TOP 4 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Gừng An Toàn, Hiệu Quả Cao
Hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra và khiến mọi người ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp. Chính vì vậy có rất nhiều biện pháp giúp hơi thở thơm tho được ra đời. Trong số đó không thể không nhắc đến cách trị hôi miệng bằng gừng. Cách này có thể mang đến bạn hơi thở thơm mát và tiết kiệm chi phí.
Gợi ý 4 cách trị hôi miệng bằng gừng vô cùng hiệu quả
Nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich cho thấy gừng có thể điều trị chứng hôi miệng nhờ thành phần 6-gingerol. Đây là chất thuộc họ các hợp chất giúp thực phẩm vó vị cay. 6-gingerol sẽ kích thích các enzym có trong nước bọt, phá vỡ những chất có mùi hôi và giữ hơi thở thơm tho, dư vị tốt hơn.
Cụ thể hơn, nguyên lý cay nồng của gừng làm enzyme sulfhydryl oxidase 1 trong nước bọt tăng khoảng 16 lần/giây. Enzim này giúp phân hủy hợp chất có chứa lưu huỳnh – một chất độc hại gây hôi miệng.
Vì lý do trên nên cách trị hôi miệng bằng gừng được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể dùng gừng tươi kết hợp cùng các nguyên liệu để giảm mùi hôi khó chịu, lấy lại hơi thở thơm mát.
Dùng nước gừng súc miệng
Cách trị hôi miệng bằng gừng đơn giản và dễ thực hiện nhất đó là dùng pha gừng với nước để súc miệng mỗi ngày. Cách này sẽ giúp khoang miệng tiết ra nhiều axit amin – một chất phân hủy những chất gây hôi miệng trong khoang miệng.
Nguyên liệu
- 1 củ gừng tươi.
- 350ml nước lọc.
Cách thực hiện
- Gừng tươi rửa sạch và cạo vỏ, sau đó thái lát mỏng.
- Cho gừng vào nồi đun cùng 350ml trong 5 – 10 phút.
- Nên đun với lửa nhỏ để không làn tinh dầu cũng như các chất dinh dưỡng có trong gừng bị mất đi.
- Lọc lấy nước gừng sau đó để nguội và dùng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5 phút.
- Kiên trì liên tục trong 3 tuần bạn sẽ thấy tình trạng hơi thở có mùi cải thiện, phòng ngừa được bệnh sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi sưng má, viêm nha chu.
Cách trị hôi miệng bằng gừng kết hợp chanh
Nước chanh tươi có nhiều công dụng đối với sức khỏe răng miệng, trong đó có khả năng chữa chứng hôi miệng. Đồng thời chanh kết hợp gừng cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa được bệnh sâu răng, đau răng,…
Nguyên liệu
- 1 củ gừng.
- 2 muỗng nước cốt chanh.
- Nước ấm.
Cách thực hiện
- Gừng rửa sạch sau đó cạo sạch vỏ bên ngoài, thái lát mỏng.
- Giã nát gừng hoặc cho gừng cùng nước vào máy xay xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp và chỉ lấy phần nước cốt.
- Trộn nước cốt chanh và nước cốt gừng cùng chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp có thể súc miệng.
- Thực hiện súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy để trị chứng hôi miệng từ cổ họng và các bệnh lý khác.
Uống trà gừng
Cách trị hôi miệng bằng gừng tiếp theo đó chính là chết biến gừng thành trà để uống mỗi ngày. Trà gừng không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà còn hỗ trợ giảm mỡ, thu gọn vòng eo.
Nguyên liệu
- 1 củ gừng tươi.
- Nước sôi.
- Trà xanh khô.
Cách thực hiện
- Trà xanh cho vào dụng cụ lọc trà sau đó để vào ấm và đổ nước vào.
- Sau 30 giây hãy bỏ nước đầu tiên, cho tiếp 300ml nước vào ủ trà trong 20 phút.
- Gừng tươi cạo sạch vỏ rồi rửa và thái lát mỏng.
- Cho gừng vào ấm trà đang được hãm.
- Uống trà gừng mỗi ngày, đặc biệt là khi trà còn ấm để đẩy lùi tình trạng hôi miệng.
Lưu ý: Bạn có thể mua gói trà túi lọc có sẵn ở các cửa hàng để tiết kiệm thời gian thực hiện.
Cách trị hôi miệng bằng gừng tươi kết hợp với muối
Muối có công dụng sát khuẩn rất tốt, khi kết hợp cùng gừng tươi sẽ giúp hơi thở thơm tho, ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng.
Nguyên liệu
- 1 củ gừng.
- 1/2 thìa cafe muối.
- Nước lọc.
Cách thực hiện
- Gừng tươi cạo vỏ sau đó rửa sạch và thái lát mỏng.
- Đem gừng giã nát hoặc cho vào máy xay cùng muối và chút nước lọc xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp lấy nước cốt sau đó dùng để súc miệng (nên pha cùng nước ấm).
- Phần bã có thể dùng để nhai.
- Mỗi ngày dùng 2 lần bạn sẽ thấy được hiệu quả, mùi hôi miệng giảm dần.
Một số lưu ý khi chữa trị hôi miệng bằng gừng
Gừng có công dụng tốt trong chữa hôi miệng nhưng không có nghĩa là bạn lạm dụng quá nhiều. Khi chữa trị, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Dùng những củ gừng còn nguyên vẹn, tươi, không bị hỏng vì có thể chứa chất không tốt cho sức khỏe (có thể dùng gừng mọc mầm).
- Không gọt quá sâu vỏ, chỉ nên cạo một lớp mỏng bên ngoài để tránh làm mất đi những dưỡng chất tốt.
- Gừng có tính nóng nên không nên áp dụng quá nhiều, hãy dùng với tần suất vừa phải.
- Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim mạch, người bị đái tháo đường nên hạn chế dùng gừng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Dùng gừng chữa hôi miệng chỉ mang đến tác dụng trong thời gian ngắn, không trị được dứt điểm bệnh nên nếu bị hôi miệng nặng bạn hãy đi khám để được chữa trị.
Trên đây là tổng hợp 4 cách trị hôi miệng bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà cùng một số lưu ý. Hãy sử dụng gừng theo đúng hướng dẫn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu tình trạng hôi miệng kéo dài không thuyên giảm thì cần đi khám để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!