Chỉ Số HDL Cholesterol Có Ý Nghĩa Gì, Tăng Hay Giảm Là Tốt?

Nhiều người chỉ biết tới Cholesterol chứ chưa biết về chỉ số HDL Cholesterol. Vậy chỉ số HDL là gì, có ý nghĩa gì, và nên tìm cách tăng hay giảm chỉ số này để tốt cho sức khỏe? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về chỉ số HDL.

Chỉ số HDL Cholesterol là gì?

HDL-Cholesterol là viết tắt của cụm từ “High Density Lipoprotein Cholesterol”, có nghĩa là Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng cao. Đây là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan, có chức năng rất quan trọng là vận chuyển Cholesterol trong máu. Cholesterol dư thừa trong các vô, mạch máu, cơ quan sẽ được vận chuyển về gan. Sau đó được gan chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể.

HDL Cholesterol là loại Cholesterol tốt
HDL Cholesterol là loại Cholesterol “tốt”, ngược lại LDL Cholesterol là loại Cholesterol “xấu”

Chính vì vậy, HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ Cholesterol trong các mô và máu. Đây cũng là lý do mà nó được gọi là mỡ tốt. Ngược lại với HDL Cholesterol là LDL Cholesterol – loại Cholesterol xấu, mang lại nhiều nỗi lo, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Chỉ số HDL Cholesterol được đo bằng miligam (mg) Cholesterol trên decilit (dL) máu hoặc đo bằng milimol (mol) trên lít (L). Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi của mỗi người mà chỉ số HDL – Cholesterol khỏe mạnh tương ứng như sau:

Đối với nam giới:

  • Chỉ số ở mức tốt: 40mg/dL hoặc cao hơn.
  • Chỉ số ở mức cao: 60mg/dL hoặc cao hơn.
  • Chỉ số ở mức thấp: dưới 40mg/dL.
Có thể xét nghiệm máu để test chỉ số HDL
Có thể xét nghiệm máu để test chỉ số HDL

Đối với nữ giới:

  • Chỉ số ở mức tốt: 50mg/dL hoặc cao hơn.
  • Chỉ số ở mức cao: 60mg/dL hoặc cao hơn.
  • Chỉ số ở mức thấp: dưới 50mg/dL.

Chỉ số HDL tăng cao

Về cơ bản thì chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu là tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch. Lipoprotein tỷ trọng cao sẽ giúp cơ thể loại bỏ Cholesterol xấu, ngăn không cho Cholesterol xấu tích tụ trên niêm mạc động mạch. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đau tim hoặc đột quỵ. Chỉ số HDL tăng có lợi cho sức khỏe, muốn tăng chỉ số này thì bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập lành mạnh.

Về cơ bản thì chỉ số HDL cao tốt hơn chỉ số HDL thấp
Về cơ bản thì chỉ số HDL cao tốt hơn chỉ số HDL thấp

Chỉ số HDL giảm

Chỉ số HDL giảm khiến cơ thể tích tụ Cholesterol xấu (LDL Cholesterol), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Các mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch, gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, sốc tim, suy tim, đột quỵ,…

Dấu hiệu chỉ số HDL Cholesterol giảm thấp

Những người mắc bệnh mạch vành có nồng độ HDL – Cholesterol thấp và/hoặc Triglyceride cao thường có các tình trạng sau đây:

  • Tiền sử nhiều lần bị nhồi máu cơ tim.
  • Có nồng độ acid uric trong máu cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
  • Phân suất tống máu thất trái (EF) thấp khiến khả năng tống máu của tâm thất trái thấp hơn.
Chỉ số HDL thấp có thể gây ra bệnh lý về tim
Chỉ số HDL thấp có thể gây ra bệnh lý về tim

Các bác sĩ sẽ dựa vào nồng độ của các loại mỡ máu để đánh giá tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, còn có thể dựa trên các chỉ số sau đây:

