Ai Không Nên Ăn Yến Sào? Các Sai Lầm Cần Tránh Khi Tiêu Thụ
Ai không nên ăn yến sào là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng. Bởi mặc dù đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng, nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu sử dụng sai cách, sai đối tượng. Bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho vấn đề này.
Giải đáp chi tiết những ai không nên ăn yến sào?
Không ít người cho rằng, yến sào có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều hoạt chất tốt, có thể bồi bổ sức khỏe và chữa được rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết đây là quan niệm sai hoàn toàn. Một số đối tượng tuyệt độ không nên ăn yến sào để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Người bị cảm mạo, sốt cao
Trước câu hỏi ai không nên dùng yến sào, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bị cảm mạo, sốt cao cũng không nên ăn món này. Bởi yến sào có vị ngọt, tính bình, những người đang cảm mạo khi ăn dễ gây lạnh bụng, chướng bụng, đầy bụng, tiêu chảy.
Xem thêm: Người Bị Ung Thư Có Nên Ăn Yến Sào? Cần Lưu Ý Điều Gì?
Ngoài ra, ăn yến sào khiến cơ thể phải nạp nhiều chất bổ dưỡng, muốn tiêu thụ được hết sẽ cần hoạt động để tiêu hao năng lượng. Đối với những người có thể chất đang yếu, quá trình chuyển hóa chất rất kém, đồng thời cũng không thể hoạt động mạnh nên gây mất cân bằng các chất trong cơ thể, khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm nhiễm cấp tính
Những chứng bệnh viêm cấp tính như viêm phế quản cấp, viêm da, viêm nhiễm đường tiết niệu,… sẽ khiến đề kháng trong cơ thể suy yếu nhanh chóng. Khi phải tiêu thụ các thực phẩm có tính bình, vị ngọt như tổ yến sẽ khiến vi khuẩn, virus cơ cơ hội phát triển, sinh sôi, dẫn đến bệnh tình dai dẳng không khỏi.
Người hệ tiêu hóa kém không nên ăn yến sào
Những người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn yến sào. Bởi lượng dưỡng chất dồi dào có trong yến sẽ làm hệ tiêu hóa chịu áp lực lớn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động không tốt cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, tức bụng, khó tiêu. Tốt nhất, chỉ ăn yến sào khi hệ tiêu hóa thực sự khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và mới sinh
Những ai không nên ăn yến sào? Câu trả lời là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và mới sinh. Cụ thể, những phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu có cơ thể yếu, đồng thời thai nhi chưa ổn định, vì thế tuyệt đối không nên ăn yến sào để tránh gây xáo trộn hệ dưỡng chất trong cơ thể.
Trẻ dưới 7 tháng tuổi
Trẻ dưới 7 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa phát triển toàn diện nên không thể hấp thu được toàn bộ những dưỡng chất có trong yến sào. Vậy nên, nếu cố gắng bồi bổ sức khỏe cho con thông qua các món ăn từ thực phẩm này sẽ khiến con dễ bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Vì thế, trước câu hỏi ai không nên ăn yến sào, bác sĩ cho biết trẻ dưới 7 tháng tuổi thì mẹ tuyệt đối không cho con ăn món này.
Người bị suy dương không nên ăn yến sào
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi những ai không được ăn yến sào là người bị suy dương. Bởi nếu cơ thể đang bị suy dương, quá trình hấp thu cũng rất kém. Điều này khiến cơ thể khó dung nạp được toàn bộ các chất dinh dưỡng trong yến sào, vừa tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, vừa gây lãng phí dưỡng chất không thể hấp thu.
Nếu nằm trong danh sách 6 nhóm đối tượng kể trên, bạn tuyệt đối không nên ăn yến sào để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể.
Những ai nên ăn yến? Chuyên gia giải đáp
Ngoài những đối tượng không nên ăn yến sào kể trên, tất cả mọi người đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể. Đặc biệt, những trường hợp dưới đây được khuyến khích nên bổ sung các món ăn từ thực phẩm này.
- Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Ngược với trẻ dưới 7 tháng tuổi nằm trong nhóm những ai không nên ăn yến sào, những trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trên 7 tháng tuổi nên được bổ sung các món ăn từ yến để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Cụ thể, trong yến sào có chứa các acid amin như Histidine, Humin, Arginine và Lysin cùng nhơn 30 nguyên tố đa vi lượng, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phát triển toàn diện cả chiều cao và cân nặng.
- Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4: Hệ dưỡng chất gồm Protein, Acid amin cùng các nguyên tố đa vi lượng trong yến sào giúp bồi bổ cho bà bầu, thúc đẩy thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, yến sào có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu có thể ăn ngon miệng và giảm triệu chứng ốm nghén đáng kể.
- Người lớn tuổi: Đối tượng người lớn tuổi có sức khỏe suy yếu, đồng thời các cơ quan trong cơ thể dần suy giảm chức năng. Lúc này, cơ thể sẽ cần bổ sung dưỡng chất từ yến sào để bồi bổ, kết hợp cùng thể dục thể thao sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường chắc khỏe cho xương khớp. Đặc biệt, các nguyên tố vi lượng như Cu, Mn, Zn,… trong yến sào rất tốt cho hệ thần kinh, nhờ đó tăng cường trí nhớ cho những người cao tuổi.
Xem thêm: Tiểu Đường Có Ăn Được Yến Sào Không? Nên Dùng Thế Nào?
- Người muốn làm đẹp: Trong yến sào có chứa lượng lớn Threonine – Hoạt chất cần thiết cho sự hình thành Collagen và Elastine. Vậy nên, khi ăn yến sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa và duy trì làn da căng bóng, mềm mịn tươi trẻ.
- Người bị yếu sinh lý: Các chuyên gia nghiên cứu trong yến sào có chứa các loại hormone như testosterone, estradiol,… Trong đó, estradiol là một dạng hoạt động của estrogen, có tác dụng điều trị các triệu chứng như mất ngủ, bốc hỏa, thay đổi tâm sinh lý,… cho phụ nữ tiền mãn kinh. Còn testosterone có vai trò quan trọng đối với nam giới, giúp tăng cường sinh lý, ngăn ngừa các bệnh nam khoa. Vậy nên, món ăn này được khuyến khích bổ sung để cải thiện sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.
- Người suy giảm trí não: Yến sào có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh nhờ khả năng chống oxy hóa. Nhờ đó, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thoái hóa thần kinh như tai biến mạch máu não, Parkinson, Alzheimer,… Đồng thời giúp bảo vệ não, tăng cường tập trung và trí nhớ.
Sai lầm cần tránh khi ăn yến
Ngoài vấn đề ai không nên ăn yến sào, dưới đây chuyên gia cũng chia sẻ về một số sai lầm cần tránh khi tiêu thụ món ăn siêu bổ dưỡng này.
- Ăn yến sào quá thường xuyên: Việc ăn quá nhiều tổ yến sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, gây thừa chất và dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa quá tải, gây ra các triệu chứng như chướng bụng, tức bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa. Tần suất ăn yến sào hợp lý nhất là 2 – 3 lần/tuần và chỉ ăn 3g/lần.
- Ăn tổ yến bất cứ thời điểm nào trong ngày: Nhiều người cho rằng có thể ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng mang đến hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và phát hiện thời điểm ăn yến phù hợp, mang đến tác động tích cực nhất đến cơ thể là buổi sáng hoặc buổi tối. Lưu ý, không nên ăn yến khi bụng đang no vì khả năng hấp thu của cơ thể lúc này rất kém.
- Chưng tổ yến quá lâu: Chưng tổ yến quá lâu sẽ khiến các dưỡng chất suy giảm nghiêm trọng. Hơn thế nữa, yến sẽ bị nhão, ảnh hưởng đến khẩu vị của người dùng. Thời điểm chưng tổ yến được hợp lý nhất là 20 – 30 phút. Với thời lượng này, tổ yến sẽ đạt đủ độ mềm, dai mà vẫn đảm bảo giữ được hàm lượng dưỡng chất vốn có.
- Vận động mạnh sau khi ăn yến sào: Nhiều người có thói quen vận động ngay sau khi ăn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến các chứng bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… mà còn gây toát mồ hôi. Trong trường hợp vừa ăn yến sào xong, mồ hôi toát nhiều không chỉ đào thải độc tố mà còn vô tình đào thải các dưỡng chất vừa nạp vào từ món ăn này.
Trên đây là chi tiết giải đáp cho câu hỏi ai không nên ăn yến sào. Đồng thời, bài viết cũng chia sẻ thông tin về các đối tượng nên ăn yến và những sai lầm cần tránh khi sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này. Rất mong rằng bạn đọc có thể tiêu thụ yến sào đúng cách, đúng đối tượng, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: Ăn Yến Sào Có Béo Không? Sử Dụng Thế Nào Cho Hợp Lý?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!