Nổi Mề Đay Ở Cổ
Tương tự như bệnh nổi mề đay ở mặt, lưng, tay,... nổi mề đay ở cổ là tình trạng da liễu thường gặp với đặc trưng là những nốt mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với côn trùng, thức ăn, thuốc hoặc thời tiết. Để biết chính xác nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh thích hợp, mời bạn đọc bớt chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây.
Nổi mề đay ở cổ là gì?
Bên cạnh các vị trí như chân, tay, mặt, lưng,... thì mề đay có thể xuất hiện ở cổ. Mề đay ở cổ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc kích thích. Phần lớn những trường hợp bị mề đay ở khu vực này thường bộc phát cấp tính và có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ.
Tuy nhiên, khi bị mề đay, bệnh nhân thường bị làm phiền bởi các cơn ngứa ngáy khó chịu. Do vậy, họ thường cào gãi, chà xát mạnh để xoa dịu cơn ngứa nhưng điều này lại vô tình khiến bệnh lan nhanh qua các vùng da khác. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng da, sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp xử lý kịp thời.
Mề đay trên cổ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi hay đối tượng giới tính nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất chính là người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ môi trường xung quanh.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ
Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng nổi mề đay ở cổ. Chỉ biết, bệnh lý này xuất hiện có liên quan tới những yếu tố sau đây:
- Bệnh nhân có thể bị dị ứng với các loại thức ăn, đặc biệt là tôm, cua, bạch tuộc, ghẹ, đậu,... hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như pate, cá hộp, thịt hộp cũng là những tác nhân khởi phát bệnh mề đay.
- Thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột khiến nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến nhiều người khó thích nghi. Cộng thêm hệ miễn dịch suy yếu, cơ địa nhạy cảm sẽ tạo điều kiện cho các bệnh lý ngoài da hình thành và phát triển nhanh chóng.
- Với những người có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, lông động vật, phấn hoa,... có thể làm cơ thể bị dị ứng và nổi mề đay.
- Các thành phần hóa học, chất tẩy rửa, chất phụ gia cũng là những tác nhân dễ sinh ra các nốt đỏ, sần và ngứa ngáy khó chịu.
- Sử dụng thuốc Tây quá nhiều, dùng thuốc không theo sự chỉ định của bác sĩ đều có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Trong đó, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau là nhóm thuốc có chứa thành phần kháng nguyên. Khi đi vào cơ thể, nhiều đối tượng không thể hấp thu được nên tiến hành bài trừ chúng khiến da xuất hiện những mẩn đỏ ngứa ngáy.
- Nếu trong gia đình của bạn có người thân bị mề đay, đặc biệt là ông bà, cha mẹ thì nguy cơ cao sẽ di truyền cho thế hệ sau.
- Gan đóng vai trò thải độc, khi chức năng gan suy giảm do bệnh lý viêm gan, ung thư gan, xơ gan,... bạn sẽ có nguy cơ gặp các bệnh lý ngoài da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, vẫn có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không rõ nguyên nhân. Có nghĩa là bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh mề đay, tuy nhiên chúng khởi phát không liên quan tới những yếu tố kể trên. Bệnh có thể xuất hiện và biến mất mà không cần điều trị nhưng cũng có thể gây biến chứng, thậm chí là tử vong nên bạn cần hết sức lưu ý.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay ở cổ thường xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể âm thầm phát triển trong thời gian dài. Nếu không tinh ý hoặc không có hiểu biết về bệnh, bạn rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh da liễu khác. Được biết, nổi mề đay trên cổ thường có những dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:
- Da cổ xuất hiện các tổn thương ngoài da với những nổi mẩn đỏ, mẩn hồng có thể mọc từng nốt hoặc theo mảng to gồ ghề.
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi lúc là cảm giác đau rát nhẹ.
- Ở một vài trường hợp có xuất hiện các nốt mụn nhỏ trên da có chứa mủ, dịch rỉ ra ngoài.
- Việc cào gãi hoặc điều trị chậm trễ có thể khiến mề đay lan rộng qua vùng ngực, bụng, lưng, tay, mặt,...
- Trong trường dị ứng dị nguyên quá nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ,...
