Trẻ Phát Ban Sau Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc Nhanh Khỏi
Tình trạng phát ban sau sốt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Tuy được đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu điều trị và chăm sóc sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Do đó, dưới đây chuyên gia Da liễu tại DrVitamin sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến tình trạng này, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc giúp trẻ nhanh khỏi.
Giải đáp phát ban sau sốt là gì?
Phát ban sau sốt là tình trạng trên cơ thể trẻ xuất hiện những thay đổi về kết cấu da, màu da sau khi sốt (sốt nhẹ từ 37.5 – 38 độ C, sốt cao khoảng 39.4 độ C). Đặc trưng với các nốt sần đỏ mấp mô, có thể bong vảy, ngứa ngáy và rất dễ bị kích thích.
Chuyên gia Da liễu cho biết, mỗi trẻ nhỏ đều bị phát ban sau sốt một lần trong đời, thậm chí nhiều lần tùy tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp này đều lành tính, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp điều trị sai cách sẽ gây nhiễm trùng và hình thành tổn thương lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.
5 nguyên nhân dẫn đến trẻ bị phát ban sau sốt phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ. Nhưng chuyên gia đã sàng lọc và thống kê ra 5 nguyên nhân phổ biến nhất dưới đây:
Trẻ bị phát ban sau sốt do nóng trong
Tình trạng sốt kéo dài khiến cơ thể trẻ nóng trong (còn gọi là phát ban nhiệt), vã nhiều mồ hôi. da bị ẩm quá mức nhưng không được lau kịp thời khiến lỗ chân lông bị tắt, hình thành các nốt mẩn đỏ, phát ban ngứa ngáy. Phát ban nhiệt thường xuất hiện ở các vị trí có nếp gấp hoặc những khu vực ra nhiều mồ hôi như cổ, gáy, bẹn, nách, bụng,… Khi trẻ hạ sốt,
Bệnh tay chân miệng gây phát ban
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dưới 5. Đây là bệnh lý rất dễ lây lan, nhất là thời điểm chuyển mùa.
Biểu hiện đặc trưng bệnh chân tay miệng ở trẻ bao gồm:
- Phát ban trên da dạng phỏng nước, tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông,…
- Xuất hiện viêm loét tại miệng, nhiều nhất ở hầu họng, má, môi,… các vết loét có kích thước từ 2 – 3mm.
Nguy hiểm hơn, các nốt phát ban do chân tay miệng có thể lan xuống các bộ phận khác của cơ thể như bộ phận sinh dục. Bệnh dễ tái phát nhiều lần, tiềm ẩn biến chứng về não bộ. biến chứng bệnh tim mạch hoặc hô hấp.
Phát ban sau sốt do bệnh sởi
Phát ban sau sốt cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh sởi. Ban sởi có đặc điểm dạng sẩn, gồ lên mặt da, thường khởi phát ở sau tai rồi lan dần xuống mặt, ngực, bụng và toàn thân. Sau khi khỏi, phát ban cũng sẽ biến mất theo tứ tự xuất hiện ban đầu, để lại các vết thâm đặc trưng được gọi là vằn da hổ.
Bên cạnh triệu chứng phát ban, người bệnh có thể kèm theo đỏ mắt, ho, chảy nước mũi,… Bệnh tiềm ẩn biến chứng như viêm não, viêm phổi,…
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường có các triệu chứng như:
- Trẻ sốt cao trên 37 độ C.
- Xuất hiện phát ban, mẩn đỏ sau khi hạ sốt. Các nốt mẩn này thường bắt đầu ở hai má, cổ, nách, háng rồi lan sang khắp cơ thể.
- Viêm họng, đau họng, đỏ họng.
- Lưỡi sưng đỏ, xuất hiện lớp phủ màu trắng.
- Bị đỏ tại các nếp nhăn da dưới cánh tay, trong khuỷu tay, nếp gấp tại cẳng chân.
- Trẻ có cảm giác đau nhức cơ thể, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Bệnh ban đào
Bệnh ban đào thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do nhiễm virus thông qua tiếp xúc nước bọt của người mắc bệnh. Tình trạng phát ban sẽ khởi phát sau khi trẻ sốt cao từ 38.8 – 40.5 độ C. Thông thường, trẻ vẫn hoạt động vui chơi thoải mái do chỉ bị phát ban mà không xuất hiện thêm bất cứ triệu chứng nào. Các nốt ban này màu đỏ hồng, có kích thước khoảng 5mm, đôi lúc hơi sưng, không bị đau ngứa, xuất hiện chủ yếu tại thân người, bụng rồi lan lên cổ, tay, mặt và nhạt dần sau 1 – 2 ngày.
Nhưng một số trường hợp sẽ kèm theo tình trạng như: Ho, chảy nước mũi, sưng hạch bạch huyết, buồn ngủ, chảy nước mũi, tiêu chảy, viêm kết mạc mắt, sưng mắt, ăn không ngon, ăn kém.
Bé bị phát ban sau sốt nguy hiểm không?
