau đầu dai dẳng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tắm bằng nước nóng để giúp cơ thể trở nên sảng khoái, giảm đau đầu hiệu quả.
Massage đầu, vai gáy
Massage những khu vực này sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu và giảm thiểu tình trạng đau đầu nhanh chóng. Hành động này còn giúp giảm stress, mệt mỏi và căng thẳng đối với những người làm việc máy tính trong thời gian dài.
Điều trị bằng Đông y
Hiện nay, các bài thuốc Đông y được rất nhiều khách hàng tin dùng, bởi những bài thuốc này được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, có thể áp dụng cho cả người già và trẻ nhỏ.
Dưới đây là ba bài thuốc Đông y được nhiều khách hàng đánh giá là điều trị dứt điểm tình trạng đau đầu nhanh chóng và giúp ăn ngon, ngủ sâu giấc:
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị thục địa, bạch truật, mạn kinh tử, đương quy, bạch linh, sài hồ.
Cách làm:
- Người bệnh đem thuốc rửa sạch, sắc với 1 lít nước.
- Sau khi thuốc sôi, lọc lấy nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.
- Kiên trì áp dụng từ 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc số 2:
Chuẩn bị xuyên khung 30g, bạch chỉ 2g, uất lý nhân 3g, cam thảo 3g, sài hồ 3g, hương phụ 6g, bạch giới tử 10g, bạch thược 15g.
Cách làm:
- Mỗi ngày bạn sắc một thang, thuốc chia ra làm 3 phần.
- Uống liên tục 3 thang trong 3 ngày sẽ không còn tình trạng đau nhói 2 bên thái dương.
Bài thuốc số 3:
Chuẩn bị đương quy, xuyên khung, bạch chỉ, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, thương truật, mạch môn, mỗi vị 10g; hoàng cầm 12g; tế tân, cam thảo can khương mỗi loại 4g; cúc hoa, mạn kinh tử mỗi loại 6g.
Cách làm:
- Mỗi ngày sắc lấy một thang thuốc, uống hết trong ngày.
- Người bệnh nên kết hợp massage và day bấm các huyệt để giảm đau đầu.
Đau đầu 2 bên thái dương cần lưu ý gì?
Đau đầu 2 bên thái dương có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Do vậy, để phòng ngừa mắc bệnh hay bệnh tái phát các bạn nên áp dụng những biện pháp sau:
Ngủ nghỉ đúng giờ
Sau những giờ làm việc căng thẳng, các bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi khoa học để não bộ cũng như cơ thể bạn được thư giãn. Đồng thời, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, stress.
Bổ sung đủ nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Hãy chia nhỏ lượng nước và uống thành nhiều lần trong ngày. Tránh uống nhiều nước trong một lần vì cơ thể sẽ đào thải lượng nước dư thừa.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là khi mắc bệnh. Do đó, những người hay nhức đầu 2 bên thái dương nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi hoặc nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng cũng như cải thiện các cơn đau đầu.
Tập thể dục thường xuyên
Mỗi ngày, các bạn nên dành ra khoảng 30 phút để luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, nhằm nâng cao sức khỏe và thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc căng thẳng. Từ đó, đẩy lùi các cơn đau đầu buồn ngủ, mệt mỏi.
Khám sức khỏe định kỳ
Giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm.
Đau đầu 2 bên thái dương tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó cũng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Chính vì vậy, khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, các bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, tránh tình trạng ủ bệnh, gây biến chứng khó lường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!