Ngoài là vấn đề bệnh da liễu, mề đay ở cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng hoặc rối loạn tuyến giáp. Nếu thấy trên cổ có những triệu chứng nêu trên, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra ngay. Việc phát hiện và tiến hành điều trị sớm sẽ tăng khả năng điều trị dứt điểm cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Nổi mề đay ở cổ có nguy hiểm không?
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, phần lớn trường hợp bị mề đay ở cổ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Mặc dù vậy vẫn có một số đối tượng do phản ứng quá mức với tác nhân gây bệnh phát triển thành sốc phản vệ.
Nếu không may rơi vào trường hợp này, tình trạng sức khỏe của bạn đang đặt ở mức báo động và cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Bên cạnh đó, khi triệu chứng bùng phát nghiêm trọng, nổi mề đay toàn thân có thể gây khó thở, phù mặt, sưng mí, choáng váng đầu óc,... Tiếp đó, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái khó thở, suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, ngưng thở và rồi tử vong.
Trên thực tế, những biến chứng này sẽ không xảy ra ngay lập tức trong những lần đầu phát bệnh. Chúng sẽ phát triển ở những lần phát bệnh tiếp theo với các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bệnh nhân cần tiến hành điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn bệnh tái phát ở lần sau.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay ở cổ
Phần lớn tình trạng mề đay không đáng quan ngại và có thể điều trị được bằng cách chăm sóc tại nhà. Với một số trường hợp nặng, tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc trị mề đay. Cụ thể như sau:
Loại bỏ, phòng tránh các dị nguyên
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh mề đay trên cổ, bạn cần xem xét lại các hoạt động gần đây để xác định dị nguyên. Từ đó, nắm được đâu là yếu tố gây bệnh và loại bỏ hoặc tránh xa những dị nguyên này. Tốt nhất nên thực hiện biện pháp này trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm bùng phát bệnh để ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nếu dị ứng với thức ăn, bạn nên kích thích cổ họng để nôn hết những thứ vừa ăn ra khỏi dạ dày. Súc miệng lại với nước muối để làm sạch khoang miệng và đừng quên uống thêm 1 ly nước ấm để làm dịu niêm mạc dạ dày. Đồng thời kích thích cơ thể đào thải dị nguyên còn sót lại ra khỏi cơ thể.
- Với những dạng dị ứng tiếp xúc bạn nên tắm rửa ngay bằng nước ấm, vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn, giảm viên.
- Hạn chế mặc đồ bó sát hay đeo các loại trang sức rườm rà, dùng mỹ phẩm có chứa chất dị ứng, chất hóa học nhiều.
- Ở những đối tượng bị dị ứng, bệnh nhân cần che chắn cơ thể cẩn thận trước khi ra ngoài bằng áo khoác, khẩu trang, mũ, nón, thoa kem chống nắng và giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. Lưu ý nên tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm bằng nước lạnh hay nước quá nóng để tránh làm ảnh hưởng tới da.
Sử dụng mẹo dân gian
Để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, ngoài việc loại bỏ các yếu tố gây dị ứng, bệnh nhân cần tiến hành điều trị. Mặc dù không cho hiệu quả tác động nhanh chóng như các loại thuốc điều trị, tuy nhiên việc áp dụng những mẹo dân gian sẽ đảm bảo an toàn, kiểm soát các triệu chứng của mề đay cực kỳ hiệu quả.
Dưới đây là những mẹo dân gian hỗ trợ chữa nổi mề đay ở cổ được nhiều người áp dụng nhất.
- Tiến hành chườm lạnh: Nhiệt độ thấp từ đá có thể làm co mạch, giảm đau, ngứa ngáy và xoa dịu vùng da bị kích ứng hiệu quả. Chưa kể, biện pháp chườm lạnh còn giúp cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm ngay tức thì.
- Xông hơi với gừng: Ở cách này, bạn có thể sử dụng gừng tươi để kiểm soát các triệu chứng của bệnh mề đay ở cổ. Bởi trong củ gừng có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên và tinh dầu gừng giúp kháng nấm, diệt khuẩn và phục hồi các tế bào da bị hư tổn, hạn chế để các tác nhân gây bệnh phát triển, lan rộng.