Chuyên gia Da liễu đánh giá phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ không nguy hiểm. Thông thường, tình trạng này do virus lành tính gây ra và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng phương pháp.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan trong chăm sóc sức khỏe hằng ngày của con. Bởi thực hiện sai cách hoặc chậm trễ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như:
- Chậm nói: Trẻ có thể gặp các vấn đề về ngôn ngữ, chậm nói, tiềm ẩn nguy cơ bị mất thính lực hoặc tự kỷ.
- Chậm mọc răng: Phát ban sau sốt không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng về hệ xương khớp, khiến răng mọc chậm, mọc lệch vĩnh viễn.
- Kém phát triển: Trẻ nhỏ gặp các vấn đề kém phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương chậm lớn.
- Chậm vận động: Một số trường hợp trẻ bị rối loạn thần kinh, khiến các kỹ năng vận động chậm phát triển như chậm biết đi, chậm biết bò, chậm đứng.
- Mắc bệnh đường hô hấp: Phát ban sau sốt trở nặng có thể gây biến chứng về đường hô hấp, khiến trẻ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.
Trẻ phát ban sau sốt bao lâu thì khỏi hẳn? Cần gặp bác sĩ khi nào?
Tình trạng phát ban sau sốt có thể khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Nhưng trẻ có thể bị tái phát tùy vào thể trạng sức khỏe và cách chăm sóc của phụ huynh.
Trong trường hợp phát ban kéo dài trên 7 ngày và kèm các triệu chứng dưới đây, chuyên gia sức khỏe khuyến nghị phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán.
- Sốt cao với mức nhiệt trên 39.5 độ C.
- Các nốt phát ban không thuyên giảm mà có dấu hiệu lan rộng hơn.
- Trẻ quấy khóc, chán ăn.
- Bị buồn nôn, nôn mửa, ho hắng.
Khi đến bệnh viện, trẻ được bác sĩ tiến hành phương pháp xét nghiệm phù hợp. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng cho trẻ phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Trẻ sốt xong bị phát ban phải làm sao? Hướng dẫn chăm sóc đúng cách
Trẻ bị phát ban cần chăm sóc đúng cách để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy nên, phụ huynh cần trang bị thêm những kiến thực về phương pháp chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt dưới đây.
Lau mát cơ thể bằng nước ấm
Để giúp giảm cảm giác ngứa do phát ban, đồng thời giúp cơ thể trẻ hạ bớt nhiệt, tạo cảm giác dễ chịu hơn, mẹ nên áp dụng phương pháp lau mát bằng nước ấm. Cách này cũng giúp hạn chế mồ hôi và bụi bẩn tích tụ gây ra cảm giác ngứa khó chịu.
Để thực hiện đúng cách, chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, khuyến cáo nên tắm cho trẻ với nước ấm nhiệt độ từ 36 – 37 độ C, mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo chuẩn xác nhất.
- Bước 2: Dùng khăn bông sạch nhúng vào chậu nước ấm đã pha, sau đó vắt ráo. Đầu tiên lau trán, mắt, sau đó lau bụng và toàn bộ các khu vực khác trên cơ thể. Mẹ tập trung lau vị trí có mạch máu lớn đi qua như 2 bên bẹn, 2 bên nách để hiệu quả đạt được tốt hơn.
- Bước 3: Dùng một chiếc khăn bông khô sạch để lau lại toàn bộ cơ thể, sau đó mặc quần áo cho con.
Một số lưu ý quan trọng khi lau mát cơ thể cho trẻ như:
- Nên kiểm tra thân nhiệt của con khoảng 15 phút/lần.
- Đảm bảo nhiệt độ nước ấm, lau người cho con trong phòng kín gió.
- Thời gian tắm, lau người chỉ từ 5 – 7 phút, không thực hiện lâu hơn vì sẽ khiến trẻ hạ thân nhiệt.
- Đối với những trẻ nhỏ bị phát ban sau sốt, nên vệ sinh thân thể trẻ vào 2 thời điểm là buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ hoặc buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ, nhằm hạn chế nguy cơ cảm lạnh.
- Ngoài ra, có thể kết hợp nấu nước lau người từ các thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn, giảm ngứa như: Lá trà xanh, lá kinh giới, lá diệp hạ châu, lá mướp đắng, lá tía tô,… nhưng những trẻ đang có vết thương hở trên da không nên áp dụng phương pháp dùng lá tắm này.
Bổ sung nước, điện giải
Sau khi sốt, trẻ thường bị mất nước, mất điện giải do thân nhiệt tăng cao kéo dài. Lúc này, mẹ cần bổ sung bù đắp những thiếu hụt này để con nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Trẻ dưới 6 tháng: Chuyên gia khuyến nghị mẹ nên bổ sung cho trẻ nước và điện giải bằng cách tăng số cữ bú, đồng thời tăng số lượng mỗi lần cho con bú.
- Trẻ trên 6 tháng: Mẹ bổ sung các hoạt chất cần thiết cho con thông qua nước lọc và các loại nước ép trái cây như bưởi, cam cùng các loại nước chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng đề kháng. Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường điện giải cho bé bằng Oresol nhưng cần tuân thủ hướng dẫn về liều lượng được dược sĩ hướng dẫn.
