Tìm Hiểu Các Dạng Phát Ban Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị

Trẻ em bị phát ban do rất nhiều nguyên nhân nhưng đều gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con. Để giúp cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích hỗ trợ quá trình chăm sóc con trẻ khỏe mạnh, bài viết dưới đây DrVitamin sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các dạng phát ban ở trẻ em, đồng thời đưa ra hướng dẫn chăm sóc đúng cách, hiệu quả và an toàn.

Tìm hiểu các dạng phát ban ở trẻ em phổ biến

Dưới đây là thông tin về các dạng phát ban ở trẻ em, cha mẹ nên tham khảo để có thể xác định được tình trạng sức khỏe của con, từ đó có cách xử lý an toàn, hiệu quả.

Phát ban ở trẻ em do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khởi nguồn do virus Dengue, gây ra các triệu chứng phát ban khắp cơ thể người bệnh. Các nốt phát ban có nhiều hình thái như dạng đốm đỏ, mảng đỏ hoặc những chấm li ti.

Lúc đầu ban đỏ sẽ xuất hiện ở 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, vùng bụng, đùi,… Trường hợp nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ bị xuất huyết nội tạng và niêm mạc. Ngoài triệu chứng phát ban, trường hợp nặng người bệnh sẽ bị xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng kèm theo triệu chứng sốt, đau hốc mắt và nhức mỏi cơ,…

Phát ban ở trẻ em do sốt xuất huyết
Phát ban ở trẻ em do sốt xuất huyết

Sởi – dạng phát ban ở trẻ em phổ biến

Phát ban do bệnh sởi đặc trưng bởi các hồng ban, sần gồ trên da, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng 3 – 6mm. Các nốt ban này thường xuất hiện vào ngày thứ 4 sau khi mắc bệnh, khởi phát ở chân tóc, xuống mặt, sau đó lan đến cổ, ngực, thân, chân tay,…

Khi ban mới xuất hiện, người bệnh có kèm theo sốt cao, khi ban lan dần toàn thân thì nhiệt độ cũng giảm dần. Khi những nốt phát ban biến mất sẽ để lại vết thâm gọi là vằn da báo.

Rubella

Rubella còn có tên gọi là sởi Đức. Khác với sởi thông thường, Rubella đặc trưng bởi các nốt hồng ban li ti giống đầu đinh, mịn, mọc dày đặc và hơi gồ lên so với nền da. Bệnh gây sốt không quá 3 ngày nhưng khiến trẻ mọc nhiều hạch tại cổ, sau tai hoặc các vị trí khác trên cơ thể.

Các nốt ban do bệnh Rubella thường mọc nhanh và mất nhanh, thông thường khi ban lan xuống thân người thì nốt ban trên mặt cũng đã mất.

Tay chân miệng

Tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, khởi phát với triệu chứng sốt, chán ăn, đau họng. Ban đầu trên da trẻ xuất hiện phát ban dạng đỏ sưng, sau đó hình thành phỏng nước hình bầu dục, có màu xám, ấn không đau. Mụn nước tập trung tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, xung quanh miệng và niêm mạc miệng.

Mụn nước do bệnh chân tay miệng tập trung tại lòng bàn tay, lòng bàn chân
Mụn nước do bệnh chân tay miệng tập trung tại lòng bàn tay, lòng bàn chân

Dạng phát ban của bệnh Zona

Giai đoạn đầu khi phát ban, trên da trẻ xuất hiện các mảng đỏ, ngứa rát, đau đớn như kim châm, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ.

Phát ban do bệnh Zona có dạng chùm, sưng đỏ và có bọng nước. Các nốt phát ban, mụn nước sẽ mọc dọc theo đường đi của dây thần kinh tại vùng ngực, bụng, mặt, lưng, tay chân, sườn, gây ngứa rát, đau nhức, sưng tấy rất khó chịu. Sau một thời gian, dịch trong bọng nước hình thành mủ và chuyển đục, khi vỡ ra, phát ban sẽ lan sang vùng da bị dịch chảy đến.

Thủy đậu gây phát ban ở trẻ em

Triệu chứng đặc trưng của thủy đậu là các nốt phát ban đỏ, tròn, có bọng nước, mọc trên nền da hồng. Sau một thời gian, dịch bên trong nốt ban này sẽ đục và xẹp dần, lõm giữa rồi khô dần và đóng vảy.

