Tiểu Đường Có Ăn Được Yến Sào Không? Nên Dùng Thế Nào?
Tổ yến là một loại thực phẩm tự nhiên vô cùng thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên những bệnh nhân bị tiểu đường thường có chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt vì vậy không ít người đặt ra câu hỏi liệu bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được yến sào không? Bài viết sau đây DrVitamin sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được yến sào không?
Tổ yến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có chứa tới 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại axit amin tốt cho sức khỏe. Trong đó một số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu phải kể đến như: Protein, Axit aspartic, Insoleucine, Fructose, Threonine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Serine, Alanine…
Vậy người bị mắc bệnh tiểu đường có ăn được yến sào không?
Các chuyên gia cho biết, trong thành phần của tổ yến đều là các chất tự nhiên, không hề chứa glucose. Do đó những người bị bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng tổ yến mà không lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ yến còn giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh, rất thích hợp với những người bị tiểu đường đang ăn kiêng.
Công dụng của tổ yến với người bị bệnh tiểu đường
Dưới đây là những lợi ích của yến sào đối với sức khỏe của người bị tiểu đường:
Giúp ổn định đường huyết
Trong thành phần của tổ yến có chứa 2 loại acid amin đó là leucine và isoleucine. Những chất này có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hoạt chất phenylalanine có trong tổ yến cũng tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể, giúp bổ máu và kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Ngăn chặn hiện tượng kháng insulin của cơ thể
Một nghiên cứu được đăng trên trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ cho thấy, yến sào có tác dụng ngăn ngừa sự đề kháng của insulin, giúp glucose đi vào tế bào dễ hơn, giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Giúp vết thương mau lành
Người bị bệnh tiểu đường rất dễ bị viêm nhiễm và vết thương lâu lành. Trong khi đó yến sào lại có chứa hàm lượng lớn hoạt chất tyrosin, giúp cơ thể nhanh phục hồi môi khi bị tổn thương. Ngoài ra, các acid amin như acid aspartic, proline, valin,… cũng tham gia vào quá trình sửa chữa phục hồi các tổn thương ở tế bào mô và cơ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong thành phần của yến sào có chứa các axit amin như serine, alanine, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, tăng cường sức đề kháng, cải thiện biến chứng nhiễm trùng, viêm loét do bệnh tiểu đường gây ra.
Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh
Người bị bệnh tiểu đường thường phải kiêng khem rất nhiều nhóm thực phẩm. Vì vậy nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Sử dụng yến sào chính là cách giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mà không làm tăng lượng đường huyết của cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách cho người bị tiểu đường
Đối với những người bị tiểu đường, bạn có thể chế biến yến sào theo những cách như sau:
Yến sào chưng hạt sen, táo đỏ
Đây là một món ăn thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Hạt sen và táo đỏ đều có có chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp ổn định lượng đường huyết. Vì vậy bạn có thể chế biến món ăn này theo các bước như sau.
Xem thêm: Bà Bầu Ăn Yến Sào Có Tốt Không? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Chuẩn bị: 4g tổ yến tinh chế, 20g hạt sen, 4-7 quả táo đỏ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tổ yến sau đó ngâm yến.
- Cho yến vào nồi và chưng cách thủy trong vòng 20 phút.
- Cho thêm hạt sen và táo tàu vào.
- Tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa rồi bắc ra.
- Nên ăn ngay khi còn ấm nóng.
- Có thể sử dụng món ăn này mỗi tuần từ 2-3 lần sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Cháo tổ yến
Cháo tổ yến cũng là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện, rất thích hợp với những người bị tiểu đường đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Chuẩn bị: 4g tổ yến, 1/2 bát gạo, 20g thịt băm, rau thơm, gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tổ yến và ngâm yến.
- Cho nguyên liệu vào nồi chưng cách thủy khoảng 15-20 phút.
- Ngâm gạo và sau đó nấu cháo như bình thường.
- Thịt băm xào qua.
- Khi cháo chín bạn cho thêm thịt băm và yến vào đảo đều.
- Nêm nếm gia vị và rau thơm cho vừa miệng là có thể tắt bếp.
Tổ yến hầm gà
Tổ yến hầm gà là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Nó không chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn rất thích hợp cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người già và người mới ốm dậy.
Chuẩn bị: 1 con gà, 1 tổ yến, 1 gói thuốc bắc.