Dùng thuốc bôi phát ban
Trường hợp phát ban lan rộng, áp dụng các phương pháp khác không giảm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn sức khỏe, cha mẹ cần lưu ý liều lượng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và cân nặng của trẻ. Do đó cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tặng giảm lượng thuốc. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho con.
Nguyên tắc chăm sóc bé phát ban sau khi sốt
Một số thói quen trong sinh hoạt có thể khiến tình trạng phát ban sau sốt diễn tiến nghiêm trọng, lâu khỏi và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ chú ý dưới đây là những nguyên tắc chăm sóc bé phát ban sau khi sốt.
Không gãi lên vùng da phát ban
Phát ban sau sốt có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, dẫn đến hành động đưa tay lên gãi. Điều này khiến vùng da bị phát ban bị xây xát, tổn thương. Thông qua các vết thương hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng, không chỉ khiến bệnh lâu khỏi mà còn hình thành sẹo thâm kém thẩm mỹ.
Vậy nên, cha mẹ chú ý không để con gãi lên vùng da đang bị phát ban. Có một số cách giúp hạn chế tình trạng này như: Đeo bao tay cho con, cắt ngắn móng tay,…
Không mặc đồ bó sát
Chuyên gia cho biết, mặc những bộ đồ bó sát cơ thể sẽ khiến da bị bí bách, tăng nhiệt độ khiến triệu chứng phát ban nghiêm trọng hơn. Ngoài tránh các bộ đồ bó sát, cha mẹ cũng không chọn đồ vải thô cứng bởi chất vải này khi cọ xát vào các vết phát ban trên da sẽ làm tăng ngứa ngáy khó chịu.
Mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi để không gây bít tắc lỗ chân lông, cải thiện nhanh tình trạng phát ban sau sốt ở trẻ.
Hạn chế đưa trẻ tới nơi khói bụi hoặc đông người
Trẻ đang bị phát ban sau khi sốt cần hạn chế tối đa đến những nơi đông người hoặc những nơi có nhiều khói bụi. Bởi đề kháng của con rất yếu, khi đến những nơi này rất dễ nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, virus từ người khác. Bên cạnh đó, ngoài đường cũng nhiều khói bụi, tồn tại nhiều loại dị nguyên gây mẩn ngứa phát ban như phấn hoa, lông các loài động vật,….
Trong trường hợp trẻ cần bắt buộc phải ra ngoài, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp che chắn kỹ càng cho con như đội mũ, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài.
Tránh nơi chật chội
Những nơi chật chội, tù túng, ẩm ướt, có lượng lớn vi khuẩn, chúng cũng dễ dàng sinh sôi, phát triển và tấn công trẻ nhỏ trong điều kiện này. Điều này sẽ khiến tình trạng phát ban mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, cha mẹ cần vệ sinh môi trường xung quanh con sạch sẽ, đảm bảo phòng rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo và đủ ánh sáng.
Chế độ dinh dưỡng kiểm soát chặt chẽ
Để trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng và thúc đẩy nâng cao hệ miễn dịch, phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng của con. Cụ thể, dưới đây là những thực phẩm nên và không nên bổ sung.
Nên bổ sung:
- Ưu tiên lựa chọn các món ăn dạng lỏng và giàu sinh dưỡng như súp, cháo để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Mẹ cần tăng cường kết hợp các loại trái cây, rau củ vào thực đơn hằng ngày bằng cách làm nước ép hoặc sinh tố để tăng cường đề kháng cho con.
- Giai đoạn này nhiều trẻ biếng ăn, chán ăn, mẹ có thể kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ bằng cách trang trí các món ăn nhiều màu sắc từ các loại trái cây, rau củ.
Cần kiêng khem:
- Tránh để con ăn thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ làm tăng nhiệt cơ thể, khiến tình trạng phát ban lâu khỏi.
- Không ăn trứng và các món từ trứng vì hàm lượng đạm rất cao, điều này gây khó tiêu, khiến cơ thể sản sinh nhiều năng lượng cũng dẫn tới nóng trong làm vết phát ban lan rộng.
- Nước lạnh: Thời điểm bị phát ban sau sốt nếu uống nước lạnh sẽ dễ gây sốc nhiệt, đau họng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của trẻ.
- Nước có gas: Các loại nước có gas chứa nhiều đường hóa học, khiến kích thích triệu chứng mẩn ngứa trong cơ thể nghiêm trọng hơn.
Đưa con thăm khám theo lịch được bác sĩ chỉ định
Cha mẹ cần chú ý, dù tình trạng phát ban sau sốt của trẻ khỏi hẳn hay không, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám theo đúng lịch bác sĩ đã chỉ định trước đó. Bởi chỉ qua những phương pháp thăm khám chuyên sâu mới xác định chính xác nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ phát hiện những nguy cơ khiến phát ban tái phát, từ đó hướng dẫn cha mẹ chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu rõ về tình trạng phát ban sau sốt, đồng thời nắm được cách chăm sóc giúp trẻ nhanh phục hồi và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nhưng cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con, khi có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa con tới phòng khám, bệnh viện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!