Nốt ban do thủy đậu thường mọc ở mặt, sau đó lan dần xuống thân mình và chân tay, nhưng không có ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Đặc biệt, các nốt ban này sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm sẽ để lại sẹo thâm trên da.

Viêm da tiếp xúc

Đây là dạng kích ứng thường gặp khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên như: Nhựa thực vật, côn trùng, lông động vật, sản phẩm hóa chất, ánh nắng cường độ mạnh,… Trẻ bị viêm da tiếp xúc đa số không bị sốt mà sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Da nổi ban đỏ hoặc hồng, kích thước các nốt phát ban khác nhau, có thể tập trung tại 1 vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể.
  • Kèm theo triệu chứng mụn nước, phồng rộp, ngứa ngáy, bong tróc da, sưng đỏ và đau nhức.
Phát ban do viêm da tiếp xúc
Phát ban do viêm da tiếp xúc

Viêm da cơ địa

Nếu trẻ phát ban nhưng không bị sốt thì nguy cơ cao là mắc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý này thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc trưng bởi các nốt phát ban màu hồng hoặc đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian, vùng da bị nổi phát ban sẽ xuất hiện vết mụn nước nhỏ, dễ vỡ gây chảy dịch vàng, cuối cùng đóng thành vảy tiết và bong tróc.

Bên cạnh triệu chứng phát ban, khi trẻ bị viêm da cơ địa có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như hen suyễn, viêm da dị ứng.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch tại lớp trung bì khi bị kích thích bởi các yếu tố như dị ứng, tắm nước nóng, thay đổi thời tiết,… Triệu chứng trẻ gặp phải là xuất hiện sần ngứa, phát ban, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp kèm nóng rát, sưng tấy.

Tuy nhiên, nổi mề đay mẩn ngứa là một trong các dạng phát ban ở trẻ em lành tính, ít gây biến chứng nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Hăm tã

Một trong những nguyên nhân dẫn đến phát ban ở trẻ nhỏ là hăm tã, hay còn gọi là viêm da tã lót. Tình trạng này xảy ra do sử dụng tã quá chật, không đảm bảo vệ sinh khiến mồ hôi, chất thải tích tụ bên trong hoặc sử dụng các loại tã chất liệu thô, kém mềm mại và thấm hút không tốt.

Trẻ nhỏ bị hăm tã sẽ có những triệu chứng như phát ban ở bẹn, mông, đùi hoặc các vùng da tiếp xúc với tã lót. Nếu tình trạng hăm tã nặng có thể gây nổi sần, mụn nước trên bề mặt da đỏ. Đồng thời, hăm tã cũng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, đau rát.

Thông thường trẻ bị hăm tã sẽ không sốt. Nhưng những trường hợp diễn tiến đến giai đoạn nhiễm trùng, trẻ sẽ sốt cao, ớn lạnh, quấy khóc, lười ăn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến phát ban ở trẻ nhỏ là hăm tã
Một trong những nguyên nhân dẫn đến phát ban ở trẻ nhỏ là hăm tã

Chàm sữa

Một trong các dạng phát ban ở trẻ em rất phổ biến là chàm sữa. Bệnh gây ra triệu chứng như phát ban màu hồng, kèm theo những mụn nước li ti. Các mụn nước này sau 1 thời gian sẽ vỡ ra và chảy dịch, cuối cùng đóng vảy rồi bong tróc.

Bệnh chàm sữa không gây sốt, nhưng các triệu chứng của phát ban, mẩn ngứa trên da sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Đặc biệt, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm da.

Chẩn đoán các dạng phát ban ở trẻ em

Phát ban khởi phát do những nguyên nhân khác nhau, với mỗi trường hợp sẽ có hướng điều trị riêng. Do đó, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh rất quan trọng và cần thực hiện kỹ càng theo các bước sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ kiểm tra đặc điểm nốt phát ban trên da như hình dạng, kích thước, sự phân bố, số lượng và các dấu hiệu đi kèm để định hướng nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời, bác sĩ cũng trao đổi cùng bố mẹ về tiền sử tiếp xúc của bé, tiền sử dùng thuốc hoặc tiền sử bệnh lý để có chẩn đoán chính xác hơn.

Thăm khám cận lâm sàng

Dựa vào những chẩn đoán sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ tiếp tục chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh.