Cách thực hiện:
- Sơ chế con gà thật sạch, sau đó bạn cho vào nồi đun cùng với 1 gói gia vị thuốc Bắc và một chút muối.
- Tổ yến rửa sạch, ngâm nước 2 tiếng, dùng nhíp nhổ bỏ lông và tạp chất.
- Sau khi sơ chế xong bạn mang tổ yến đi chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút.
- Gà hầm chín, múc ra bát, đặt yến chưng lên và thưởng thức.
- Nên ăn ngay khi còn nóng.
- Mỗi tuần có thể ăn khoảng 2 bữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tổ yến và đông trùng hạ thảo
Cả tổ yến và đông trùng hạ thảo đều là những nguyên liệu tự nhiên quý hiếm và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt đông trùng hạ thảo có khả năng kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy của insulin, rất thích hợp với bệnh nhân bị tiểu đường.
Chuẩn bị: 20g tổ yến, 1-2 con đông trùng hạ thảo.
Cách thực hiện:
- Ngâm tổ yến trong nước đến khi mềm thì vớt ra.
- Đông trùng hạ thảo đem rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Chưng tổ yến cách thủy trong vòng 15 phút, sau đó vặn nhỏ lửa lại,
- Cho thêm đông trùng hạ thảo vào và tiếp tục đun thêm 5 phút nữa.
- Sau khi tắt bếp nên ăn ngay khi còn ấm nóng.
- Mỗi tuần ăn từ 1-2 bữa sẽ giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Yến sào chưng kỷ tử, hạt chia
Món ăn này sẽ giúp ức chế hoạt động của Enzyme Aldose Reductase, từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường đối với hệ thần kinh và võng mạc mắt. Ngoài ra, các nguyên liệu như kỷ tử, hạt chia còn giúp loại bỏ gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường.
Bài viết hấp dẫn: Ăn Yến Sào Lúc Nào Tốt Nhất? Cần Lưu Ý Những Gì?
Chuẩn bị: 3g tổ yến khô, 1/2 thìa cà phê hạt chia, 3g kỷ tử, 1 thìa mật ong, gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Sơ chế tổ yến và ngâm khoảng 45 phút – 1 giờ với nước đun sôi để nguội.
- Kỷ tử rửa sạch, gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng..
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào thố chưng, sau đó đổ lượng nước vừa đủ, chú ý không đổ quá nhiều nước sẽ khiến yến nở ra vào tràn ra ngoài.
- Tiến hành chưng cách thủy tầm 15-20 phút, sau đó cho hạt chia và mật ong vào.
- Tiếp tục đun thêm khoảng 5-10 phút nữa và tắt bếp.
- Sử dụng món ăn này ngay khi còn ấm nóng.
Lưu ý trong quá trình sử dụng yến sào cho người bị tiểu đường
Mặc dù yến sào rất tốt cho sức khỏe người bệnh, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể dùng loại thực phẩm này một cách tùy tiện. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng tổ yến bạn cần nắm rõ:
- Người bị tiểu đường nên ăn yến sào không đường hoặc khi chế biến thì không nên cho thêm đường vào.
- Có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như thịt nạc, rau củ, trứng, hạt sen, táo đỏ… để giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Nên dùng yến sào trước khi đi ngủ 1 tiếng để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Điều này sẽ không gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng yến sào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho một ngày mới.
- Khi sơ chế không nên ngâm tổ yến quá lâu để tránh làm mất chất dinh dưỡng, thời gian ngâm chỉ khoảng 45 phút – 60 phút là đủ.
- Nên ăn yến sào đều đặn hàng tuần để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều, mỗi tuần có thể ăn tối đa 3 lần, mỗi lần dùng từ 3-5g yến là đủ.
- Tổ yến khi chế biến xong nên ăn ngay khi còn nóng, tránh để nguội sẽ có vị tanh và không còn thơm ngon.
- Những người bị lạnh bụng nên sử dụng thêm một chút gừng để giúp trung hòa tính hàn của tổ yến.
- Nên mua tổ yến tại những địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ khiến tiền mất tật mang.
- Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về liều lượng để sử dụng sản phẩm được hiệu quả hơn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường có ăn được yến sào không. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích, để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân được tốt hơn.
Bài đọc thêm:
- 12 Tác Dụng Của Yến Sào Với Phụ Nữ Chị Em Nên Biết
- Cách Sử Dụng Yến Sào Hiệu Quả Cho Từng Đối Tượng Cụ Thể
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!