- Mẹo sử dụng bột yến mạch: Với hàm lượng Avenanthramides cao, bột yến mạch có khả năng làm dịu kích ứng, giảm ngứa, chống viêm và làm mát da. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ loại bỏ tế bào chết, giúp da sạch và lỗ chân lông thông thoáng hơn. Theo đó, bạn có thể trộn bột yến mạch vào bồn tắm rồi tiến hành ngâm mình trong 10 - 15 phút và xả lại với nước sạch.
- Dùng lá thảo dược để nấu nước tắm: Có rất nhiều thảo dược tự nhiên sở hữu khả năng cải thiện tình trạng mề đay tốt như lá trầu không, lá khế, lá chè xanh, kinh giới, lá tía tô,... Phần lớn những loại lá này đều có chứa thành phần giảm ngứa, tiêu viêm nên có thể tận dụng để loại bỏ triệu chứng của các bệnh ngoài da như mề đay.
- Bôi gel nha đam: Nhờ có hàm lượng dưỡng chất dồi dào, cộng thêm khả năng dưỡng ẩm, tái tạo và phục hồi da. Nha đam có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay trên cổ gây nên. Bôi gel nha đam thích hợp với những đối tượng bị nổi mề đay khu trú do ma sát, hóa chất, mủ thực vật hoặc do côn trùng cắn,...
- Chữa nổi mề đay ở cổ với trà thảo mộc: Dùng mỗi ngày 1 - 2 ly trà nóng thảo mộc cũng là cách đơn giản để giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng nổi mề đay trên cổ. Loại trà có công dụng giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng thường được dùng là trà xanh, trà hoa cúc,... Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là với những trường hợp có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp hay tiểu đường.
Điều trị bằng thuốc Tây
Các bệnh da liễu nói chung và bệnh nổi mề đay ở cổ nói riêng thường không có thuốc đặc trị cụ thể. Việc dùng thuốc chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cơ thể tự phục hồi tổn thương, khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Với bệnh nổi mề đay trên cổ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin để làm giảm ngứa, giảm sưng viêm và các triệu chứng khác. Trong đó bao gồm các loại thuốc bôi ngoài da như Desloratadine, Fexofenadin, Cetirizin, Loratidin, Levocetirizin, Rupatadine,…
Tuy nhiên, nếu các loại thuốc bôi trên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định bạn dùng qua một số thuốc ở liều nặng hơn như Thuốc Epinephrine, Prednison, Omalizumab, Corticoid, Calcineurin,... Cho dù là loại thuốc nào, bạn cũng cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, tránh biến chứng, tác dụng không mong muốn.
Trường hợp là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang có mang, phụ nữ cho con bú cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để được kê đơn và hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi điều trị và chăm sóc người bị nổi mề đay ở cổ
Để hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần, bạn cần chủ động điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, khoa học và không lạm dụng thuốc dưới bất cứ hình thức nào. Cụ thể, người có nguy cơ cần lưu ý những điều sau:
- Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay đều có nguyên nhân nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bởi lúc này da khá nhạy cảm nên dễ bị tổn thương hơn.
- Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng khiến sức khỏe suy yếu.
- Các vấn đề ngoài da thường xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, không đủ khả năng chống chói lại các tác nhân gây bệnh. Vậy nên để cải thiện tình trạng này, bạn cần nâng cao sức khỏe bằng cách ăn ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện thể dục mỗi ngày.
- Trường hợp bị nổi mề đay nhẹ, bạn có thể dùng thuốc bôi ngoài da nhưng tuyệt đối những loại thuốc mỡ kháng histamin, corticoides do chúng có thể khiến tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế ra gió hoặc tắm bằng nước nóng, nước quá lạnh, tốt nhất hãy dùng nước ấm để làm sạch cơ thể. Đồng thời nên chọn những dòng sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ, an toàn với làn da.
- Không chà xát, cào gãi quá mạnh lên da, bởi hành động này có thể gây trầy xước da, khiến vi khuẩn tấn công, gây hại và phát sinh các biến chứng khác.
Nổi mề đay ở cổ là tình trạng da liễu phổ biến nhưng người bệnh không nên chủ quan. Tốt nhất bạn nên tiến hành điều trị khi thấy những dấu hiệu đầu tiên để tránh nguy cơ chuyển thể thành bệnh mãn tính, có biến chứng. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!