  • Test áp bì (patch test): Phương pháp này được chỉ định khi nghi ngờ viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc nhưng không xác định được căn nguyên. Lúc này, bác sĩ sẽ cho bé test áp bì bằng cách nhỏ chất dị ứng lên miếng dán, sau đó áp vào da để đánh giá khả năng dị ứng với các tác nhân.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định nguyên nhân phát ban có phải do virus hoặc vi khuẩn hay không. Bên cạnh đó cũng giúp đánh giá biến chứng của phát ban qua tình trạng thiếu máu, viêm hoặc rối loạn điện giải.
  • Sinh thiết: Khi không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết da nhằm thấy rõ cấu tạo của vùng da bị bệnh, thông qua đó gợi ý một số nguyên nhân và loại trừ với cấu trúc ung thư da.

Hướng dẫn chăm sóc tại khi mắc các dạng phát ban ở trẻ em

Chuyên gia Da liễu cho biết đa số các dạng phát ban ở trẻ em đều lành tính, không gây hại và có thể cải thiện thông qua biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

Loại bỏ yếu tố gây phát ban

Điều đầu tiên cha mẹ chú ý là cách ly trẻ với các yếu tố có nguy cơ gây hại từ ngoài môi trường, thực phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc làm sạch.

  • Yếu tố dị nguyên ngoài môi trường: Không cho con tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, khói thuốc, lông chó mèo,… Đặc biệt, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi trên da trẻ bằng cách tắm rửa cho con hằng ngày. Nhưng mẹ chú ý mức nhiệt nước tắm và thời gian tắm không quá 10 phút.
  • Thực phẩm: Hạn chế để trẻ ăn các thực phẩm có khả năng gây phát ban dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, nấm, trứng gà, sữa,…. Tốt nhất nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm để xác định những thực phẩm gây dị ứng. Nếu mẹ đang cho con bú sữa cũng cần chú ý thực đơn của bản thân, tránh những thực phẩm dễ gây phát ban dị ứng này.
  • Lựa chọn sản phẩm làm sạch: Kiểm tra các sản phẩm vệ sinh cơ thể như xà bông, sữa tắm, dầu gội,… để đảm bảo các sản phẩm không chứa chất bảo quản, hương liệu hay độ pH quá cao. Cha mẹ ưu tiên lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Trang phục hằng ngày: Tránh để trẻ mặc các bộ đồ bó sát, nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu trẻ đang mặc tã thì mẹ nên chọn sản phẩm chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt và có kích cỡ tương tự chiều cao cân nặng của trẻ.
  • Nhiệt độ môi trường: Nếu trẻ bị phát ban do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức ổn định, hạn chế cho trẻ di chuyển ngoài trời. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo không gian phòng thông thoáng, sạch sẽ.
Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi trên da trẻ bằng cách tắm rửa cho con hằng ngày
Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi trên da trẻ bằng cách tắm rửa cho con hằng ngày

Biện pháp giảm triệu chứng ngứa phát ban

Để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban mẩn đỏ trên da, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chuyên gia hướng dẫn dưới đây:

  • Chườm mát

Phương pháp chườm mát được đánh giá an toàn và mang lại hiệu quả cải thiện phát ban rất tốt. Nhiệt độ mát từ khăn chườm sẽ làm dịu vùng da bị kích ứng, tổn thương, giúp giảm ngứa và sưng tấy cho bé trong thời gian ngắn.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khăn sạch, nhúng vào nước mát, sau đó vắt bớt nước và chườm trực tiếp lên vùng da đang bị phát ban của trẻ. Mẹ cần lưu ý không dùng đá lạnh chườm cho trẻ vì rất dễ gây hạ thân nhiệt đột ngột hoặc bỏng lạnh.

  • Dùng tinh dầu bạc hà

Thành phần tinh dầu bạc hà chứa menthol cùng nhiều chất kháng khuẩn, trị viêm, làm mát. Nhờ đó triệu chứng các dạng phát ban ở trẻ em như ngứa ngáy, nóng rát, mẩn đỏ được cải thiện rõ rệt. Đồng thời phương pháp này cũng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm da.

Cách thực hiện: Làm sạch vùng da bị phát ban trên cơ thể trẻ, dùng khăn bông thấm khô sau đó thoa tinh dầu bạc hà lên. Mỗi ngày bôi 2 lần đến khi triệu chứng ngứa đỏ thuyên giảm.

