Giấc Ngủ Trưa Quan Trọng Như Thế Nào Với Sức Khỏe?

Giấc ngủ trưa lành mạnh chính là thời điểm quan trọng để cơ thể nạp năng lượng, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo vào buổi chiều và tối. Vậy giấc ngủ trưa quan trọng như thế nào với sức khỏe, làm thế nào để có giấc ngủ vào buổi trưa chất lượng? Theo dõi bài viết dưới đây của DrVitamin để giải đáp cho những vấn đề trên. 

Giấc ngủ trưa có quan trọng không?

Ngủ trưa có quan trọng không hay có nên ngủ trưa không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng lại mang lại vô số lợi ích tích cực cho sức khỏe con người.

Với phần lớn mọi người, ngủ trưa vừa là một thói quen tốt, vừa là hoạt động cần thiết trong ngày. Tuy nhiên ở một số đối tượng khác lại cho rằng việc ngủ trưa không hiệu quả, thậm chí còn khiến họ khó ngủ, mất ngủ về đêm.

Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe
Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe

Trên thực tế, giấc ngủ vào buổi trưa đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên chúng không bắt buộc và cần thiết như giấc ngủ về đêm. Song nếu ngủ trưa đúng cách, với khoảng thời gian hợp lý, bạn có thể nhận lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự tập trung và năng lượng cho các hoạt động sau đó.

Tầm quan trọng của việc ngủ trưa

Thời gian ngủ trưa chất lượng có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của con người. Dưới đây là những tác động tích cực mà giấc ngủ mang lại với trẻ nhỏ và người lớn.

Đối với trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, giấc ngủ trưa có thể mang tới những công dụng như sau:

  • Hỗ trợ trao đổi chất: Ngủ trưa giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất nhanh hơn cũng như tạo điều kiện để trẻ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng hiệu quả. Chính vì thế, nếu trẻ không được đảm bảo giấc ngủ ổn định sẽ làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Hệ tiêu hóa lúc này cũng hoạt động kém hơn, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết vào cơ thể, khiến trẻ chậm lớn, nhẹ cân.
  • Tăng cường trí nhớ: Theo nghiên cứu, trẻ được ngủ trưa đầy đủ sẽ hỗ trợ tốt cho việc cải thiện khả năng tập trung và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu lên não. Từ đó có thể trẻ có thể ghi nhớ, tập trung hơn vào các hoạt động học tập.
  • Phát triển trí tưởng tượng: Não bộ, hệ tuần hoàn máu được cải thiện trong lúc ngủ trưa sẽ giúp trẻ có thể phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng siêu việt. Các nơ-ron thần kinh ở não bộ lúc này sẽ xử lý các thông tin mà bé được tiếp nhận, sau đó kết nối lại với trí tưởng tượng của trẻ.
  • Giúp trẻ nhanh nhẹn hơn: Trẻ nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn, khả năng quan sát, nhận biết và hoạt động cũng tốt hơn nếu cha mẹ rèn cho bé thói quen ngủ trưa khoa học.
  • Tăng khả năng cầm nắm: Một trong những lợi ích khác của việc ngủ trưa mà ít người quan tâm đến chính là tăng khả năng cầm nắm cho trẻ. Kỹ năng cầm, nắm đồ vật phát triển càng sớm và nhanh nhạy chứng tỏ bộ não, hệ thần kinh của trẻ đang phát triển tốt. Điều này là dấu hiệu quan trọng và đáng mừng trong những năm tháng đầu đời của trẻ.
Ngủ trưa giúp tăng khả năng cầm nắm ở trẻ
Ngủ trưa giúp tăng khả năng cầm nắm ở trẻ

Đối với người lớn

Ngủ trưa từ 15 – 20 phút hàng ngày sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ về sức khỏe, tinh thần. Điều này đặc biệt tốt với những người làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, công việc quá áp lực và căng thẳng.

Ở nhóm đối tượng này, việc ngủ trưa sẽ mang lại những lợi ích cụ thể như:

  • Thư giãn, giúp mắt được nghỉ ngơi: Tập trung làm việc, học tập, nhất là những trường hợp làm việc với máy tính sẽ rất dễ bị đau mắt, mỏi mắt. Vậy nên việc ngủ trưa sẽ giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tái tạo năng lượng, cải thiện sự tập trung: Não chỉ tập trung hiệu quả với nguồn năng lượng tốt nhất trong vòng 3 – 4 tiếng. Như thế, việc ngủ trưa là cách để giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tăng khả năng tập trung tối đa.
  • Hạn chế bệnh tim mạch: Hoạt động ngủ trưa giúp cơ thể vận hành chậm lại và tim có thể giảm nhịp co bóp và tái tạo năng lượng. Theo nghiên cứu, những người có thói quen ngủ trưa có khả năng hạn chế tới 60% bệnh lý tim mạch.
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Khi thần kinh bị căng thẳng sẽ làm giảm nồng độ serotonin – nguyên nhân khiến bạn trở nên nóng nảy, nhạy cảm và hay có suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên với một giấc ngủ trưa chất lượng, serotonin mới sẽ được sản sinh để giúp thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả.
  • Tránh tình trạng suy giảm trí nhớ: Chúng ta cần tiếp nhận, ghi nhớ một lượng lớn dữ liệu trong quá trình học tập và làm việc. Việc này khiến hệ thần kinh luôn trong tình trạng hoạt động tối đa công suất. Do đó, việc ngủ trưa sẽ giúp hệ thần kinh có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo nguồn năng lượng cho việc ghi nhớ sau đó.
  • Cải thiện sắc tố da: Tương tự như giấc ngủ về đêm, việc ngủ trưa cũng hỗ trợ đáng kể vào việc cải thiện sắc tố da. Một số nghiên cứu chỉ ra, việc ngủ trưa giúp tăng tốc độ sản sinh collagen trong cơ thể nhiều hơn so với bình thường. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng collagen cần thiết, da sẽ có độ đàn hồi tốt, các tổn thương cũng nhanh chóng được khắc phục và làn da cũng trở nên khỏe khoắn, tươi tắn hơn.
Ngủ trưa giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi
Ngủ trưa giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi

Giấc ngủ trưa nên kéo dài bao lâu?

