Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và duy trì sức khỏe. Song có không ít trường hợp thường xuyên rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm, ngủ ngáy, mộng du,… Chính vì thế, đo đa ký giấc ngủ được tiến hành thực hiện để chẩn đoán các vấn đề này và tìm ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác nhằm kịp thời điều trị hiệu quả. Chi tiết xem trong bài viết dưới đây của DrVitamin. 

Đo đa ký giấc ngủ là gì?

Đo đa ký giấc ngủ là một kỹ thuật chẩn đoán được dùng để nghiên cứu, ghi lại các hoạt động sinh lý xảy ra trong lúc ngủ. Quy trình này giúp các chuyên gia có thể xác định bệnh nhân có xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ không, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ là gì cũng như đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Đo đa ký giấc ngủ là một phương pháp chẩn đoán
Đo đa ký giấc ngủ là một phương pháp chẩn đoán

Trong quá trình thực hiện, các cảm biến sẽ được gắn vào cơ thể của bạn để ghi lại các thông tin cơ bản. Cụ thể gồm có dòng điện não, các chuyển động của mắt, nhịp tim, hoạt động cơ bắp, nồng độ oxy trong máu, lưu lượng không khí qua miệng – mũi, âm thanh tiếng ngáy,… Dựa theo dữ liệu thu thập, bác sĩ có thể xác định các rối loạn giấc ngủ nếu có.

Mục đích của đo đa ký giấc ngủ

Đo đa ký giấc ngủ không dừng lại ở việc giúp chẩn đoán các rối loạn về giấc ngủ. Phương pháp này còn được sử dụng để điều chỉnh phác đồ điều trị của bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh trước đó. Cụ thể như sau:

  • Giúp chẩn đoán rối loạn ngưng thở khi ngủ – một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Tình trạng này diễn ra khi mà quá trình hô hấp của bệnh nhân bị gián đoạn nhiều lần trong một đêm. Việc đo đa ký sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này.
  • Xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ, xác định chu kỳ giấc ngủ để đánh giá sức khỏe giấc ngủ, tìm ra những vấn đề liên quan.
  • Chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ khác như hội chứng chân không yên, bệnh buồn ngủ quá mức hay các rối loạn vận động giấc ngủ khác.
  • Xác định hiệu quả ở những bệnh nhân đang điều trị rối loạn giấc ngủ nhằm kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn.

Khi nào cần đo đa ký giấc ngủ?

Đo đa ký giấc ngủ cần tiến hành trong những trường hợp sau:

  • Rối loạn hô hấp để chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó còn giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ kết hợp với rối loạn cơ hô hấp, cơ thành ngực, bệnh suy tim tắc nghẽn, suy giáp, béo phì, bệnh thần kinh hoặc do quá trình phẫu thuật,…
  • Rối loạn vận động và hành vi khi ngủ như hội chứng chân không nghỉ hay cử động chi có chu kỳ, rối loạn hành vi trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh,… Ngoài ra còn có rối loạn trong giai đoạn không chuyển động mắt nhanh như cơn hoảng sợ ban đêm, mộng du, mê nói khi ngủ,…
  • Chứng ngủ nhiều ban ngày không do rối loạn hô hấp như cơn ngủ rũ.
  • Mất ngủ, các rối loạn khác do thiếu ngủ từ việc rối loạn hô hấp, rối loạn vận động trong khi ngủ.
  • Để chẩn đoán phân biệt giữa động kinh khi ngủ với những rối loạn vận động và hành vi trong lúc ngủ.
Phương pháp được thực hiện khi bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ khác
Phương pháp được thực hiện khi bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ khác

Tóm lại, việc đo đa ký giấc ngủ không chỉ dành riêng cho những trường hợp cảm thấy mình có vấn đề về giấc ngủ mà còn dựa trên một số triệu chứng, tình huống cụ thể. Do đó, các bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Ai cần đo đa ký giấc ngủ?