  • Tắm nước lá trà xanh

Phân tích cho thấy trong thành phần của lá trà xanh chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa cùng vitamin B giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ ngứa ngáy và thúc đẩy da phục hồi. Đặc biệt, lá trà xanh rất lành tính, nên cha mẹ hoàn toàn an tâm khi cho bé sử dụng.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh tươi, cho vào nồi đun với 2 lít nước và dùng để tắm cho bé. Để tăng hiệu quả sát trùng giảm ngứa, mẹ có thể thêm 1 thìa muối hạt vào nước chè.

Tắm nước lá trà xanh giảm mẩn đỏ ngứa ngáy và thúc đẩy da phục hồi
Tắm nước lá trà xanh giảm mẩn đỏ ngứa ngáy và thúc đẩy da phục hồi
  • Sử dụng gel nha đam

Nha đam có tác dụng dưỡng da, giảm ngứa, thúc đẩy phục hồi và tái tạo làn da đang bị tổn thương. Vậy nên, nếu bé đang bị phát ban, mẹ có thể áp dụng phương pháp này đều đặn hằng ngày để cải thiện hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ vỏ xanh rồi thoa trực tiếp gel trắng lên vùng da đang bị phát ban. Mẹ dùng tay nhẹ nhàng massage để tinh chất trong gel nha đam thấm sâu vào hạ bì để phát huy tác dụng tốt.

Sử dụng thuốc tại nhà

Trong những trường hợp trẻ bị phát ban nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để mẹ cho bé sử dụng tại nhà. Các loại thuốc được kê có thể dạng bôi hoặc dạng uống như:

  • Thuốc giảm ngứa.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc corticoid.

Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào cũng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con. Trong trường hợp trẻ xuất hiện tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc, cha mẹ nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm.

Cách phòng ngừa phát ban ở trẻ em

Để phòng ngừa các dạng phát ban ở trẻ em, chuyên gia đưa ra những biện pháp hiệu quả như sau:

  • Cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch được khuyến nghị để đảm bảo phòng tránh các bệnh như sởi, thủy đậu, rubella,…
  • Mẹ cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé mỗi ngày, làm sạch môi trường xung quanh và các đồ chơi của bé thường xuyên.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa để tăng cường đề kháng cho con.
  • Nên cho bé tập thể dụng, tham gia các hoạt động thể chất hằng ngày để củng cố hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức khỏe thể chất để chống lại tác nhân gây phát ban.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bị phát ban, bởi lúc này đề kháng của trẻ còn yếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng và thậm chí lây nhiễm.
  • Nếu con có dấu hiệu phát ban hay bất cứ triệu chứng bất thường nào, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để tiến hành thăm khám.

Trên đây là thông tin chi tiết về các dạng phát ban ở trẻ em và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà, giúp cải thiện triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy hiệu quả. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp phát ban cụ thể sẽ có cách điều trị riêng. Do đó, cha mẹ nên đưa con thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hình Ảnh Nổi Phát Ban Chi Tiết Giúp Cha Mẹ Nhận Biết Chính Xác

Hình Ảnh Nổi Phát Ban Chi Tiết Giúp Cha Mẹ Nhận Biết Chính Xác

Phát ban ở trẻ nhỏ xuất phát do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, điều này khiến quá trình áp dụng phương pháp điều…
Phát Ban Sau Sốt Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Phát Ban Sau Sốt Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Nổi phát ban sau sốt là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là sau khi bị sốt do…
Trẻ Phát Ban Đỏ Sau 3 Ngày Sốt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Trẻ Phát Ban Đỏ Sau 3 Ngày Sốt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Tình trạng trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt khiến cha mẹ lo lắng và lúng túng trong chăm sóc, điều trị tại nhà.…
Phát Ban Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và Điều Trị

Phát Ban Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và Điều Trị

Sốt phát ban là một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và thường…
Trẻ Phát Ban Sau Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc Nhanh Khỏi

Trẻ Phát Ban Sau Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc Nhanh Khỏi

Tình trạng phát ban sau sốt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 - 36 tháng.…
Phát Ban Ở Trẻ Nhỏ Không Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc

Phát Ban Ở Trẻ Nhỏ Không Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc

Tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt thường là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu, nếu không sớm điều trị…
Nóng Phát Ban Ở Trẻ Em Là Gì?? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nóng Phát Ban Ở Trẻ Em Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nóng phát ban là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ nhẹ đến…
Chia sẻ
Bỏ qua