Phát Ban Ở Trẻ Nhỏ Không Sốt Do Đâu? Hướng Dẫn Chăm Sóc
Tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt thường là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu, nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của con. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu và trang bị những kiến thức chuẩn xác liên quan đến tình trạng này. Dưới đây, chuyên gia DrVitamin sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân gây phát ban không ngứa ở trẻ nhỏ, đồng thời hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, chữa trị tại nhà an toàn cho con.
Tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt là gì?
Phát ban ở trẻ nhỏ không sốt là tình trạng da bé bị kích ứng nổi mẩn đỏ, sần cục, có thể bị ngứa ngáy thậm chí khô da, bong tróc da. Đặc biệt, bệnh sẽ không đi kèm với triệu chứng sốt. Nguyên nhân chính gây tình trạng này thường là vi khuẩn, virus hoặc đến từ các tác nhân ngoài môi trường sống thường ngày.
5 nguyên nhân dẫn gây phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt, cụ thể dưới đây chuyên gia thống kê chi tiết về 8 nguyên nhân phổ biến nhất.
Hăm tã khiến trẻ phát ban nhưng không sốt
Một nguyên nhân phổ biến gây phát ban nhưng không sốt ở trẻ nhỏ là hăm tã. Tình trạng này khiến vùng da mặc tã bị tấy đỏ, phát ban, ngứa ngáy kèm mùi hôi khó chịu khiến trẻ khó ngủ, bỏ ăn, quấy khóc.
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ như:
- Trẻ mặc tã bị quá chật.
- Dị ứng với chất liệu của tã.
- Cho trẻ mặc tã khi da còn ẩm ướt, chưa được lau khô kỹ.
- Không thay tã thường xuyên khiến bụi bẩn, mồ hôi, nước tiểu,… tích tụ gây hăm.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng là nguyên nhân phổ biến gây phát ban ở trẻ nhỏ không sốt. Tình trạng này khiến trẻ bị mẩn đỏ khắp người, sưng phù nhẹ trên da, khô ngứa da rất khó chịu. Tùy chất kích thích sẽ khiến trẻ khởi phát triệu chứng sau 24 – 36 tiếng.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ là do các chất kích ứng dưới đây:
- Do tiếp xúc phấn hoa, khói thuốc, mạt bụi, lông động vật.
- Sử dụng các loại sữa tắm có thành phần chất tẩy rửa cao hoặc kem dưỡng có thành phần hương liệu dễ gây kích thích dị ứng.
- Ở trong điều trị môi trường độ ẩm thấp, khô lạnh hoặc nóng lạnh thất thường.
- Tác hại từ tia UV gây ảnh hưởng đến làn da bé.
- Chất liệu quần áo trẻ mặc thô cứng hoặc chất liệu vải len khiến trẻ bị kích ứng viêm da.
- Quần áo bé mặc hoặc các đồ dùng như chăn, gối,… giặt bằng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh.
Dị ứng thực phẩm gây phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Trường hợp dị ứng thực phẩm cũng sẽ khiến trẻ bị ngứa, phát ban, thậm chí xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khác như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, sưng lưỡi, khó thở, nghẹn cổ họng, sưng mắt,…. Với tình trạng này, mẹ cần đưa trẻ nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để cấp cứu, thực hiện biện pháp điều trị kịp thời.
Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng ở trẻ nhỏ mẹ cần lưu ý như:
- Trứng và món chế biến từ trứng.
- Sữa, đặc biệt sữa bò và những chế phẩm từ nguyên liệu này.
- Đậu phộng, đậu nành, quả óc chó, lúa mì.
- Một số hải sản như cua, sò, tôm,…
Chàm sữa gây phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Đây là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 5 – 11 tháng tuổi. Bệnh không gây sốt như triệu chứng thường gặp là nổi sẩn trên da, phát ban ngứa ngáy, mụn nước li ti chảy dịch, đóng vảy, nứt đau,…
Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa bao gồm:
- Hệ miễn dịch kém: Trẻ có hệ miễn dịch yếu kém, chưa hoàn thiện dễ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài gây bệnh ngoài da.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có ba mẹ, anh chị hoặc người thân bị viêm da cơ địa, trẻ nhỏ sinh ra có nguy cơ cao bị chàm sữa.
- Các yếu tố bên ngoài: Một số yếu tố khác khiến trẻ bị chàm sữa như tiếp xúc hóa chất tẩy rửa mạnh, do thời tiết hanh khô, tắm nước nóng nhiều, ăn phải các thực phẩm gây kích phát viêm da cơ địa,…
Phát ban sau sốt
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là bệnh nhiễm trùng cấp, do nhiễm virus rubella, adenovirus, enterovirus, echovirus,…. Đặc điểm của bệnh lý này là sau khi sốt cao, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ khắp cơ thể. Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện tại mặt, sao đó lan xuống ngực, bụng rồi lan ra toàn thân. Thông thường sau 3 – 5 ngày nốt mẩn đỏ sẽ thuyên giảm mà không cần áp dụng phương pháp điều trị y tế.
Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?
Chuyên gia DrVitamin cho biết, tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, sức khỏe yếu, ngoài phát ban còn kèm theo một số triệu chứng dưới đây cần đến bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Phát ban kéo dài trên 7 ngày, triệu chứng mẩn đỏ ngày càng lan rộng nghiêm trọng hơn.