Những đối tượng cần tiến hành đo đa giác giấc ngủ gồm có:

  • Trường hợp bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, ngủ ngáy, thường xuyên thức giấc giữa đêm, dậy quá sớm nhưng không thể ngủ trở lại.
  • Đối tượng nghi ngờ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, nhất là người ngáy to, mệt mỏi, buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Người mắc chứng ngủ quá nhiều mỗi ngày, ngủ rũ, không thể kiểm soát được cơn buồn ngủ và có thể ngủ gục bất thình lình nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Đối tượng mắc hội chứng chân không yên, hay cảm thấy cần phải vận động chân hoặc luôn có cảm giác khó chịu ở chân, nhất là khi nằm nghỉ.
  • Đối tượng cần được đánh giá trước khi tiến hành điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn ngưng thở khi ngủ.
  • Trường hợp hay gặp ác mộng, mộng du, đi lại hoặc thực hiện những hành động khác trong lúc đang ngủ sâu.
  • Đối tượng có liên quan tới các vấn đề khác liên quan tới giấc ngủ như co giật, động kinh vào ban đê, có hành vi không bình thường trong giấc ngủ.

Các thực hiện đo đa ký giấc ngủ

Như đã đề cập phía trên, đo đa ký giấc ngủ giúp ghi lại hàng hoạt các hoạt động sinh lý của một người trong lúc họ ngủ. Quy trình này sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước hoặc theo chỉ định của bác sĩ.  Tuy nhiên trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tránh sử dụng caffeine, đồ có cồn. Khi tới phòng bệnh, bạn cần mặc đồ ngủ, chuẩn bị để đi ngủ như bình thường.

Các cảm biến nhỏ sẽ được dán lên da của bệnh nhân tại nhiều vị trí trên cơ thể. Bao gồm:

  • Chuyển động mắt (EOG) để xác định các giai đoạn giấc ngủ.
  • Dòng điện não (EEG) để theo dõi hoạt động của não.
  • Đo nhịp tim thông qua cảm biến trên ngực.
  • Theo dõi hoạt động cơ bắp, nhất là cơ bắp dưới cằm để theo dõi giấc ngủ REM từ dòng điện cơ (EMG).
  • Đo lưu lượng hô hấp được ghi lại thông qua cảm biến được dán ở mũi và miệng.
  • Nồng độ oxy trong máu được theo dõi thông qua một cảm biến ở đầu ngón tay hoặc lỗ tai.
  • Sự co giật của cơ bắp được ghi lại bằng cách dán các cảm biến ở ngoài cổ họng.
Bệnh nhân sẽ được dán các cảm biến vào người
Bệnh nhân sẽ được dán các cảm biến vào người

Trong khi người bệnh ngủ, các cảm biến sẽ được ghi lại và truyền thông tin về hệ thống máy tính. Lúc này một kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng viên sẽ theo dõi dữ liệu trong suốt đêm từ một phòng khác để đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Trường hợp máy ghi nhận cảm biến bị lỗi hoặc cảm biến bong ra, kỹ thuật viên/điều dưỡng viên sẽ vào phòng để giải quyết. Sáng hôm sau, những cảm biến sẽ được gỡ ra khỏi cơ thể người bệnh và bạn có thể trở về nhà. Dữ liệu thu thập được sẽ được một bác sĩ chuyên sâu về giấc ngủ phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả chẩn đoán, phương pháp điều trị.

Ưu – nhược điểm của đo đa ký giấc ngủ

Đo đa ký giấc ngủ có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Các ưu điểm của phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ này có thể kể đến như:

  • An toàn: Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, không gây đau đớn và không có rủi ro.
  • Chính xác, chi tiết: Giúp cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về nhiều khía cạnh của nhất ngủ như hoạt động của mắt, cơ, não bộ, nhịp tim và lưu lượng hô hấp,…
  • Phát hiện ra nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ: Được xem là phương pháp tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ. Đồng thời có khả năng phát hiện các rối loạn giấc ngủ khác như hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ, mộng du,…
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả: Với những trường hợp đã được và đang điều trị rối loạn giấc ngủ. Việc đo đa ký giúp bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả điều trị để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, đo đa ký giấc ngủ cũng có những nhược điểm như:

  • Mất tự nhiên: Ngủ ở một môi trường lạ lẫm như phòng ngủ ở bệnh viện có thể làm cho một số người cảm thấy không thoải mái, dễ bị căng thẳng. Từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu quả đo đạc.
  • Mất thời gian chờ đợi: Ngoài việc phải đặt lịch trước, bệnh nhân cũng cần thực hiện đo, chờ kết quả trong một khoảng thời gian nhất định, thay vì được lấy kết quả ngay.
  • Chỉ dựa theo kết quả của một đêm: Đo đa ký chỉ dùng kết quả của một đêm nên có thể không phản ánh chính xác tình trạng giấc ngủ thực hiện của bệnh nhân. Đặc biệt là những trường hợp bị ảnh hưởng bởi áp lực hoặc môi trường lạ.
  • Chi phí cao: Đo đa ký có chi phí cao do cần dùng tới các trang thiết bị chuyên dụng cùng sự giám sát của điều dưỡng trong suốt quá trình thực hiện.
Chi phí đo đa ký giấc ngủ khá cao
Chi phí đo đa ký giấc ngủ khá cao

Đo đa ký giấc ngủ bao nhiêu tiền?

Ngoài những thông tin nêu trên, đo đa ký giấc ngủ bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết, để thực hiện đo đạc, bệnh nhân cần nằm lại bệnh viện để thuận tiện cho việc theo dõi. Việc tiến hành đo đa ký giấc ngủ tại nhà không được khuyến khích vì không có đủ máy móc cũng như dễ cho kết quả sai.

Theo đó, chi phí đo đa ký giấc ngủ Polysomnography bao gồm chi phí phòng 1 đêm sẽ rơi vào khoảng 3.500.000 đồng/lần. Mức chi phí này có thể tăng – giảm tùy theo cơ sở y tế mà bạn lựa chọn nên hãy tới bệnh viện thăm khám để được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn.

Lưu ý khi đo đa ký giấc ngủ

Đo đa ký giấc ngủ giúp tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, nhưng khi thực hiện, các bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá độ khi thực hiện đo. Đồng thời cần tắm và gội đầu sạch sẽ nhưng không nên dùng các sản phẩm dưỡng hay gel xịt tóc.
  • Không ngủ vào chiều tối trước khi tới phòng khám, dù đó là một giấc ngủ ngắn.
  • Không sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nếu đang sử dụng thuốc ngủ hay thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ trước đó. Bạn cần thông báo cho bác sĩ thăm khám trước khi đo để xác định xem có được dùng tiếp hay không.
  • Mặc đồ thoải mái để dễ ngủ hơn và có thể mang theo sách để đọc trước khi ngủ nếu cần.
  • Hãy tới phòng khám đúng giờ và phối hợp với các kỹ thuật viên trong quá trình chuẩn bị thiết bị để quá trình đo đạc diễn ra thuận lợi hơn.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine, đồ uống có cồn trong ít nhất 12 giờ trước khi đo.
  • Rửa mặt, làm giảm lượng dầu, mỹ phẩm trên da.
  • Không dùng các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại trong quá trình đo.
  • Cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trong thời gian gần đây.

Đo đa ký giấc ngủ là một kỹ thuật chẩn đoán rối loạn giấc ngủ an toàn, không gây đau, không xâm lấn nên bạn không cần quá lo lắng khi thực hiện. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để việc chẩn đoán đạt kết quả chính xác cũng như lên được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giấc Ngủ Trưa Quan Trọng Như Thế Nào Với Sức Khỏe?

Giấc Ngủ Trưa Quan Trọng Như Thế Nào Với Sức Khỏe?

Giấc ngủ trưa lành mạnh chính là thời điểm quan trọng để cơ thể nạp năng lượng, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo…
Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Qua Từng Giai Đoạn Cụ Thể

Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Qua Từng Giai Đoạn Cụ Thể

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm, nhất là với những trường hợp mới sinh con lần đầu. Để…
6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

Cuộc sống bận rộn, căng thẳng cùng với thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến nhiều người gặp phải tình trạng thiếu ngủ hoặc…
Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất…
Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Bé 2 tuổi khó đi vào giấc ngủ là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cha mẹ phải…
9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

Giấc ngủ là chìa khóa để con người có sức khỏe tốt, duy trì cân nặng khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh…
1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất nhiều bạn còn quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ. Thông thường, chúng ta cần…
Chia sẻ
Bỏ qua