Thời gian ngủ trưa dài hay ngắn sẽ tùy thuộc và giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ. Được biết, một giấc ngủ trưa chất lượng nên kéo dài từ 15 – 20 phút. Bởi đây là khoảng thời gian cơ thể mới trải qua giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai trong chu kỳ giấc ngủ.

Lúc này, giấc ngủ chưa sâu nên sẽ mang lại cảm giác sảng khoái. Đồng thời giấc ngủ ngắn này cũng khiến cơ thể không bị mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy như khi chìm vào giấc ngủ ở giai đoạn 3 hay 4.

Ngủ trưa dài có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Theo nghiên cứu, một chu kỳ giấc ngủ đầy đủ thường kéo dài trong khoảng từ 90 – 110 phút. Khi thời gian ngủ tăng lên 45 – 90 phút, cơ thể sẽ ngủ sâu nhưng không hoàn thiện sẽ rất dễ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ kéo dài 90 phút sẽ khiến mọi người có cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ. Bởi nếu bị đánh thức hoặc buộc phải dậy, bạn khó thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, đau đầu, uể oải,…. Hiện tượng này xảy ra do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng để làm việc. Vì thế, một giấc ngủ trưa lành mạnh, khoa học chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 15 – 20 phút là đủ.

Cách để có giấc ngủ trưa hiệu quả nhất

Tùy theo tình trạng thể chất, tính chất công việc, tinh thần mà các bạn có thể duy trì thói quen ngủ trưa hợp lý. Bên cạnh đó, để có được giấc ngủ trưa hiệu quả, các bạn áp dụng một số cách sau đây:

  • Hãy tạo thói quen ngủ, thức giấc theo đúng khung giờ cố định hàng ngày.
  • Hạn chế nhìn đồng hồ vì điều này có thể tạo áp lực khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ.
  • Chọn không gian yên tĩnh và một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi.
  • Có thể nghe những bài nhạc nhẹ nhàng để giảm tiếng ồn xung quanh cũng như giúp nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Tránh uống trà, cà phê gần giờ ngủ trưa.
  • Rửa mặt với nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn tinh thần tốt.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ về công việc hay vấn đề học tập.
Chọn vị trí thoải mái, yên tĩnh để ngủ
Chọn vị trí thoải mái, yên tĩnh để ngủ

Lưu ý để có một giấc ngủ trưa chất lượng

Việc ngủ trưa chỉ thật sự tốt cho sức khỏe và nâng cao hiệu quả công việc, học tập khi bạn ngủ đúng, ngủ đủ thời gian dành cho giấc ngủ trưa. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn trở nên tỉnh táo và có một giấc ngủ trưa chất lượng nhất.

  • Không kéo dài giấc ngủ trong thời gian quá dài hoặc ngủ sau 3 giờ chiều. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Thời gian ngủ lý tưởng nhất là từ 12h – 13h.
  • Không ngủ trưa ngay sau khi ăn no để tránh tình trạng bị khó tiêu, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày. Theo các chuyên gia, 15 phút sau khi ăn, bạn mới nên đi ngủ trưa.
  • Tránh nằm sấp khi ngủ trưa, vì tư thế này có thể gây ra nhiều tác hại tiềm ẩn. Với những bạn là nhân viên văn phòng, nếu không đủ diện tích để nằm ngủ, các bạn có thể dựa lưng vào ghế để ngủ.

Giấc ngủ trưa sẽ cho mang tới nhiều lợi ích nếu bạn nắm được những lưu ý đã được chia sẻ trong bài viết. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì một chế độ ngủ khoa học, hợp lý để góp phần gia tăng hiệu quả trong quá trình học tập, làm việc hàng ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và duy trì sức khỏe. Song có không ít trường hợp thường…
6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

6 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cho Bạn Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh

Cuộc sống bận rộn, căng thẳng cùng với thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến nhiều người gặp phải tình trạng thiếu ngủ hoặc…
Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất…
1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất nhiều bạn còn quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ. Thông thường, chúng ta cần…
Cách Thiết Lập Đồng Hồ Sinh Học Giấc Ngủ Của Cơ Thể

Cách Thiết Lập Đồng Hồ Sinh Học Giấc Ngủ Của Cơ Thể

Đồng hồ sinh học giấc ngủ là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Để biết chính xác đồng hồ…
Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Cần Phải Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Ngủ Không Sâu Giấc Ban Đêm?

Bé 2 tuổi khó đi vào giấc ngủ là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cha mẹ phải…
9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

Giấc ngủ là chìa khóa để con người có sức khỏe tốt, duy trì cân nặng khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh…
Chia sẻ
Bỏ qua