  • Tỷ số Cholesterol toàn phần/HDL Cholesterol: Là chỉ số đánh giá xem cơ thể có được nạp đủ đủ lượng Cholesterol tốt và giảm lượng Cholesterol xấu hay không. Tỷ số lý tưởng nhất là <4. Tỉ số này càng thấp thì mức Cholesterol của bạn càng lành mạnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng tỷ số Cholesterol toàn phần/HDL Cholesterol báo hiệu chính xác nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn so với chỉ số LDL-Cholesterol đơn thuần.
  • Chỉ số Cholesterol không HDL: Chỉ số này được tính bằng cách lấy chỉ số Cholesterol toàn phần trừ đi chỉ số HDL Cholesterol. Lý tưởng nhất là ở mức < 130 mg/dL, giá trị này càng cao sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Chỉ số này cũng được cho là chính xác hơn chỉ số LDL Cholesterol. Nguyên nhân bởi nó bao gồm cả nồng độ lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).

Phải làm gì khi chỉ số HDL Cholesterol giảm

Chỉ số này có thể được cải thiện ngay tại nhà mà không cần phải dùng đến thuốc thì bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Hãy lên kế hoạch cụ thể về một chế độ ăn lành mạnh và luyện tập khoa học để giảm cân, giữ cơ thể khỏe mạnh.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch có thể cải thiện chỉ số HDL. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm lý tưởng nhất là: trái cây, rau củ, hạt dinh dưỡng, cá hồi, cá thu,…
  • Không nên ăn chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật,… Đặc biệt, không nên tiêu thụ quá 300mg Cholesterol/ngày.
  • Hạn chế uống rượu và từ bỏ thói quen hút thuốc lá có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể.
  • Luyện tập thể dục đều đặn và vận động thường xuyên để cải thiện chỉ số HDL Cholesterol trong máu.
Luyện tập điều độ là cách tốt để duy trì chỉ số HDL khỏe mạnh
Luyện tập điều độ là cách tốt để duy trì chỉ số HDL khỏe mạnh

Một số lưu ý quan trọng cho người bệnh

Để xác định được chỉ số HDL chính xác thì bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu phát hiện các dấu hiệu xấu thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết chuẩn nhất. Bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời cần lưu ý một số điều sau:

  • Thực hiện kiểm tra định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện các biện pháp giảm chỉ số HDL an toàn để đảm bảo sức khỏe.
  • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số HDL Cholesterol trong máu và cách xử lý khi chỉ số này giảm thấp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe của minh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Không nên bỏ lỡ: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…
5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

5+ Cách Xử Lý Huyết Áp Tăng Đột Ngột An Toàn, Tránh Biến Chứng

Huyết áp tăng gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực… điều này đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân…
Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình: Mối Quan Hệ Và Cách Phân Biệt

Huyết Áp Cao Và Rối Loạn Tiền Đình Có Mối Quan Hệ Thế Nào?

Huyết áp cao và rối loạn tiền đình là những bệnh mãn tính khá phổ biến và nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau…
Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan, omega 3, vitamin và khoáng chất sẽ góp phần giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và…
20 Loại Trà Giảm Cholesterol Giúp Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

20 Loại Trà Giảm Cholesterol Giúp Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả

Thay vì sử dụng quá nhiều loại thuốc Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể hỗ trợ làm giảm lượng mỡ máu của mình…
Đột Quỵ Khi Chạy Bộ Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

Đột Quỵ Khi Chạy Bộ Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân xảy ra sự cố đột quỵ sau khi chơi thể thao…
Khi Nào Cần Giảm Cholesterol, Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Khi Nào Cần Giảm Cholesterol Và Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Cholesterol là một trong những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, động mạch vành. Vậy trong trường hợp nào…
Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Vì Sao Huyết Áp Cao Dẫn Đến Đột Quỵ? Phòng Tránh Thế Nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) khiến bệnh nhân bại liệt, thậm chí là…
Chia sẻ
Bỏ qua