- Trên da xuất hiện lở loét, mụn mủ, viêm da nặng.
- Kèm theo các triệu chứng như hen suyễn, khó thở, sưng môi lưỡi,…
- Phát ban da gây ngứa, khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc, bỏ ăn.
Bên cạnh đó, hầu hết trường hợp đều bắt nguồn từ các bệnh lý về da. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm gây các biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con, cha mẹ nên đưa con thăm khám sớm, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Hướng dẫn chăm sóc, điều trị phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Chuyên gia cho biết, tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt có thể thực hiện các biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà dưới đây để bệnh cải thiện tốt nhất.
Không để trẻ gãi ngứa
Phát ban có thể kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ muốn cào gãi, cọ xát. Động tác này sẽ khiến tình trạng phát ban lan rộng, thậm chí khiến da trầy xước, tổn thương, khi bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc sẽ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.
Do đó, mẹ cần cắt ngắn móng tay hoặc cho bé đeo bao tay để tránh tình trạng này.
Chườm khăn mát
Phương pháp chườm khăn mát áp dụng trong trường hợp con bị phát ban, châm chích, nóng rát khó chịu. Lúc này mẹ nhúng nước khăn mỏng vào chậu nước mát, vắt kiệt nước rồi đắp lên các vùng da phát ban của trẻ trong 10 – 15 phút.
Nên áp dụng phương pháp này từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện phát ban và các triệu chứng khó chịu khác trên da con.
Vệ sinh da cải thiện phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Nhiều phụ huynh cho rằng nên kiêng tắm khi trẻ bị phát ban. Tuy nhiên chuyên gia cho biết quan niệm này hoàn toàn sai và có thể khiến tình trạng phát ban nghiêm trọng hơn. Bởi vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da trẻ lâu ngày khởi phát triệu chứng này.
Vì vậy, bé nên được tắm 1 lần/ngày, nhưng mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước tắm ở mức độ phù hợp và điều chỉnh thời gian tắm trong khoảng 5 – 10 phút.
Với những trẻ có triệu chứng da viêm loét, khi tắm mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, sau khi tắm cần sử dụng khăn bông mềm sạch để lau khô người cho con trước khi mặc quần áo.
Bổ sung nước cho bé
Tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt thường kèm theo cảm giác khô ngứa. Vậy nên để cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần bổ sung nước cho bé đầy đủ mỗi ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ tăng cường dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc tăng cường cữ bú trong ngày.
- Những trẻ lớn hơn ngoài uống nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ tươi giúp tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ để nâng cao đề kháng cho con.
Dùng kem dưỡng ẩm trị phát ban ở trẻ nhỏ không sốt
Để cải thiện phát ban, khô da, da sưng tấy,… mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng phục hồi da mỗi ngày cho con. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng, mẹ nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các sản phẩm có thành phần lành tính để đảm bảo an toàn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn những sản phẩm phù hợp nhất cho da bé.
Hạn chế tiếp xúc yếu tố kích ứng
Cha mẹ chú ý tránh để trẻ tiếp xúc với một số yếu tố dễ gây kích ứng phát ban da dưới đây để cải thiện bệnh và ngăn ngừa tái phát.
- Tránh tiếp xúc với mạt bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,…
- Bôi kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ để tránh tác động kích thích từ ánh nắng mặt trời.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi, mịn màng, đồng thời lựa chọn các loại bột giặt, nước xả vải có thành phần lành tính, dịu nhẹ cho da trẻ.
- Cha mẹ thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không gian sống xung quanh trẻ để loại bỏ bụi bẩn và tác nhân gây phát ban, đồng thời giúp nhà thông thoáng, sạch sẽ dễ chịu.
- Không để con ăn thực phẩm gây dị ứng. Nếu không chắc về những thực phẩm trẻ bị dị ứng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện làm các bài test, xét nghiệm chất dị ứng.
Sử dụng mẹo dân gian
Mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng phát ban, ngứa ngáy cho con.
- Dùng lá khế: Lá khế chứa nhiều hoạt chất giúp giảm ban đỏ, mụn nhọt. Mẹ chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá khế, sau đó nấu với 2 lít nước và tắm cho con mỗi ngày.
- Lá kinh giới: Loại lá này cũng có tác dụng cải thiện phát ban, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng da, bội nhiễm. Mẹ dùng lá kinh giới đun nước tắm cho con mỗi ngày cho đến khi tình trạng da cải thiện.
- Lá ngải cứu: Tương tự như lá khế và lá kinh giới, ngải cứu được sử dụng trong điều trị mề đay, hăm tã, phát ban không sốt rất hiệu quả. Mẹ cũng lấy 1 nắm lá ngải cứu, đem rửa sạch và đun với 1 lít nước để tắm cho con mỗi ngày 1 lần.
Dùng thuốc theo chỉ định
Đối với những trường hợp phát ban ở trẻ nhỏ không sốt mức độ nặng, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc như:
- Thuốc kháng Histamin.
- Thuốc Corticoid.
- Thuốc chống dị ứng.
Các loại thuốc này có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống. Tuy nhiên, dù loại thuốc nào, phụ huynh cũng cần đảm bảo sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Qua bài viết trên, cha mẹ có thêm kiến thức liên quan đến tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt. Thông qua đó, có những phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Nhưng chuyên gia vẫn khuyến nghị nên thăm khám bác sĩ sớm để đảm bảo áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!